Quan niệm về Cộng sản của Nhật Tiến, từ đó, nhắm mục đích gỡ bỏ mặc cảm và cổ võ cho một con đường trở về chính nghĩa dân tộc cho những người đã từng ôm ấp lý tưởng độc lập cho tổ quốc và tự do cho dân tộc nhưng vì lý do này hay lý do khác đã đứng trong hàng ngũ Cộng sản. Đây là con đường của những người như Định trong Nhóm Lứa, như Năm Tỏa trong Mồ Hôi Của Đá, như viên Đại tá Cộng sản trong Gặp Gỡ Ngày Cuối Năm, như Hoan trong Những Sự Thực Cần Được Nót Ra.
Vê lý thuyết, ý thức chống Cộng đặt căn bản trên nhận thức dân tộc chống ngoại xâmvới ý thức dân tộc và quan niệm về Cộng sản như thế, rõ ràng rất hợp tình hợp lý để tạo ra được một sự kết hợp rộng lớn lực lượng dân tộc ở cả hai miền Nam Bấc, mà theo Nhật Tiến, đó là điều kiện tất yếu để chiến thắng Cộng sản. Nhưng trên thực tế, nhận thức đó sẽ còn gặp khá nhiều trở ngại và hiểu lầm mà như tôi đã gợi ý ở phần đầu của bài này: Đó sẽ là nội dung cuộc đối thoại trong đáy lòng của mỗi người giữa tình cảm và lý trí, giữa tự ái cá nhân và tự ái dân tộc, giữa lịch sử và con người.
Nhưng dù trong đáy lòng của mỗi người hay công khai trên báo chí, nội dung cuộc đối thoại này vẫn hàm chứa những mâu thuẫn lớn nhất trong thời đại chúng ta. Đó là mâu thuẫn lịch sử, mâu thuẫn ý thức hệ, mâu thuẫn dân tộc và tôn giáo. Do đó, dù mục đích của đối thoại là tìm sự đồng nhất, chúng ta vẫn biết rằng đó không phải là việc làm trong một thời gian ngắn. Nhưng đã có cất bước thì vẫn có quyền hy vọng đến nơi.
GÓP Ý VÀ ĐỀ NGHỊ
Đến đây, tôi tự thấy nên đóng góp một số ý kiến vào cuộc đối thoại đang xảy ra hiện nay và sau đó, xin nêu một vài đề nghị. Tôi cảm thấy nếu không làm chuyện này, mình có vẻ tránh né và chỉ là kẻ nói cho nhiều, nhưng chỉ thích nhìn người khác làm. Kiểu như một câu nói châm biếm trong xã hội Cộng sản: 'Lao động là vinh quang. Nhưng anh lao động tôi vinh quang.
Như đã được nêu lên ở phần sau của bài này, nội dung và thái độ đối thoại trong những bài viết nhắm vào những nhận thức mới của Nhật Tiến, đã có những dấu hiệu đáng khích lệ. Hai ông Đỗ Thái Nhiên và Diệu Tần đã cố gắng trình bày tất cả những cảm nghĩ của mình ngay cả những cảm nghĩ gay gắt nhất mà chính hai ông cũng ý thức được rằng, nếu một người nào khác viết về hai ông như vậy, hai ông cũng sẽ cảm thấy đau lòng không ít. Nói cách khác, cuộc đối thoại ngay từ bước đầu, đã được khởi đi trên một căn bản thật thẳng thắn, thật mạnh mẽ, thật chính xác như ông Đỗ Thái Nhiên đã xác định. Từ đó, xem như nội dung và thái độ đối thoại đã được định trước, tôi chỉ xin cố gắng hòa mình vào.
Hai truyện ngắn "Những sự thựccần được nói ra " và "Gặp gỡ ngày cuối năm " cũng như truyện dài "Mồ hôi của đá" mới đây (1989) của Nhật Tiến có cùng một chủ đề, đó là trả lời cho vấn đề căn bản và quan trọng nhất hiện nay: Làm thế nào để giải phóng đất nước và dân tộc ra khỏi tai họa Cộng sản? Câu trả lời, hay đúng hơn là một đề nghị gợi ý, của Nhật Tiến là: "một sự tập hợp lực lượng dân tộc ở cả hai men Nam Bắc nước ta, không phân biệt xuất xứ màu cờ', sắc áo và lập trường chính trị trong quá khứ của họ, miễn là hiện nay tất cả có chung một nhận thức và mang chung một lý tưởng. Nhận thức đó là chủ nghĩa Cộng sản là một chủ nghĩa lỗi thời, phi nhân và phi dân tộc; Lý tưởng đó là quyết tâm xóa bỏ chủ nghĩa Cộng sản để xây dựng một nước Việt Nam độc lập, tự do, nhân bản và thịnh vượng. "
Để chuyên chở một nội dung như thế, trong Gặp gỡ ngày cuố năm, Nhật Tiến đã tạo ra một cuộc trùng phùng sau hơn 30 năm trời xa cách giữa hai nhân vật vốn là hai anh em ruột. Không những chỉ xa cách trong thời gian, họ còn xa cách trên mọi lãnh vực, trong mọi quan niệm. Hơn nữa, họ đang ở trong hai vị trí thù nghịch nhau. Người anh hiện là một Đại tá trong bộ đội miền Bắc; Người em vốn là một sĩ quan trong quân đội miền Nam và đang là một tù cải tạo.
Nhưng người anh, thực ra, đã không đến thăm người em với tình cảm và tư tưởng của một bộ đội hoặc một đảng viên cao cấp của cộng sản dù ông đang mang trên người quân phục và quân hàm Đại tá Cộng sản. Phải hiểu rằng, người anh đã đến thăm người em vớimột tâm sự chất ngất trong lòng. Đó là kinh nghiệm chua xót về con đường bạo lực và căm hờn của Cộng sản mà ông đã theo đuổi suốt 30 năm qua để đổi lấy một hiện trạng quê hương rách nát, bần cùng, đen tối. Đó là thực tế đắng cay về chủ nghĩa và chế độ Cộng sản mà ông đã nhiệt thành tin tưởng và tận tụy phục vụ để bây giờ ông phải thốt ra rằng: chúng nó nêu chiêu bài chống phong kiến bóc lột nhng trong đời sống thực tế chúng nó phong kiến hơn ai hết. Chúng nó nêu khẩu hiệu "Không gì quý hơn Độc lập, Tự do" nhưng chúng nó tước đoạt độc lập, tự do của con người hơn ai hết. Nếu phải dùng danh từ "ngụy" thì chính chúng nó ngụy hơn ai hết... "
Chính đó là lý do ông nói với người em : " chú có một mơ ước về đời sống ấm no, hạnh phúc thì tôi cũng vậy. Và tôi tin rằng nhiều người trên giải đất này cũng đều như vậy. Tại sao không thể nhìn nhận nhau để toan tính một cái gì mới mẻ cho quê hơng.... Trong hàng ngũ của những kẻ mà chú coi là thù nghịch, thật ra vẫn còn ẩn chứa những nhân tố có thể đem áp dụng toán cộng chứ không phải toán trừ. Nếu cứ ôm mãi quan niệm chỉ làm tính trừ, chú sẽ chẳng bao giờ thay đồi được cái xã hội này đâu... "
Rõ ràng tình cảm và tư tưởng của người anh đã chuyển biến để sẵn sàng đứng vào hàng ngũ dân tộc và quay mũi súng vào kẻ thù chung. Đây cũng là trường hợp ông Năm Tỏa trong Mồ hôi của đá, của Định trong Nhóm Lửa. Nói chung là những trường hợp phản tỉnh của những người đã từng đứng trong hàng ngũ Cộng sản. Nhưng với một bức tường thành hận thù, nghi kỵ mà lịch sử đã dựng lên gần nửa thế kỷ qua giữa hai chiến tuyến Quốc gia Cộng sản, người em thoạt đầu đã lạnh nhạt và vẫn tiếp tục giữ một thái độ thù nghịch với người anh. Thái độ thù nghịch dẫn đến cùng độ là ý muốn của người em, nếu có súng, sẽ bắn người anh không tiếc tay. Không ngần ngại, người anh rút khẩu súng ở sau lưng trao cho người em. Nhưng người em đã không bắn. Kết thúc câu chuyện là lời giải thích của viên Đại tá vì sao ông đã có được tự tin rằng người em sẽ không thể nào cầm súng bắn ông:
"Tôi hiểu rõ những con người đã được đào luyện và giáo dục trong xã hội tự do, nhân bản. Chú là em của tôi. Điều đó có nghĩa là dù ở hoàn cảnh nào, trong lòng chú vẫn có những tình cảm máu mủ ruột thịt. Nếu chú được sinh ra và lớn lên xã hội cộng sản, có lẽ tôi đã xử sự theo cách khác."
Câu chuyện được chấm dứt với tình máu mủ anh em đã được nối lại, với tinh thần nhân bản được đề cao và còn hàm ý một cuộc tập hợp lực lượng dân tộc từ những chỗ đứng thù nghịch nhau trong quá khứ là một yếu tố tất yếu để chiến thắng chủ nghĩa Cộng sản.
1. Từ bài toán cộng giữa tả và hữu đến cuộc "hồi tà" của ông Đỗ Thái Nhiên : Nội dung truyện ngắn Gặp gỡ ngày cuối năm của Nhật Tiến rõ ràng như thế, ý thức chống Cộng dựa trên căn bản dân tộc chống ngoại xâm do Nhật Tiến gợi ra minh bạch như thế. Tôi không hiểu bằng cách nào mà nhận thức của ông Đỗ Thái Nhiên đối với một nội dung như thế có thể ngược hẳn lại. Ông Đỗ Thái Nhiên đã viết:
" Đọc "Gặp gỡ ngày cuối năm mọi người đều nhận biết. Đại tá Việt Cộng, đại diện cho nhà cầm quyền cho phe tả. Người tù đại diện cho những người thuộc chế độ VNCH, đại diện cho phe hữu. Bài toán mà Nhật Tên muốn cộng chính là bài toán cộng giữa tả và hữu tại Việt Nam... '!
Ở một đoạn khác, ông Đỗ Thái Nhiên kết luận:
"Gặp gỡ ngày cuối năm " là một truyện đầu voi đuôi chuột! Truyện này đã mở đầu bằng bài toán cộng tả và hữu để toan tính một cái gì mới mẻ cho quê hương nhng lại kết thúc bằng một cuộc làm hòa giữa hai anh em để ngay sau đó người anh dẫn người em đi "hồi tà"!... " Gặp gỡ ngày cuối năm" hiển nhiên chỉ là truyện cổ võ cho một cuộc "Hồi tà" !
Ngày trước, có người đã nói: Phê bình là sáng tác. Không hiểu khi nói câu đó, tác giả của câu nói đó có phải đã tiên tri được trường hợp phê bình của ông Đỗ Thái Nhiên ?
Không những chỉ là sáng tác, nghĩa là chỉ nhận thức và phê phán khác với nội dung mà Nhật Tiến muốn truyền đạt, ở đây những nhận thức và suy luận của ông Đỗ Thái Nhiên đã ngược hẳn lại và còn hàm ý chỉ trích lập trường và thái độ chính trị của Nhật Tiến mà điều này, trong thời buổi phức tạp hiện nay, nó rất nguy hiểm và do đó, nó mang tính chất ác độc.
Chẳng hạn vì không nhận ra được con người dân tộc của nhân vật Đại tá Cộng sản, cũng như không hiểu được ý nghĩa của sự nhìn nhận nhau giữa người anh Đại tá cộng sản và người tù cải tạo quốc gia là hình ảnh của sự tập hợp lực lượng dân tộc gồm những người đến từ những chỗ đứng khác nhau trong quá khứ nhưng hiện nay cùng chung một lý tưởng xóa bỏ chế độ Cộng sản để xây dựng một quê hương mới, ông Đỗ đã cho rằng Nhật Tiến thiên vị khi "đặt hai nhân vật trong truyện ở vào hai vị trí cao và thấp sai biệt rõ rệt. bên này là đại tá, bên kia là tù, bên này là anh, bên kia là em. Ông Đỗ cũng ngụ ý cho rằng nhận thức của Nhật Tiến chỉ là một lời kêu gọi xóa bó hận thù giữa quốc gia và cộng sản, chỉ là một bài toán cộng giữa tả và hữu...., một cuộc hồi tà !"
Từ đó, ông chê trách một cách sai lầm rằng Tại sao lời kêu gọi xóa bỏ hận thù không nhắm vào CSVN mà lại nhắm vào những người tù trên răng vỡ dưới khố rách... Ông Đỗ quên rằng người nói ra lởi kêu gọi hãy nhìn nhận nhau chính là viên Đại tá Cộng sản, người đang thực hiện lời kêu gọi ấy bằng cách từ bỏ chủ nghĩa cộng sản để trở về với hàng ngũ dân tộc mà trong đó phần lớn hiện nay là những người thù nghịch cũ của ông ngày trước.
Đặc biệt, ông Đỗ Thái Nhiên đánh giá những nhận thức kiểu trong Gặp gỡ ngày cuối năm của Nhật Tiến chỉ là nhằm đổi lấy an thân hoặc nhắm được tiếng là bao dun, là độ lượng, hoặc chỉ là tâm lý của những kẻ ngại chống Cộng.
Không hiểu ông Đỗ Thái Nhiên nghĩ thế nào chứ theo tôi, cứ như hiện nay, tôi sợ không còn ai ngại chống cộng nữa. Bởi lẽ:
- Cuộc chống Cộng tuy vẫn xảy ra và tiếp diễn, nhưng người khác chịu gian khổ, tù đày, chết chóc còn chúng ta, cùng lắm, chỉ đóng góp một ít nước bọt vì nói khá nhiều và một ít giấy mực để viết bài hô hào kẻ khác chống Cộng. Do đó, không có gì đáng ngại lắm;
- Tuy cũng mất thì giờ, nhưng thường thì dàn xếp vào cuối tuần gọi là chống Cộng cuối tuần, đã không gian khổ mà còn vui nữa nên cũng chàng có gì mà đáng ngại;
- Chống Cộng như bơi xuôi theo gióng nước, chỉ nói những gì người khác thích nghe, còn Cộng sản thì ở tận bên kia trái đất không cách nào có thể làm hại mình được. Như vậy có gì nguy hiểm mà phải ngại.
Từ một thực tế chống Cộng như thế, tôi nghĩ rằng không có gì mà người ta phải ngại chống Cộng như ông Đỗ chê trách ! Do đó, vấn để không nằm ở chỗ nhằm đổi lấy an thân hoặc nhằm được tiếng là bao dung, là độ lượng. Điểm căn bản mấu chốt nhất trong công cuộc chống Cộng hiện nay là làm sáng tỏ được chính nghĩa và tập hợp được lực lượng dân tộc ở cả hai miền. Đó sẽ là một cuộc cách mạng lật đổ vĩnh viễn chế độ Cộng sản vì không phải chỉ xuất phát từ bên ngoài mà còn bùng nổ từ trong lòng của chế độ đó bởi những người đã từng nhiệt thành tin tưởng và tận tụy phục vụ.
Tôi nghĩ, đó là tất cả ước muốn của Nhật Tiến được thể hiện qua ý thức chống Cộng trên căn bản dân tộc chống ngoại xâm của ông. Và không phải nhằm đổi lấy an thân như ông Đỗ Thái Nhiên trách, mà ngược lại, Nhật Tiến đã biết trước và sẵn sàng gánh chịu như hiện đang gánh chịu những gì đang xảy ra.
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét