Ong hoạ sĩ sốt ruột :
“ Vậy khỏi mua máy hình…mua khẩu súng rẻ tiền hơn…”
Bác Ba Phi ngập ngừng :
“ Cho con nít đồ chơi bạo lực nên không ? Người Việt mình đã bắn giết nhau chán chê rồi giờ lại mua súng cho con nít nữa à ?
Ong hoạ sĩ tròn xoe mắt vì kinh ngạc :
“ Ua …bác cũng có suy nghĩ vậy hả ?”
“ Nghĩ vậy thì sao ?’
Ong hoạ sĩ giơ cả hai tay lên trời :
“ Oh My God…nghĩ được như vậy thì đến cả trí thức trong nước cũng chưa chắc…khối anh bây giờ vẫn ca ngợi tinh thần chém giết trong chiến tranh “chống Mỹ cứu nước” đấy…”
Bác Ba Phi cười hề hề :
“ Ong nói bậy…ai lại ca ngợi tinh thần chém giết bao giờ ?”
Ong hoạ sĩ quả quyết :
“ Thế mà có đấy…. Tại bác không chịu đọc sách báo nên không biết đấy thôi…Tuần trước tôi mua được cuốn “Những kỷ niệm sâu sắc trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước” in ở Việt Nam mang sang đây bán, trong đó chuyện “dũng sĩ diệt Mỹ” kể chuyện chiến đấu, có đoạn :” Tôi thảy lưỡi lê vào ngực nó , một thằng lính nguỵ nhóc con , mặt còn búng ra sữa. Thằng đó còn đang ngáp ngáp , tôi ngoáy ngoáy thật mạnh mũi lê cho nó hết cục cựa . Quả nhiên chớp mắt sau là nó ngoẹo đầu về chầu tiên tổ…”. Đó …ca ngợi kiểu đó cứ nhan nhản trong sách. Độc hại cho con nít bằng mấy bác mua cho nó khẩu súng đồ chơi…”
Bác Ba Phi lắc đầu :
“ Con nít có đọc ba cái sách đó đâu mà lo. Dân thường cũng chẳng đọc, chắc chỉ ba ông cựu chiến binh viết rồi đọc với nhau .”
Tuy thế bác Ba Phi cũng không mua súng , bác hỏi giá một cái kèn harmonica và rụng rời khi thấy những 200 đôla :
“ Sao mắc dữ vậy…chắc đồ thiệt Mỹ đây…thôi đưa tôi đi mua hàng Trung Quốc chắc phải …”
Ong hoạ sĩ Tụng bật cười :
“ Ở đây cũng toàn hàng Trung Quốc cả rồi ông ơi. Vậy ông không biết Mỹ xài toàn hàng tàu hả ? Thượng vàng hạ cám từ tivi, radô, máy quay phim chụp hình, tuôt luốt đều là hàng tàu hết. Buồn cười nhất là tháng trước tôi đưa một ông bạn từ Việt Nam sang thăm Toà Bạch Ốc, đi tới đâu ông cũng trố mắt ra khen Mỹ “số 1…số 1”, cả thế giới không nước nào bằng nước Mỹ. Ay thế rồi lúc ra về mỗi khách tham quan được tặng một món quà lưu niệm nhỏ là cái xâu chìa khoá. Tưởng vào thăm biểu tượng nước Mỹ thì ắt hẳn phải xài hàng Mỹ, ngờ đâu về nhà mở hộp ra lại cũng thấy có ghi mấy chữ :” Made in China”. Ong bạn tôi cười phá :” Vậy có cái gì không Made in China không ?”. Tôi trả lời :” Có chớ….Tổng Thống Hoa Ky thì nhất định không rồi.” Anh bạn tôi gật gù :” Phải rồi chỉ có mặt hàng đó là thằng Tàu chịu chết không “Made in Chana” được …”
Bác Ba Phi cười theo :
“ Tôi nghe kể chuyện buôn vua là nghề số 1 của thằng Tàu mà ông tổ của nghề này là Lã Bất Vi…”
Ong hoạ sĩ cười lắc đầu :
“ Sang Việt Nam thì còn buôn được chứ sang Mỹ này thì đừng hòng. Chế độ bàu cử chặt chẽ lắm,ứng viên Tổng Thống lên tivi cãi nhau như mổ bò, xớ rớ anh nào ăn tiền lập quỹ vân động bầu cử là chết liền. Chỉ có ở Việt nam theo chế độ “đảng cử dân bầu” thì mới giở trò ma “buôn vua ” . Mới rồi tôi coi trên liên mạng toàn cầu thấy cái anh Chủ tịch thành phố Hà Nội phải bỏ ra 22 tỷ để chạy chức đấy. Nếu vậy Chủ tịch nước chắc phải cả trăm tỷ…”
Bác Ba Phi ngao ngán :
“ Đâu có chuyện đó…các bác bên Mỹ này hay đồn đoán linh tinh, tôi ở trong nước có thấy đài đóm nói gì ba chuyện đó đâu ?”
Ong hoạ sĩ cười hô hố :
“ Bố thằng đài nào dám động tới chuyện đó, mất chức liền…”
Bác Ba Phi vẫn hồ nghi :
“ Nhưng cán bộ lấy đâu ra nhiều tiền vậy ?”
Ong hoạ sĩ lại cười :
“ Í trời…bác lại còn lo đĩ không biết vén váy nữa. Giả tỉ như ông Chủ tịch thành phố Hà Nội này, trước khi gom đủ 22 tỷ để mua cái chức đó, ông ta đã làm chủ tịch tỉnh Bắc Ninh hay Bắc Giang gì đó. Trong lúc còn làm dưới tỉnh ông Chủ tịch ra sức thu gom nào tiền ăn chia dự án, nào tiền bán ghế trong tỉnh, nào tiền cấp dưới lo lót chạy án….Cứ gom đủ các nguồn thu vậy thì chẳng mấy hồi thu đủ số tiền 22 tỷ mà mua ghế Chủ tịch thành phố Hà Nội…”
Bác Ba Phi cười lắc đầu :
“ Nếu đúng như ông nói thì cha này trong 4 năm làm Chủ tịch thành phố lại gom tiền để mua chức Chủ tịch nước ?”
Ong hoạ sĩ lắc đầu :
“ Ay không không…lên tới ghế Chủ tịch nước thì là “buôn vua” rồi. Tới cấp này thì phải là siêu quyền lực thì mới buôn được…”
Bác ba Phi thắc mắc :
“ Siêu quyền lực …siêu quyền lực là ai vậy ?”
Ong hoạ sĩ cười cười :
“ Chẳng ai ở trong nước mà có quyền lực tới mức độ siêu cả. Chỉ có thằng Trung Quốc thôi…Đúng rồi…Trung Quốc mới đủ lực “buôn vua” ở Việt Nam. Bởi thế lâu nay nó muốn gì cũng phải chiều nó, nào biên giới, nào Hoàng Sa-Trường Sa, nào bâu xít Tây Nguyên. Nó đòi cái gì là đưa cái đó . Nó coi vua quan Việt Nam chẳng khác gì quân hầu đầy tớ nhà nó…”
Bác Ba Phi phản đối :
“ Ong nói thế nào ấy chớ ? Tôi thấy mấy cha Tổng Bí Thơ, Chủ tịch nước, Thủ tướng sang thăm tàu tụi nó vẫn tiếp đón long trọng lắm, vẫn dàn hàng lính bồng súng, vẫn quốc ca hai nước, vẫn ôm hôn thắm thiết , ca ngợi tình hữu nghị ỏm tỏi…Có thấy nó dám coi mấy cha lãnh đạo Việt Nam như quần hầu đầy tớ đâu ? Ong nói vậy tôi không lọt lỗ tai …’”
Ong hoạ sĩ cười rinh rích :
“ Bề ngoài vậy thôi ông ơi. Bên trong nó đá đít, văng tục “tíu hà ma cái nị” mấy hồi. Bởi vậy nó giết người mình, bắn chìm tàu mình mà mấy cha Việt nam vẫn “nỉ hảo, nỉ hảo” thơn thớt nói cười…nhục…chưa cái thời nào nhục như cái thời này…”
Bác Ba Phi vốn ngại nghe chuyện chính trị, nhất những chuyện “nhạy cảm” động chạm tới uy tín lãnh đaọ nên vôi vàng lảng chuyện :
“ Trưa rồi, mình phải mua lẹ lên không con Ut nó đợi nguội hết cả thức ăn nhà nó…”
Ong hoạ sĩ chợt nhớ ra :
“ Ay chết, mải chuyện quá quên béng mất, không chừng cô Ut đã dọn ra con gà tây hầm đặt trên bàn chờ hai thàng già rồi cũng nên. Thôi mua đại đi bác…”
Nói vậy thôi, bác Ba Phi vẫn cứ chọn đi chọn lại, sau cùng bác mua một con trâu bằng nhựa to bằng cái nồi cơm điện, chạy pin , mỗi lần cho nó hoạt động cái đầu lắc lư lại lắc lư và cái đuôi lại ve vẩy . Ong hoạ sĩ Tụng cười hô hố :
“ Mua con trâu à…Đúng là quà tặng của bác Ba Phi…thật tôi không tưởng tượng ra đâu đấy. Chỉ có điều bác phải giảng giải cho thằng cháu ngoại con này là con gì, người ta dùng nó để làm gì, nhất là hát cho nó nghe :” trâu ơi ta bảo trâu này, trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta…”
Như được gãi đúng chỗ ngứa, bác Ba Phi hớn hở :
“ Đúng rồi…đúng rồi…dậy nó hát cả bài “ Ai bảo chăn trâu là khổ…không…chăn trâu sướng lắm chứ…”. Chỉ có điều…tôi không nói được tiếng Mỹ, ông phiên dịch cho tôi nha!”
Ong hoạ sĩ Tụng OK liền. Hai người hớn ha hớn hở bưng con trâu nhựa ra xe ô tô. Khi ông hoạ sĩ nổ máy xe bất chợt bác Ba Phi kêu lên :
“ Í quên …mua trâu thì phải mua cái cày chớ…nhỡ thằng cháu ngoại hỏi con trâu để làm gì ? Để cày ? Cày là cái gì thì mình chịu chết không biết giảng sao ?”
Ong hoạ sĩ bật cười :
“ Thôi đi cha…ở Mỹ nó cày bằng máy làm gì có trâu kéo cày mà có cái cày ?”
Bác Ba Phi vặn lại :
“ Nếu không có cái cày thì bán con trâu làm gì ? Một khi nó đã bán con trâu thì nhất định nó phải bán cái cày…”
Tha hồ ông hoạ sĩ cãi, bác Ba Phi cứ khăng khăng đòi quay vào để tìm mua cái cày. Sau cùng ông hoạ sĩ đành phải chiều đưa bác trở lại quầy đồ chơi trong siêu thị. Quả nhiên đúng như ông hoạ sĩ nói, bác Ba Phi tìm mỏi mắt cũng không kiếm đâu ra cái cày. Bác đành nhờ ông hoạ sĩ hỏi người bán hàng. Hai người xì xồ một hồi tiếng Anh rồi ông hoạ sĩ dịch lại :
“ Đúng là ởđây không bán cái cày. Tôi hỏi nó tại sao bán con trâu lại không bán cái cày ? Nó bảo tại thằngTrung Quốc nó chỉ làm con trâu thôi, không làm cái cày lấy đâu ra bán ? Hỏi tại sao Trung Quốc không làm cái cày kèm con trâu thì nó bảo chắc Trung Quốc sợ mất uy tín thời đại IT mà còn “con trâu đi trước cái cày theo sau ”. Bởi vậy nó mới không làm cái cày ,,,”
Bác ba Phi vẫn chưa thông :
“ Vậy nếu con nít nó hỏi con trâu dùng làm gì thì trả lời sao ?”
Ong hoạ sĩ cười cười :
“Dùng để nhậu chứ còn làm gì ? Tôi nghe nói ở Việt Nam nông dân bị chính quyền lấy lại đất làm sân gôn hết rồi đàn trâu không biết về đâu ? Giờ mới biết thịt trâu là món khoái khẩu của dân nhậu, đúng không bác ?”
Bác ba Phi gật đầu :
“ Nhậu riết rồi thịt trâu giờ thành quý hiếm, thành đặc sản mới chết chớ. …”
Ong hoạ sĩ trố mắt :
“ Thịt trâu thì bổ béo gì mà cũng thành đặc sản quý hiếm ?”
Bác Ba Phi Trợn mắt :
“ Ay chết…ông nói vậy là chưa ăn thịt trâu bao giờ…thịt trâu còn bổ hơn thịt bò , có vị ngọt, không độc, tính hàn, trị phong thấp, sưng tê, đau lưng, phù chân, bổ khí huyết, làm mạnh gân cốt, những người lao động trí óc như ông ăn thịt trâu là tốt nhất…”
“ Bác nói vậy thì lần này về Việt Nam nhất định tôi phải ăn thịt trâu cho biết…”
“ Đúng đó về quê tôi mà ăn món thịt trâu chấm mẻ thì ôi thôi…ăn một lần rồi nhớ mãi. Này nha…lấy thịt trâu tươi xắt ngang thớ, ướp sả, tỏi, ớt bằm nhuyễn, thêm muối, đường, bột ngọt. Sắp đều lên đĩa, bên trên là ớt, củ hành tây thái mỏng. Múc cơm mẻ ra tô rồi tán nhão ra, cho chút muối để con mẻ chết . Đặt lẩu nước trên bếp than, lấy vợt, cảo lược kỹ cơm mẻ, bỏ xác. Nêm nếm vừa độ mặn, chua, cay là xong nồi lẩu. Nước chấm cũng bằng cơm mẻ; lược lấy nước, nêm chua ngọt, đậm đặc một chút. Nhúng thịt trâu vào nồi nước lẩu kèm các loại rau bày sẵn như: ngò gai, rau om, tai tượng, cải bẹ xanh, mồng tơi... tuỳ thích. Thịt vừa chín tới, chấm gọn một gắp vào chén cơm mẻ chua ngọt để thấm thía vị cay, thơm rồi đưa lên miệng…”
Ong hoạ sĩ xua xua tay :
“ Thôi thôi bác đừng tả nữa kẻo tôi chết thèm. Hoá ra bác Ba Phi cũng biết nấu nướng kia đấy. Ngoài món thịt trâu chấm cơm mẻ quê bác còn món gì nữa không để lần này về Việt Nam tôi đi ăn một thể ?”
Bác ba Phi nhanh nhẩu :
“ Còn chớ…đặc biệt nhất là món thịt chuột…”
Ong hoạ sĩ kêu to :
“ Thịt chuột…Oh My God…ăn cả chuột à ?”
Bác Ba Phi gật đầu :
“ ở quê tôi cứ vào độ tháng Ba ta là mùa chuột đồng kiếm ăn nên con nào cũng mập mạp, tròn trĩnh. Chuột đồng gồm hai loại: chuột cơm và chuột cống nhum. Chuột cơm nhỏ con, trọng lượng 4-5 con/kg, lông màu vàng, đượm màu lúa chín. Chuột cống nhum to con hơn, lông đen, trọng lượng nặng gấp 3-4 lần so với chuột cơm. Chuột bắt về thui, cạo sạch lông, mổ và loại bỏ lòng, đầu, những bộ phận nhỏ, rồi ướp gia vị. Mổ chuột phải khéo tay, dùng rất ít nước. Chuột chế biến thành nhiều món : chuột nướng, chuột xé phay, chuột khìa nước dừa, chuột nhồi thịt heo, chuột hấp cơm, chuột nhúng dấm…Nghe nói tới thịt chuột thì kinh nhưng ăn một lần muốn ăn nữa, riết thành ghiền . Ong không tin cứ về ăn thử coi…”
Ong hoạ sĩ cười cười :
“ Tôi có ông bạn HO hồi ở trong trại thì cóc nhái ngoé ễnh ương đều ăn tuốt luốt, sang đây mấy chục năm ăn uống theo chế độ vệ sinh ở Mỹ nên về Việt Nam mới uống ly nước mía thôi cha đã thượng thổ hạ tả vội lấy vé máy bay hoả tốc về Mỹ chưa kịp đụng đũa vào món đặc sản quê hương nào ?”
Bác Ba Phi lắc đầu :
“ Tại chả chết nhát sợ không quay về Mỹ được thôi chớ đi tháo tỏng chỉ cần nhai nắm lá ổi là hết ngay à…”
Ong hoạ sĩ kêu lên :
“ Oh My God…Việt kiều đi tháo tỏng mà bác bảo nó nhai lá ổi thì có mà liệm hả ?”
Bác Ba Phi cười cười :
“ Vậy mới nói…như con Ut nhà tôi mỗi lần về Việt Nam là mang theo nguyên một tủ thuốc . Nào bông bịt lỗ tai, nào bông ngoáy mũi, nào thuốc nhỏ mắt, nước xúc miệng, rồi thuốc chống ói, thuốc tháo tỏng, thuốc cảm cúm…ôi thôi thôi…lúc nó đi rồi để lại nguyên cả một bịch lớn phân phát cho bà con xóm giềng mà rút cuộc có ai dùng đâu, cứ giữ làm của quý tới đợt sau nó về nó bắt vứt hết đi vì quá đát cả rồi…”
Ong hoạ sĩ Tụng trợn mắt :
“ Cô Ut mang thuốc về như vậy là đúng rồi. Quân tử phòng thân mà. Nghe nói thuốc tây ở Việt Nam uống vào dễ chết lắm, đa số là thuốc rởm hoặc là thuốc quá đát. Cứ mang thuốc ở Mỹ về là yên trí nhất. Lại còn cái khoản truyền máu ở Việt Nam mới kinh , cứ phát động phong trào hiến máu tùm lum rồi không quản lý được lẫn cả máu viêm gan, máu AIDS vào . Về Việt Nam chẳng may bị tai nạn xe hơi hay chảy máu dạ dày phải truyền máu là lo ngay ngáy nhỡ mà dính AIDS hay viêm gan siêu vi là chết. Bởi vậy trở về Mỹ là phải đi xét nghiệm máu liền…”
Bác ba Phi lè lưỡi :
“ Nguy hiểm vậy kia à ? Vậy đã có bà con Việt kiều nào về nước phải truyền máu rồi dính bệnh như ông nói chưa ?”
Ong hoạ sĩ lắc đầu :
“ Chưa…chưa thấy…đấy là đoán phòng xa vậy thôi…”
Bác ba Phi cười cười :
“ Cứ ngồi bên này mà nghe chuyện quê nhà thì bố ai dám về. Nào là môi trường ô nhiễm trầm trọng, nào là giao thông hỗn loạn, tai nạn xe cộ như cơm bữa, nào là thực phẩm toàn tẩm với ướp hoá chất độc…Mà lạ một điều than thì cứ than người vẫn cứ về ùn ùn nhất trong dịp tết …”
Ong hoạ sĩ Tụng gật đầu :
“ Thì người Việt mình bao giờ cũng nặng lòng quê cha đất tổ mà…”
“ Bởi vậy cô Ut nhà tôi chẳng thấy đi du lịch Nhựt Bổn , Hàn Quốc, Châu Au bao giờ, cứ thấy về Việt Nam thôi…”
Ong hoạ sĩ Tụng bật cười :
“ Đó cũng do về Việt Nam ít tiền cha ạ…đi Nhật , đi Châu Au…nội tiền máy bay với tiền khách sạn cũng đủ bỏng tay rồi, trừ đám business có tiền triệu thì không nói, còn đa số người ăn lương hưu, trợ cấp , làm nails thôi cứ về Việt Nam làm Việt kiều yêu nước cho vừa túi tiền…”
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét