Nói cho đúng ra, cũng không phải vì thái độ bất xứng của ông ta mà Lầu có lòng nghi ngờ cái “Chính nghĩa Quốc gia”. Tuy nhiên, cái chính nghĩa ấy cũng chỉ đem lại cho gã cái cảm giác đẹp chứ không gây được trong lòng gã sự sôi nổi, cuồng nhiệt để có thể khiến cho gã chỉ cần nghĩ đến là đã có được một niềm tin vững vàng. Có nhiều đêm, gã thao thức nằm suy nghĩ một mình. Gã tự hỏi mình chiến đấu cho ai? Những kẻ đồng đội ngã xuống, những thằng bạn thân thiết dâng hiến một cẳng chân, một cánh tay, một khúc ruột, tất cả đã vì cái gì? Vì mấy ông chính khách ư? Họ ở xa quá tầm ý nghĩ của những người như gã. Vì bộ quần áo đồng phục gã mang trên mình ư? Đó chỉ là ý niệm mơ hồ. Và càng mơ hồ hơn nữa khi có những cấp chỉ huy cũng mặc đồng phục như thế nhưng lại tàn nhẫn với lính, hống hách với mọi người chung quanh, coi cái quyền chỉ huy như một đặc ân được trời phú cho để thỏa mãn lòng ích kỷ, tham lam của mình.
Rút cục, Lầu chỉ còn tìm ra được cái kết luận rất đơn giản để tạm thời thỏa mãn cho chính mình: Đó là chiến đấu để tự bảo vệ! Thế thôi! Bởi vì trong một cuộc xung đột, kẻ ngập ngừng là kẻ bị hạ trước tiên. Vậy nếu muốn sống thì hãy biết chiến đấu một cách can đảm. Điều này, có lẽ bọn thằng Há, thằng Bình cũng chỉ bị ràng buộc đến thế mà thôi. Chứ chúng nó biết mẹ gì về “Cộng Sản”. Cho nên, nhìn kỹ lại, toàn thể chúng nó chỉ là những nạn nhân bèo bọt của một guồng máy lớn đang chuyển mình. Những bàn tay bấm nút ở tận tít mù đâu đó, có khi chẳng thuộc cùng màu da, cùng ngôn ngữ như chúng nó. Và khi các bánh xe của guồng máy bắt đầu quay tròn, thì thịt da, xương máu của lứa tuổi như gã bây giờ bắt đầu thấm xuống, khiến cho mảnh đất quê hương đã điêu tàn lại càng thêm điêu tàn hơn nữa.
Thấy gã lâu không cất tiếng, lão Đối lại nói:
- Tình hình sắp biến đổi, họ đang sửa soạn đánh lớn, anh cho chị với bà cụ về quận ở chớ?
Lầu thở dài:
- Bà cụ nhất định không đi.
- Thế cũng phải. Nhà đấy, đất đấy, đi thì lấy gì sinh sống. Mà cũng gần đất xa trời rồi. Chết thì ở đâu cũng chết. Nhưng chết ở nơi chôn nhau cắt rún vẫn hơn chớ.
- Bác lý luận y hệt bà cụ nhà cháu. Chỉ kẹt một nỗi là bả không đi thì nhà cháu nó cũng không đi.
- Thôi anh cứ yên trí đi. Rồi chúng tôi trông nom giùm cho. Nói vậy chớ bọn già tụi tui cũng còn được việc lắm đó chớ.
- Thì phải nhờ bác, nhờ bà con là cái chắc rồi.
- Chừng nào chị ấy sanh?
- Dạ, ước chừng một, hai tháng nữa .
- Thôi thế ráng mà giữ mình, kẻo rồi khổ vợ, khổ con.
- Cám ơn bác.
Lát sau, Lầu xách súng từ biệt vợ để trở lên con đường nhựa bóng loáng, lượn khúc giữa hai bên bờ ruộng mạ mọc xanh um. Trời bắt đầu tối dần. Bầu không khí êm ả của buổi hoàng hôn trên đồng vắng, nếu vào những năm thanh bình thì là cả một bức tranh tuyệt đẹp mà thiên nhiên dành cho con người. Nhưng ở vào cái giai đoạn đau thương này, bóng tối mỗi lúc một lan tới thì sự sợ hãi, kinh hoàng lại đè nặng lên tâm tư tất cả mọi người. Giữa cái khung cảnh yên tĩnh một cách lạ thường ấy, Lầu bỗng cảm thấy rợn người lên. Vì rất có thể tại một lùm cây nào đó ở chung quanh gã, một họng súng đang ngắm gã rình mò. Biết đâu, trong một giây rất mau chóng gã sẽ chẳng làm mồi cho những viên đạn vô tình, nhỏ bé nhưng vô cùng ác liệt. Chỉ những phút sợ bị bắn lén như thế, Lầu mới cảm thấy cái sợ len lỏi, thấm sâu vào từng thớ thịt.
Một cơn gió nhẹ thoảng qua, gã chợt rùng mình. Trên cánh tay đen bóng như tượng đồng hun của gã chợt nổi lên từng cụm gai nhỏ như trên da gà. Lầu liếc mắt nhìn xuống và gã bỗng mỉm cười. Gã thấy mình vô lý khi tự du vào một cơn sợ hãi vu vơ. Để chữa thẹn với chính mình, gã ngồi phệt xuống bệ cỏ, ghếch khẩu súng qua một bên rồi móc túi lấy thuốc hút. Những sợi khói xanh lơ bay theo chiều gió nhẹ. Cơn gió mơn man trên cổ gã lùa qua lần áo làm khô thật nhanh lớp mồ hôi nhớp nháp trên làn da, đem lại cho gã một cảm giác thú vị. Gã cao hứng nằm ngả dài lên nệm cỏ. Phảng phất lâu đó, mùi đất ẩm xen lẫn mùi mạ non bay thoang thoảng. Gã hít những hơi thật dài như muốn đem cả quê hương thân yêu vào buồng phổi. Mặt gã ngửa lên cao. Bầu trời đang đổi sang mầu tím. Những đám mây trắng trôi lềnh bềnh kéo theo từng giải đứt quãng. Rặng núi Trường Sơn phía đằng xa đang chìm sâu trong một lớp sương mỏng. Ánh hoàng hôn bây giờ chỉ còn là một mầu đỏ ửng chen với sắc lam tím ở cuối chân trời. Đột nhiên Lầu cất tiếng hát, những câu hát kéo gã lùi trở lại dĩ vãng năm, bẩy năm về trước, cái thuở mà gã còn là đứa bé chăn trâu.Thằng Há, thằng Đực cũng chỉ là những đứa bé cùng thở hít bầu không khí trong lành mát rượi này với tất cả tấm lòng thiết tha với thôn xóm, với cả từng cụm hoa dại mọc rải rác ở đâu đó trên khắp cánh đồng mông mênh bát ngát....
Rút cục, Lầu chỉ còn tìm ra được cái kết luận rất đơn giản để tạm thời thỏa mãn cho chính mình: Đó là chiến đấu để tự bảo vệ! Thế thôi! Bởi vì trong một cuộc xung đột, kẻ ngập ngừng là kẻ bị hạ trước tiên. Vậy nếu muốn sống thì hãy biết chiến đấu một cách can đảm. Điều này, có lẽ bọn thằng Há, thằng Bình cũng chỉ bị ràng buộc đến thế mà thôi. Chứ chúng nó biết mẹ gì về “Cộng Sản”. Cho nên, nhìn kỹ lại, toàn thể chúng nó chỉ là những nạn nhân bèo bọt của một guồng máy lớn đang chuyển mình. Những bàn tay bấm nút ở tận tít mù đâu đó, có khi chẳng thuộc cùng màu da, cùng ngôn ngữ như chúng nó. Và khi các bánh xe của guồng máy bắt đầu quay tròn, thì thịt da, xương máu của lứa tuổi như gã bây giờ bắt đầu thấm xuống, khiến cho mảnh đất quê hương đã điêu tàn lại càng thêm điêu tàn hơn nữa.
Thấy gã lâu không cất tiếng, lão Đối lại nói:
- Tình hình sắp biến đổi, họ đang sửa soạn đánh lớn, anh cho chị với bà cụ về quận ở chớ?
Lầu thở dài:
- Bà cụ nhất định không đi.
- Thế cũng phải. Nhà đấy, đất đấy, đi thì lấy gì sinh sống. Mà cũng gần đất xa trời rồi. Chết thì ở đâu cũng chết. Nhưng chết ở nơi chôn nhau cắt rún vẫn hơn chớ.
- Bác lý luận y hệt bà cụ nhà cháu. Chỉ kẹt một nỗi là bả không đi thì nhà cháu nó cũng không đi.
- Thôi anh cứ yên trí đi. Rồi chúng tôi trông nom giùm cho. Nói vậy chớ bọn già tụi tui cũng còn được việc lắm đó chớ.
- Thì phải nhờ bác, nhờ bà con là cái chắc rồi.
- Chừng nào chị ấy sanh?
- Dạ, ước chừng một, hai tháng nữa .
- Thôi thế ráng mà giữ mình, kẻo rồi khổ vợ, khổ con.
- Cám ơn bác.
Lát sau, Lầu xách súng từ biệt vợ để trở lên con đường nhựa bóng loáng, lượn khúc giữa hai bên bờ ruộng mạ mọc xanh um. Trời bắt đầu tối dần. Bầu không khí êm ả của buổi hoàng hôn trên đồng vắng, nếu vào những năm thanh bình thì là cả một bức tranh tuyệt đẹp mà thiên nhiên dành cho con người. Nhưng ở vào cái giai đoạn đau thương này, bóng tối mỗi lúc một lan tới thì sự sợ hãi, kinh hoàng lại đè nặng lên tâm tư tất cả mọi người. Giữa cái khung cảnh yên tĩnh một cách lạ thường ấy, Lầu bỗng cảm thấy rợn người lên. Vì rất có thể tại một lùm cây nào đó ở chung quanh gã, một họng súng đang ngắm gã rình mò. Biết đâu, trong một giây rất mau chóng gã sẽ chẳng làm mồi cho những viên đạn vô tình, nhỏ bé nhưng vô cùng ác liệt. Chỉ những phút sợ bị bắn lén như thế, Lầu mới cảm thấy cái sợ len lỏi, thấm sâu vào từng thớ thịt.
Một cơn gió nhẹ thoảng qua, gã chợt rùng mình. Trên cánh tay đen bóng như tượng đồng hun của gã chợt nổi lên từng cụm gai nhỏ như trên da gà. Lầu liếc mắt nhìn xuống và gã bỗng mỉm cười. Gã thấy mình vô lý khi tự du vào một cơn sợ hãi vu vơ. Để chữa thẹn với chính mình, gã ngồi phệt xuống bệ cỏ, ghếch khẩu súng qua một bên rồi móc túi lấy thuốc hút. Những sợi khói xanh lơ bay theo chiều gió nhẹ. Cơn gió mơn man trên cổ gã lùa qua lần áo làm khô thật nhanh lớp mồ hôi nhớp nháp trên làn da, đem lại cho gã một cảm giác thú vị. Gã cao hứng nằm ngả dài lên nệm cỏ. Phảng phất lâu đó, mùi đất ẩm xen lẫn mùi mạ non bay thoang thoảng. Gã hít những hơi thật dài như muốn đem cả quê hương thân yêu vào buồng phổi. Mặt gã ngửa lên cao. Bầu trời đang đổi sang mầu tím. Những đám mây trắng trôi lềnh bềnh kéo theo từng giải đứt quãng. Rặng núi Trường Sơn phía đằng xa đang chìm sâu trong một lớp sương mỏng. Ánh hoàng hôn bây giờ chỉ còn là một mầu đỏ ửng chen với sắc lam tím ở cuối chân trời. Đột nhiên Lầu cất tiếng hát, những câu hát kéo gã lùi trở lại dĩ vãng năm, bẩy năm về trước, cái thuở mà gã còn là đứa bé chăn trâu.Thằng Há, thằng Đực cũng chỉ là những đứa bé cùng thở hít bầu không khí trong lành mát rượi này với tất cả tấm lòng thiết tha với thôn xóm, với cả từng cụm hoa dại mọc rải rác ở đâu đó trên khắp cánh đồng mông mênh bát ngát....
CHUƠNG 3
Cái tin thằng Bình bị bắn chết ở trên cầu vào hồi nửa đêm bữa trước vẫn còn làm xôn xao dư luận quanh mấy vùng, nhất là ở ngoài phố chợ. Bởi vì so với những loại du kích xã cắc ké khác, thằng Bình là một nhân vật nổi bật. Điều thứ nhất là vì tuổi nó nhỏ, thân hình của nó lại còn nhỏ hơn nữa. Vậy mà thành tích của nó lại lớn hơn bất cứ một anh du kích xã nào. Chiến công đầu tiên của nó là vụ lợi dụng lòng tin của mấy anh dân vệ xã nên đã chớp được khẩu súng chuồn ra bưng. Sau đó liên tiếp nó tham dự vào nhiều vụ thảm sát khác: hai lần giật mìn những chuyến xe lam di chuyển qua quốc lộ, một lần bắn sẻ trọng thương tiểu đội trưởng Dân vệ Nguyễn Bá Phúc, ba lần đột kích cầu chợ Lùng. Danh tiếng của nó lẫy lừng quanh mấy ấp.
Trong túi của nó có hai tờ giấy tuyên dương của Huyện ủy, một giấy ban khen của Tỉnh ủy, nó lại có cả một bức ảnh chụp kỷ niệm trong kỳ đoạt giải thi đua dũng sĩ diệt Mỹ nữa. Bây giờ nó ngã xuống, xác của nó được kéo về cửa phòng thông tin, xế đồn Dân vệ. Nó bận một manh áo phong phanh vá chằng vá đụp, chiếc quần đùi ngắn cũn cỡn lúc may không tốn hơn một vuông vải, vậy mà hai mảnh mông ~~~ cũng phải đắp lại bằng hai miếng vải khác mầu. Mái tóc thằng bé bù xù, khuôn mặt xanh xao, hai gò má hốc hác, những ống chân, tay khẳng khiu như những ống sậy. Hình ảnh ấy nom thật thê thảùm, đúng như lời khuyên của lão Đối với thằng Đực hôm nào:
- Mầy theo ai mặc cha mầy! Mà điều đi với bên đây thì còn có đôi giầy, cái áo mà bận. Chớ qua bên đó chết trần, chết truồng, ai thương!
Câu nói thật đã thể hiện một cách thê thảm cái tâm trạng của đám quần chúng khốn cùng ở thôn ấp sau bao nhiêu năm bị lôi cuốn triền miên vào vòng lao lung của khói lửa. Chủ nghĩa ở bên kia, lý tưởng ở bên này, những lời nói ngon ngọt Tự Do, Dân Chủ, Hòa Bình, Giải Phóng, Dân Tộc, Chủ Quyền và những gì gì nữa trải bao nhiêu năm vẫn chỉ là những cái bánh vẽ. Những cái bánh vẽ chẳng đem lại cho đám nông dân nghèo khó thêm cơm, thêm áo nhưng trái lại có thừa quyền uy để bắt người dân đã đói lại đói thêm, đã nghèo lại nghèo thêm, và rốt cuộc thôn làng đã trở thành một nơi xơ xác, điêu tàn. Nhưng nhà cửa sụp đổ sẽ còn có cơ hội xây dựng lại, ruộng đất bỏ hoang sẽ còn có ngày được cầy cấy, còn cái sự phá sản tình yêu thương bà con làng xóm, tình nghĩa đồng bào trong chia rẽ, thù hận thì biết đến bao giờ mới hàn gắn lại được đây?
Về điểm này lão Đối là người cảm thấy rõ nhất. Lão đã chứng kiến những con mắt hận thù của chính những kẻ mang cùng một máu mủ ruột thịt. Lão cũng đã chứng kiến những tâm hồn bị tàn phá và hủy hoại đến không còn mảy may biết xúc động là gì. Bởi vì họ đã mất hết, kể cả người thân lẫn sản nghiệp. Mất đến không còn gì để mà mất nữa. Tâm hồn của họ đã tới mức chai lì.Trong những giấc ngủ chập chờn hàng đêm, mọi người đã chúi đầu trong những căn hầm đào sâu dưới đất. Nếu đêm trước có đụng độ thì đến sáng ra, nhìn khung cảnh tàn phá trước mặt, họ đã thấy ác mộng không phải chỉ xảy đến như trong một giấc mơ mà đã đi vào đời sống. Như đôi mắt người này đã thực sự mù, đôi tai kẻ kia đã rỉ máu. Cẳng chân, cánh tay của ai đó nằm rơi vãi. Và kinh hoàng hơn, trong hàng thân thuộc lại đã có thêm người thân vĩnh viễn đi vào lòng đất. Nơi thôn dã, nào có nhà ai không phải dựng lên một bàn thờ cho kẻ đã chết, vì bên này hay bên kia. Tâm trạng thê thảm ấy đã tạo nên một bầu không khí sinh hoạt đặc biệt của đám nông dân vùng hỏa tuyến. Họ đã sống trong sự lầm lì. Những ánh mắt không còn sinh động. Những cử chỉ không có dấu hiệu nhiệt thành. Và cứ như thế, thời gian đã trôi qua từng tháng, từng năm, họ khắc khoải trông chờ cuộc chiến chấm dứt và họ đã mòn mỏi thấy như không bao giờ nó sẽ tới.
* *
*
Ký vào sổ đổi gác xong, Hoanh lững thững xách khẩu Thompson lên phố chợ. Hoanh là anh ruột của thằng Há trong một gia đình mà lão Đối cho là vô phước. Thằng anh đi lính cho bên này. Thằng em lại là đệ tử cuồng nhiệt của chủ nghĩa bên kia. Thằng Há đã thề không đội trời chung với anh của nó. Nó dọa sẽ có ngày cắt tiết thằng Hoanh bằng mã tấu. Hoanh biết thế, tự ái nổi lên đùng đùng, nhắn tin thách thức đứa em diện đối diện, để xem thằng nào cắt tiết được thằng nào. Hắn rất tin tưởng vào hai cánh tay vạm vỡ của mình. Hắn ước ao có lúc kẹp được cổ thằng Há ốm nhom bằng đôi cánh tay cuồn cuộn những bắp thịt để cho nó biết là ai hơn ai. Nhưng rồi hắn sẽ xử nó thế nào thì Hoanh chưa bao giờ thực sự nghĩ tới. Có thể hắn sẽ buông tha nếu thằng Há ngỏ lời van xin. Cũng có thể hắn kẹp chết đứa em trong một giây phút bốc lòng. Hoanh chẳng bao giờ nghĩ tiếp mà chỉ chép miệng tự nhủ: Để hãy tóm được nó cái đã.
Theo dư luận bạn bè thì Hoanh thuộc vào loại người phổi bò, nóng nẩy mà ít có bề sâu. Tuổi hắn trạc ngoài ba mươi, đầu bươu, trán dô, mắt xếch, đôi lông mày rậm rịt. Hắn tứ thời bận bộ quần áo đen, hai tay áo sắn lên tận khuỷu để lộ một bên là một vết sẹo dài, chứng tích của một vụ đụng độ xáp lá cà với mấy thằng du kích xã, còn một bên là một mảng xâm màu xanh đậm, ghi hai hàng chữ mà Hoanh rất đắc ý:
Trai mùa Chinh Chiến
Da ngựa bọc thây
Hai câu này nghe có vẻ trái với những chữ xâm mình phổ biến của những tay lính khác có tâm hồn đa cảm như: " Xa quê hương nhớ mẹ hiền" hoặc của những anh đã dấn thân vào cuộc đời với mặc cảm thua lỗ với hai chữ vỏn vẹn: " Bụi đời".
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét