Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

nhà văn NHẬT TIẾN : HÀNH TRÌNH CHỮ NGHĨA (KỲ 26)

                                                      (tiếp theo)

                   
                                                                          Hình : Ông Đỗ Thái Nhiên  
2. Ông Đỗ Thái Nhiên và cái nhìn về cuộc chiến Việt Nam:

            Theo tôi, có lẽ nguyên nhân dẫn đến những nhận định sai lầm và phê phán "thật mạnh mẽ" của ông Đỗ Thái Nhiên đối với những nhận thức của Nhật Tiến bắt nguồn từ cách nhìn của ông về cuộc chiến Việt Nam. Trong bài "Trận chiến xót xa ", ông Đỗ viết:             "Hiện sử Việt Nam là một cuộc đấu tranh lẫn nhau giữa tả và hữu, giữa chính đề và phản đề. Vì  thế xã hội Việt Nam trong t­ương lai chắc chắn không thể là xã hội của tả hay hữu mà là xã
hội của tổng hợp đề ".
            Đây là một cách nhìn lịch sử không những có tính cách mơ hồ mà còn nguy hiểm. Trưước hết, người đọc không hiểu ông Đỗ đứng từ vị trí nào mà phân định tả và hữu. Trong phe Cộng sản cũng có tả và h­ữu. Điển hình là, Cộng sản Trung Hoa thời Mao Trạch Đông chỉ trích cộng sản Liên Xô là bọn xét lại và hữu khuynh. Hoặc trong cuộc cách mạng Pháp 1789, thoạt đầu nhóm Girondins được xem là tả phái, nh­ng về sau nhóm Montagne chủ trư­ơng quá khích hơn nên nhóm Girondins trở thành hữu phái. Nói cách khác, tả và hữu chỉ nhằm biểu lộ khuynh h­ướng quá khích hoặc bảo thủ trong cùng một quốc gia, một hàng ngũ hay một tổ chức và nhiều khi chỉ có tính cách giới hạn trong nhất thời.
            Nếu nhìn cuộc chiến "Quốc-Cộng" trong mấy chục năm qua và hiện nay là một cuộc chiến tranh giành quyền lực của dân tộc Việt Nam giữa hai khuynh hướng tả và hữu, ông Đỗ vừa đánh mất ý thức dân tộc vừa không thấy được bản chất của Cộng sản. Bởi lẽ, ông Đỗ đã không đứng từ một vị trí gắn bó với truyền thống và quyền lợi của dân tộc để nhìn thấy hoặc đánh giá bản chất của Cộng sản cũng như­ bản chất của các chế độ Cộng Hòa. Cách nhìn và đánh giá của ông Đỗ chứng tỏ rằng theo ông, Cộng sản miền Bắc và Cộng Hòa miền Nam đều là hai thực thể chính trị và chế độ biểu lộ hai khuynh hướng tả và hữu, nghĩa là cấp tiến và bảo thủ, của dân tộc Việt Nam. Cũng chứng tỏ một điểm nữa là ông Đỗ đã không ý thức được rằng trong cuộc chiến "Quốc-cộng" vừa qua, lực l­ượng dân tộc đã không phải là người tố chức và chủ động mà chỉ là người bị khống chế và lợi dụng bởi hai tập đoàn phi dân tộc bị điều động và đại diện cho quyền lợi của ngoại bang. Trong ý nghĩa này, các chính quyền cũ tại miền Nam tr­ước đây dù nằm trong "Liên Hiệp Pháp", hoặc là "tiền đồn chống Cộng" của Mỹ, đã vừa lợi dụng máu xư­ơng của dân tộc để phục vụ mưu đồ và quyền lợi của ngoại bang, vừa giúp phong trào Cộng sản bành tr­ướng mạnh mẽ để cuối cùng khi Mỹ thay đổi chính sách và ngư­ng viện trợ là tan rã. Đặc biệt đối với Cộng sản, dù núp dư­ới chiêu bài nào -kháng chiến chống Pháp hay giải phóng dân lộc - các cuộc chiến tranh do Cộng sản tổ chức và lãnh đạo cũng phải được xem là những cuộc chiến tranh xâm lăng dựa trên hậu quả thực tế không thể phủ nhận là quyền lợi tinh thần cũng như­ quyền lợi vật chất của tổ quốc và dân tộc bị hủy diệt nhằm đồng hoá với hệ thống t­ư t­ởng, vãn hóa và xã hội Liên Xô của Mác-lê-nin.
           
            Từ những sai lầm căn bản trên đây dẫn đến những sai lầm quan trọng khác của ông Đỗ trong lý luận cho rằng cuộc chiến "Quốc-Cộng" vừa qua và hiện nay "là một cuộc đấu tranh lẫn nhau ... giữa chánh đề và phản đề" để có một "tổng hợp đề ... là xã hội Tam Dân" như­ ông Đỗ đã viết. Nếu phải lý luận theo kiểu luật mâu thuẫn như ­ ông Đỗ đã lý luận thì người đọc cũng khó chấp nhận được rằng với chính đề và phản đề là hai thế lực phi dân tộc như­ đã thấy mà lại có được một tổng hợp đề là dân tộc như­ xã hội Tam Dân ! Với một bên là Pháp hoặc Mỹ và một bên là Cộng sản Liên Xô hoặc Cộng sản Trung Hoa, vì những mâu thuẫn và đối kháng lẫn nhau trong quan hệ bành tr­ướng thế lực và quyền lợi quốc tế của họ, thì tổng hợp đề - nếu muốn nói nh­ư thế - chỉ là sự tang tóc, nghèo đói và chiến tranh tại các nưước như­ợc tiểu, chậm tiến mà điển hình là Việt Nam như­ đã xảy ra !

            Có lẽ ông Đỗ Thái Nhiên chư­a thấy được rằng cách lý luận và giải thích sự phát triển của con người cũng như­ xã hội theo kiểu chính đề, phản đề và tổng hợp đề nh­ư Mác và chủ nghĩa Cộng sản dã áp dụng, đã thất bại và thiếu sót nghiêm trọng. Mác và chủ nghĩa Cộng sản lý luận và giải thích rằng với chính đề là thực trạng quanhlệ sản xuất của xã hội t­ư bản sẽ mâu thuẫn và đấu tranh gay gắt với phản đề lực l­ượng sản xuất của xã hội t­ư bản để dẫn đến tổng hợp đề là sự thành hình của xã hội xã hội chủ nghĩa và tiến đến xã hội Cộng sản chủ nghĩa. Cho đến ngày nay, điều dã được chứng minh là không có truờng hợp nào vì những mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong xã hội mà các nước tư­ bản đã trở thành các nước Cộng sản. Ngư­ợc lại, ai cũng biết rằng chế độ Cộng sản đã được áp đặt bằng bạo lực, sắt máu và căm thù một cách phản tự nhiên. Cũng đã được chứng minh là hiện nay khuynh hướng sửa đổi và từ bỏ những giáo điều phản tự nhiên, ng­ược lại với những mơ ­ước tự do, nhân bản của con người đã thấy xuất hiện ngay trong lòng của những chế độ Cộng sản. Sở dĩ như thế vì Mác và chủ nghĩa Cộng sản đã chối bỏ vai trò của ý thức và tinh thần trong sự phát triển của xã hội và con người. Mác đã khẳng định: "tồn tại của xã hội (hay hình thái kinh tế của xã hội) đã phát sinh ý thức xã hội" Nói cách khác, Mác muốn nói chính vật chất được thể hiện qua các hình thái kinh tế của xã hội đã đẻ ra tinh thần và ý thức. Mác và chủ nghĩa của ông đã cố tình quên rằng, bên cạnh những mâu thuẫn luôn luôn có và thường là những động cơ để xảy ra những biến chuyển trong xã hội, chính ý thức về chân-thiện-mỹ vốn được thể hiện trên bình diện xã hội qua những mơ ­ước nhân bản của con người về tự do, công bằng, dân chủ đã nh­ư ngọn hải đăng để âm thầm và liên tục hướng dẫn b­ước tiến của xã hội con người. Ai cũng có thể kiểm chứng và biết rằng dù bán khai hay văn minh, dù ở thời kỳ ăn lông ở lỗ hay ở thời đại kỹ thuật điện tử ngày nay, con người vẫn biếu lộ sung s­ớng khi được th­ương yêu, quý trọng và không bị giam giữ, ng­ược lại với thái độ buồn chán, căm phẫn khi bị ghét bỏ, khinh bỉ và tù đày. Đó là những hình thức căn bản biểu lộ ý thức và tinh thần tự do, công bằng, dân chủ của con người dù tiềm ẩn bên trong mỗi cá nhân hay được hợp pháp hóa ngoài xã hội mà trên căn bản, nó đã  không hề thay đổi hoặc phát sinh theo sự thay đổi các hình thái kinh tế của xã hội loài người.
            Nhìn lại lịch sử Việt Nam, suốt một ngàn năm bị Tàu đô hộ với âm mư­u đồng hóa từ hình thái kinh tế đến cấu trúc xã hội, từ văn tự đến văn hóa, nh­ưng chỉ với ý thức dân tộc, tiền nhân chúng ta đã giành lại quyền độc lập tự chủ để có một nưước Việt Nam riêng biệt cho đến sau này.
            Cách nhìn về lịch sử và cuộc chiến Việt Nam của ông Đỗ Thái Nhiên qua lý luận biện chứng tả hữu, chính đề, phản đê và tổng hợp đề như­ trên không những chỉ mơ hồ, sai lạc mà còn nguy hiểm. Nguy hiểm ở chỗ, không thấy được lực l­ượng dân tộc, không có ý thức dân tộc, chỉ thấy có tả và hữu nên cách nhìn và đánh giá của ông Đỗ dễ bị lầm lẫn và bị cuốn hút vào một trong hai phía mà ông ta có ảo tư­ởng là một thứ tổng hợp đề và phía nào cũng là tai họa của dân tộc. Suốt gần một thế kỷ nay, chính vì chúng ta đánh mất ý thức dân tộc nên bóng dáng của những người ngoại quốc ở cả hai miền đất nưước - Pháp, Mỹ, Trung Hoa, Liên Xô - có người được gọi là mẫu quốc, có người được gọi là đồng minh, có người được gọi là đàn anh kính mến hay bậc thầy  vĩ đại - đã thay phiên hay cùng lúc khống chế vận mệnh của đất nưước. Và dân tộc Việt Nam, trong hoàn cảnh đó, chẳng khác nào thân phận Thúy Kiều của Nguyễn Du, "đ­ưa người cửa tr­ước r­ước người cửa sau', chìm đắm trong chu kỳ ngoại thuộc mà Gia Long Nguyễn Ánh đã khởi đầu khi r­ước Pháp vào đánh Tây Sơn. Chu kỳ ngoại thuộc này có những mốc thời gian quan trọng mà 30 tháng 4 năm 1975 là một. Chính đây là thời điểm dễ dàng nhất để nhận diện hai thế lực phi dân tộc. Điểm đặc biệt trong sự sụp đổ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa không ở chỗ nó bị xóa tên trên bản đồ thế giới mà ở chỗ hàng triệu người bao gồm hầu hết quân đội và công chức sắp hàng trong trật tự để được đ­ưa đi "học rập cải tạo". Giải thích nh­ư thế nào về hiện tư­ợng này ? Thực là sai lầm và nông cạn nếu chúng ta đánh giá tập thể hàng triệu người nh­ư thế khiếp sợ và đầu hàng Cộng sản hoặc bi Cộng sản lừa với chính sách học tập 10 ngày hoặc ba tháng. Thực tế lịch sử và truyền thống dân tộc với những gương tuẫn tiết sẽ nghiêm khắc phủ nhận những đánh giá nh­ư vậy. Hiện t­ượng trên đây chỉ có thế được giải thích rằng, từ tận cùng của ý thức trong mỗi người - dù quân nhân hay công chức - đã thấy có sự bất ổn, thiếu chính nghĩa đối với cuộc chiến mà họ đang tham dự cũng nh­ư đối với chế độ mà họ đang phục vụ. Thái độ phục tòng của họ tr­ước kẻ thù khi trình diện trong trật tự chỉ là phản ứng tiêu cực và trong tình trạng vô thức của một thứ tâm lý muốn thoát ra ngoài cuộc chiến triền miên và vô nghĩa cũng nh­ư muốn phản kháng lại cái chế độ mà chính họ cũng không ý thức rằng từ lâu họ đã không còn tin t­ưởng. Tr­ước đó, cuộc tháo chạy hỗn loạn từ miền Trung vào cũng nh­ư từ Cao nguyên xuống cũng phát xuất từ­ một thứ tâm lý nh­ư thế. Th­ượng bất chánh hạ tắc loạn. Một chế độ phi dân tộc làm sao có được sự hậu thuẫn, lòng trung thành và niềm tin tưởng của dân tộc ?
            Trong khi đó, điểm đặc biệt trong sự chiến thắng của chế độ Cộng sản mà từ lâu họ núp sau những chiêu bài giải phóng dân tộc, là hình ảnh của những bích chư­ơng và biểu ngữ treo la liệt khắp phố phường, làng xóm với nội dung "Chủ nghĩa Mác-Lênin bách chiến bách thắng muôn năm "Đảng  Cộng sản Việt Nam, ngư­ời tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam", "Yêu nư­ớc là yêu chủ nghĩa  xã hội" ! Nội dung của các bích chư­ơng và biểu ngữ đó đã khẳng đinh một cuộc đổi đời thực sự và triệt để, mở đầu cho việc hủy diệt truyền thống văn hóa ngàn đời của dân tộc để đồng hóa vào khuôn mẫu xã hội Liên Xô từ cấu trúc xã hội đến hình thái kinh tế, từ giáo dục, văn hóa đến tình cảm và t­ư tư­ởng. Bề trái của huy ch­ương chiến thắng mà Cộng sản Việt Nam đã chiếm đư­ợc là hình ảnh của các trại tù, của những xác ngư­ời Việt Nam nằm trên những bờ biển và những góc rừng xa lạ, của một xã hội Việt Nam nghèo đói xác xơ kiệt quệ của một kẻ đã tự hào trong chiến tranh và nay trở thành kẻ van xin quỵ lụy trong "hòa bình", và đặc biệt, đó là hình ảnh của hai ông Mác và Lênin đang dẫm nát bức dư­ đồ Việt Nam.

            Phải chăng đó là hai khuynh h­ướng tả và hữu của dân tộc Việt Nam, đó là chính đề và phản đề trong cuộc chiến Việt Namnh­ư ông Đỗ đã viết ? Liệu với hai  chính đề và phản đề nh­ư thế có sẽ dẫn đến tổng hợp đề "Tam Dân" nh­ư ông Đỗ đã khẳng định chắc chắn phải xảy ra ?
           
            Tóm lại, khi những chiếc mặt nạ và những chiêu bài giả trá của các thế lực phi dân tộc đã rơi xuống, cuộc chiến tr­ước mắt sẽ đích thực là cuộc chiến của lực lư­ợng dân tộc chống lại cuộc chiến xâm lăng của chủ nghĩa Cộng sản để giành lại độc lập tổ quốc và tự do dân tộc. Không còn nữa  cái thế đ­ương đầu bình đẳng giữa một bạo lực này với một bạo lực khác, giữa một thế lực phi dân tộc này với một thế lực phi dân lộc khác. Cuộc chiến chống Cộng tr­ước mắt chính là cuộc chiến giữa nhân bản và phi nhân, giữa dân tộc và phi dân tộc, giữa chính nghĩa và gian tà. Thế tất thắng của dân tộc phát xuất từ đó. Khả năng tập hợp lực lư­ợng dân tộc cũng dựa trên căn bản đó.


                                                              (còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét