Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ 33)



                                             
                                               (tiếp theo)

Chị Phó Chủ tịch Nhàn cho dân ‘xây nhà nguyện”, “ăn mừng khai trương ”, cứ ngỡ đứng về phía giáo dân, ngờ đâu khi nghe ông trùm phát biểu “ý kiến” theo kiểu “ tư cách  công dân “ trong một đất nước có luật pháp :
Nói thẳng ra, cứ thế này mãi thì khó ai tin được lời chị nói, khó ai tin được cái uỷ ban này nữa. Dân bầu lên thì dân cũng có quyền truất đi. Không dễ mỗi lúc bỏ tù nhau…”
Chị ta cũng nhảy nhổm lên vì  quyền lực bị động chạm :
“ Bây giờ ông định bàn với tôi về làm nhà thờ họ hay muốn phê bình uỷ ban ?”
Ong trùm họ tưởng mình còn có cái gọi là “quyền công dân” vẫn gan lì :
“  Chúng tôi là dân, chúng tôi không biết đâu đến sự làm việc của uỷ ban mà phê bình, uỷ ban làm đúng hay sai thì tự xét lấy…”
Lập tức chị Phó Chủ tịch trở mặt, nổi xung  :
“ Từ nay nếu ông bàn với tôi về việc làm nhà thờ họ thì tôi vẫn hết sức nghe ông, nhưng ông lại nói lếu láo, bậy bạ về uỷ ban, gây dư luận không tốt trong nhân dân thì uỷ ban sẽ chiếu theo pháp luật mà giữ ông lại. Ngày xưa cũng thế, bây giờ cũng vẫn thế , đã làm bậy thì dù là cha cụ, là chánh trương, trùm trưởng hay con chiên thường cũng đều phải chịu xét xử như nhau , chẳng nể mặt một ai. Toà Giám mục cũng không can thiệp được vào công việc của chúng tôi, toà thánh La mã cũng không dúng vào được  công việc của Uỷ ban. Ông đừng có doạ, tôi phụ trách về tư pháp tôi biết hơn rõ ông ….”
Ghê gớm chưa, “thằng dân” vừa mới mở miệng “phê bình chính quyền” bà Phó Chủ tịch xã đã tới tấp ra đòn đánh dập đầu , đánh “tiêu diệt”, mang cả Toà Thánh La mã ra đe nẹt khiến cho ”mặt ông trùm đờ ra , môi nhợt trắng như người phạm lỗi bị bắt quả tang…”.
Rồi tỏ vẻ “do dân, vì dân” bà Phó Chủ tịch thổn thức :
“ Tôi theo Chúa, tôi theo Chính phủ, tôi theo cả hai mà không được sao ? Ôi, lạy chúa. Con cho họ miếng bánh nhưng họ đã ném đá trả lại, con đến với họ với tấm lòng nhân từ của mẹ, nhưng họ lại đối đãi với con như kẻ thù…”
Kìm kẹp, thắt buộc người dân thế mà dám bảo “ cho họ miếng bánh” với cả “ đến với họ với tấm lòng nhân từ của mẹ” ,còn thằng dân mới chỉ “ em xin phê bình cán bộ” vậy mà đã la làng lên “ họ ném đá trả lại” , Giê-su-ma lạy Chuá tôi, trên đời còn có ai xảo ngôn đến thế chăng ?
Nếu như “Xung đột” phần 1 ( viết năm 1956) khép lại những “xung đột” giữa chính quyền và giáo hội thì “ Xung đột” phần 2 ( viết năm 1961) mở ra những “xung đột” giữa con người với “lợi ích vật chất”.
Trước hết là cha Thuyết, cha linh hồn của cả giáo phận, được Nhà nước “quan tâm” cho đi mổ lấy sỏi mật, bỗng dưng biến thành một người ca ngợi “miếng ăn, miếng uống” sặc mùi “ơn Đảng, ơn cụ Hồ”.
Ta hãy nghe đấng chăn chiên “hồ hởi  phấn khởi” bốc thơm bệnh viện Nhà nước :
“ Ôi chao, quý hoá quá sức mình , cao trọng quá đỗi. Cái nhà thương rộng dễ đến một xóm của ta , cao ngân ngất như đền thánh đức Mẹ ở Phú Nhai vậy …”
Rồi cha khoe được “ưu tiên” hơn cả cán bộ xã :
Này, thằng Thuỵ, con  Nhàn có ốm cũng chưa dễ đã được vào chỗ tôi nằm đâu. Lúc đầu tao cũng chẳng tin gì vào cái khoa mổ xẻ , còn chần chừ lắm. Nhưng chính phủ đã bỏ công, bỏ tiền xây dựng một toà nhà to như vậy, nuôi hàng trăm ông bác sĩ thì tao chắc họ làm phải giỏi…”
Mổ bụng vậy mà cha …không được đánh thuốc mê hay sao mà cha một tấc đến trời :
Lưỡi dao họ lách vào đến đâu tai tao nghe rõ đến đó , nhưng chẳng đau đớn gì sốt. Để tôi lấy bà lão xem cái vật quý này – Cha chạy vào mở tráp cầm ra một cái gạc bông . Bà đã thấy chưa , lúc họ mới đưa tôi để làm kỷ niệm nó to bằng ngón tay cái sờ rắn như đá sỏi. Nó nằm trong bầu mật dễ đã hàng chục năm nay, cái cơn đau vừa rồi mà ở nhà quê chắc là chết….”
Rồi cha bầy tỏ tình cảm của mình với cái nhà thương mà Nhà nước đã  cho cha nằm :
“ Một tháng ở đấy thanh nhàn vui sướng chẳng nói được, toại lòng phỉ chí đến không muốn ra về nữa…”
Đến cái cách cha ca ngợi “miếng ăn hàng ngày” mới thật thảm hại :
Cha cười  ầm ầm :
“ Min ăn suốt ngày, thật như con trẻ, bốn bữa, năm bữa, mỗi bữa ăn một vực cơm đầy. Bây giờ thì min có thể sống thêm được  vài chục năm nữa…”
Được chút “bổng  lộc” Nhà nước,  cha trở giọng chửi bới cha Lân Toà Giám mục vốn là người đang bị chính quyền  nghi ngờ kích động giáo dân :
Tao cứ trông thấy thằng Lân ở đâu là chỉ muốn lánh mặt. Nó chỉ đem phiền muộn đến cho mình. Muốn an nhàn một chút cũng chẳng được. Cái thứ ấy chẳng liên quan gì tới tao, tao là đấng chăn chiên thì chỉ biết vâng theo lệnh bề trên thôi…”
Ngay với đức bề trên trực tiếp là cha Tuệ, giám quản địa phận Bái, cha cũng giở giọng bóng gió với ông Thường trực Uỷ ban xã :
Tao thấy ở đời này lắm  người có đạo mà lại hay bỏ vạ cáo  gian , đức hạnh nết na chả có, lòng đầy rẫy những sự ghen tuông, hờn giận , oán thù. Mặc áo thầy tu mà trong lòng thì dữ tợn quá con quỷ…”
Sau khi đặt vào miệng cha những lời bôi xấu cha bề trên , ông nhà văn lại biến cha thành kẻ “chỉ điểm”:
 “Ong Tuệ có ý mời các cha trong địa phận về Bái họp, áng chừng muốn dùng số đông khiếu nại lên chính phủ…”
Và cha bầy tỏ lòng quy thuận :
Nhưng bây giờ thì tao mặc, tao cũng có nói với lão Lân rằng : ở Toà Giám đã có đức giám quản sáng suốt khôn cùng, đã có cha chánh xứ, cha cố vấn, hội đồng tư vấn gồm toàn những con người khôn ngoan rất mực thì còn cần gì đến những thằng già lẩm cẩm chỉ biết giảng kinh , giải tội cho con chiên, chỉ biết chú mục làm việc Chúa cho danh Cha cả sáng…”
Rồi cha nộp cho nhà cầm quyền thư của cha Giám quản gửi cho cha :
Trong cuộc giao tranh thiêng liêng để chiếm nước thiên đàng, đạo binh hùng dũng nhất là đạo binh cầm tràng hạt Mân Côi chứ không phải là khí giới cầm tay…”
Than ôi, chẳng lẽ mới chỉ được bố thí chút lộc chữa bệnh mà cha đã bán linh hồn ca ngợi kẻ cầm quyền và tố cáo người trong giáo hội sao ?
Quả thực, vạch trần “chân tướng” linh mục, giải “cây bút vàng” phải giành cho Nguyễn Khải trong  Xung đột 2. 
Thế rồi cha mồi chài, làm sa đọa đến cả “đồng chí” Thuỵ, thường trực Uỷ ban :
“ Rồi cha móc túi lấy ra một cuộn bạc chẳng cần đếm là bao nhiêu đưa cho Thuỵ. Từ đấy Thuỵ là người cai quản hết thảy mọi việc…qua mỗi việc Thuỵ lại lên trình bẩm với cha và lần nào về cũng đưa cho vợ hàng gói bạc…”
Đáng lý chỉ cần một trăm thì cha lại vứt ra một trăm rưởi . Cái con số lẻ ấy mới đầu như chênh vênh nhưng dần dần nó đã tìm được  chỗ đứng vững chắc…”.
Thế là  từ đó mâm cơm nhà Thụy không chỉ là “rau muống luộc chấm nước cáy” nữa, “vợ Thuỵ đã phải lăn xuống bếp : hôm giết con gà, hôm đánh bát tiết canh vịt, rồi nào lòng xào, lòng nấu miến, khúc cá rán, khúc nẩu riêu, rau muống cũng phải xào đẫm mỡ…”
Đồng chí thường trực uỷ ban thay đổi hẳn, “ toàn một giọng hỉ hả, đài các, toàn những chuyện  may sắm , lựa chọn cái này cái nọ, tính toán giá gỗ đóng giường, giá vải hoa làm màn che, cái phích đựng nước nóng, bộ ấm pha trà…”
Ôi lậy Chúa, cán bộ hư hỏng ? Đó là lỗi tự nhà thờ.
                      
                         (còn tiếp)

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

VỀ MỘT THỜI ...HÀNỘI (KỲ 31)


    
                                           
                         (tiếp theo)

 Giữa lúc tôi hào hứng đến độ muốn bay ra ngoài cửa sổ, bàn tay nặng chịch của Bình bất ngờ đặt lên vai, giữ tôi lại nơi trần thế . Lập tức tôi cảm thấy ngay áp lực quen thuộc của trăm thứ hàng ngày mà những giây phút vừa nãy tôi đã thoát được . Một phích nước sôi cho chồng pha trà sáng sớm, nồi cơm nếp, xoong thịt kho...còn gói hạt tiêu không hiểu chiều qua lẫn đâu trong cả chục thứ bà giằn trong  túi đi chợ chật cứng ?
      - Sao em không ngủ ?
      Anh hỏi và chẳng đợi tôi trả lời, anh kéo tôi vào lòng. Không như mọi khi, tôi không hề phản kháng , ngược lại còn nở một  nụ cười khuyến khích khiến anh trầm trồ :
      - Lạ thực, em lạ thực, mãi đến bây giờ anh mới khám phá ra .
      Tôi châm cho anh điếu thuốc, gắn vào miệng anh và cứ kệ anh huyên thuyên :
      - Hóa ra em chẳng “lạnh” tý nào, núi lửa thì đúng hơn. Nếu vậy anh đi làm quái gì ?
      - Giờ em mới biết anh đi chỉ tại chuyện đó ?
      Anh cười sằng sặc làm tôi ngờ rằng đúng thế cũng nên. Nếu vậy, cuộc đời rõ giản dị, lỗi tại ta cứ làm rối tung lên bằng những nguyên cớ không có thực.
      - Anh nói thật đi, tại sao anh phải đi? Cơ  quan phân công hả?
      - Không, anh nói rồi,tự nguyện đấy .
      - Vậy anh muốn có tiền?
      - Không, mình có túng thiếu lắm đâu?
      - Vậy đúng anh đi vì em lạnh làm anh chán.
      - Không hẳn thế , cái chính ... anh muốn làm việc.
      Tôi bật cười:
      - Anh chán thiết kế “cầu giấy” rồi hả?
      Vẻ mặt Bình sầm hẳn xuống làm tôi không muốn đùa nữa. Nhưng tôi cũng không giấu nổi nụ cười khi nghĩ tới câu Kiều: “Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”làm anh tưởng tôi đang riễu anh.
      - Em cười gì?
     - Không cười gì cả, giời ...
      Tôi vít đầu anh xuống, ban cho “đấng trượng phu” một cái hôn. Anh không sung sướng như tôi tưởng, ngược lại,  có vẻ buồn:
      - Em không dặn dò anh điều gì sao?
Tôi nhớ tới câu của thằng Tú:
      - Mỗi người hãy chịu trách nhiệm lấy chính mình .
      - Vậy được, vào Sài Gòn anh sẽ cặp bồ với cô khác.
      Tôi nói điều đó với tôi chẳng quan trọng, nếu thích anh cứ làm, có điều nên kín đáo, đừng om sòm không lợi cho việc thiết kế những chiếc cầu thực . Vẻ thành thực trong câu trả lời lại làm anh buồn hơn. Khỉ thật, tôi đã tự nhủ phải làm sao trước khi đi anh thật vui, “yên tâm vững bước mà đi”, ai ngờ lại thành khó chịu, nặng nề thế này. Tôi sai lầm ở đâu , không lẽ làm vui lòng đức lang quân lại khó đến thế ?
      - Anh cứ muốn bổ đôi đầu em ra xem em đang nghĩ gì?
       - Em tưởng anh đọc được ý nghĩ của em đấy chứ?
     - May quá, anh đánh mất khả năng đó từ lâu, không thì anh bóp chết em cả ba lần rồi.
      - Về tội gì?
      - Ừ nhỉ, suy cho cùng, em có tội quái gì ?
      - Có chứ em có một tội rất to?
      Mắt anh thoáng qua một vẻ lo sợ :
      - Tội gì?
      - Tội-thôi-không-làm-một-người-đàn-bà.
       Chuông đồng hồ báo thức vang lên giòn giã khiến tôi liên tưởng tới chuông báo hiệu một phiên tòa “tiếp tục làm việc”  sau 15 phút tạm nghỉ. Đúng đấy, tôi cũng đáng ra tòa lắm và lúc đó tôi sẽ cúi mặt xuống, lẩy một câu Kiều trước mặt các ngài ủy viên công tố : “rằng tôi chán phận đàn bà...”
     - Em lạ thật, vừa cười sằng sặc bỗng chốc lại rơi nước mắt ra rồi.
      - Em sợ xa anh.
       Tôi biết mình nói dối, nhưng nếu điều đó làm  anh vui được thì cũng được chứ sao ?
      Tuy nhiên nỗi xấu hổ cũng đẩy tôi xa khỏi anh đúng vào lúc anh hào hứng ôm lấy tôi vuốt ve, an ủi. Tôi kiếm cớ :
      - Sắp sáng rồi đấy, em phải nấu nướng không muộn.     
       Bình theo chân tôi vào bếp, còn vài giờ nữa, chắc anh không muốn rời tôi nửa bước. Bỗng dưng chúng tôi trở nên quấn quýt như cặp tình nhân sắp xa nhau. Anh dặn dò tôi đủ thứ, từ cái công tơ điện, thùng xăng trong bếp tới sổ gạo, sổ dầu, sổ hộ khẩu trong góc tủ.
       - Anh mua sẵn cho em cả tem, phong bì, giấy pơluya, nhớ mỗi tuần viết cho anh một lá thư.
       Tôi suýt kêu lên, việc đó ngoài khả năng tôi, nhưng sợ anh buồn, tôi chỉ mỉm cười. Quả thực, suốt từ bé, tôi chưa hề thư từ cho ai .Hồi bố tôi còn sống, tôi cũng chỉ ké vào thư mẹ vài dòng thăm hỏi sức khỏe. Hình như cái việc tâm tình bằng chữ nghĩa tôi đã giành hết cho nhật ký đến mức chẳng còn gì san sẻ cho người khác.
      - Vào tới nơi anh sẽ điện ngay địa chỉ .
     - Vâng.
    - Nếu thuận tiện, anh sẽ gọi điện thoại.
    Vậy thì gay, tôi nghĩ bụng, vậy thì từ nay tôi phải ngồi suốt 8 giờ tại nhà xuất bản chẳng còn lẻn đi đâu được nữa. Chao ôi, bắt cóc bỏ đĩa còn khó hơn bắt tôi ngồi bàn làm việc. Sợ anh buồn, tôi đành phải cản anh chớ nên gọi điện sợ... tốn tiền. Còn một điều gì nữa anh muốn dặn dò mà cứ ngập ngừng , tôi đã xong hết mọi thứ, đã đến giờ xe tới đón, tôi cố nghĩ anh định nói gì? Bình thơ thẩn quanh phòng, chắc anh chia tay  đồ đạc trong nhà, sau cùng đến lượt tôi :
      - Nhớ giữ sức khỏe, nếu có tin mừng, điện ngay cho anh. Anh linh cảm sau đêm qua, mình sẽ... có con.
       Tôi nóng bừng cả người, tệ quá, cái điều anh nói thật bất ngờ, sao tôi không mảy may nghĩ tới? Tôi có còn là đàn bà nữa không?
     Có tiếng còi ôtô dưới nhà. Tôi cuống quýt, tôi phải nói gì với anh về chuyện đó chứ? Nói thế nào bây giờ nhỉ, chao ôi, suy nghĩ của tôi sao chậm chạp , để lấp chỗ trống, tôi vội vàng :
      - Anh nhớ gói thịt trong làn, cơm nếp túi xách tay.
      Anh thở dài, ôm tôi vào lòng, hôn tôi thắm thiết làm tôi không nói gì đuợc nữa, và quả thực, tôi vẫn đang nghĩ xem mình nên nói gì? Chiếc ô tô sơn trắng đã chờ dưới cửa. Tôi lỉnh kỉnh xách túi theo anh lập cập xuống thang gác. Cho tới khi anh ngồi lên xe, cửa đóng sầm , tiếng máy rồ lên, tôi mới lắp bắp :
      - Bon voyage... bon voyage...
      Xe chạy vút đi, tôi chỉ còn thấy gương mặt anh sau cửa kính, bàn tay giơ lên chào, sau đó là một làn khói mờ. Tôi đứng chết sững bên hè phố, tôi đã nói gì nhỉ? Bon voyage, bon voyage, đó là câu chúc người sắp chết như cụ X... tại sao tôi lại nói? Tôi muốn xóa câu đó đi, tôi muốn máy bay trục trặc, thời tiết không thuận tiện hoặc bất kỳ chuyện gì để anh quay lại cho tôi nói một câu khác. Tôi sẽ nói, chẳng hạn, “ chúc anh may mắn” hoặc “ tới nơi điện ngay cho em” hoặc... câu gì cũng được, nhưng không phải câu đó. Tôi quay vào, bước từng bậc cầu thang, muộn rồi, tôi không thể nói câu khác, một việc đã hoàn tất, một kết cục không thể làm lại.
Căn phòng lạnh hẳn khi tôi bước vào. Chiếc bàn ăn chỏng chơ mâm bát, chiếc tivi câm lặng, màn buông rũ trên chiếc giường ngổn ngang chăn gối. “Anh ấy đã đi rồi, anh ấy đã đi rồi...” ý nghĩ mới mẻ nện trong đầu tôi đau nhói. Tôi nằm vật trên đệm mềm phủ vải trắng khóc nức nở. Gương  mặt anh và bàn tay sau cửa kính ô tô lại vẫy vẫy . “Bon voyage, bon voyage...” Không hiểu sao gở miệng thế? Và không hiểu  sao nỗi ân hận cứ bám riết ? Phải “sang trang” thôi, tôi chợt nhớ thơ Hồng Loan:
          “Anh đi xa là anh đi xa...
          Chuyện bây giờ đâu phải chuyện hôm qua
          Anh đi xa là anh đi xa...”*
      Đúng mọi chuyện đã “hôm qua” cả rồi, tôi ghé mắt ngồi nhỏm dậy. Và rồi trong ánh nắng xuyên cửa sổ, tôi nhìn thấy một vệt bẩn tròn trên nền đệm trắng. Linh cảm nảy ra như tia chớp làm tôi chợt co chân lại. Một thoáng rợn nào đó như một nỗi xao xuyến làm tôi rùng mình. Có lẽ anh nói đúng, sau đêm qua, rất có thể một hạt sống đã nảy mầm trong tôi? Phải chăng nỗi thấp thỏm mơ hồ đó đã làm tôi nức nở khóc chứ không phải một linh cảm về một nỗi chết sau câu nói gở miệng ? Chịu, không thể nào biết được, và biết để làm gì? “Mật ngữ lớn nhất ở người đàn bà là sự hoài thai...”, Zarathustra đã nói như thế...(*)


* Thơ Trí Dũng
** Tác phẩm của Nietzsche, triết gia Đức

                                (còn tiếp)


Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ 32)




                                
                                       (tiếp theo)

Chủ tịch xã Môn là người “đạo gốc”, một “con chiên” của Chúa, nhưng nay đã trở thành “ con sói ” giữa bày cừu , “ một trong những địch thủ nguy hiểm nhất của nhà  xứ “, “không thích làm những việc vụn vặt , tầm thường , bao giờ cũng đảm đương những nhiệm vụ khó nhất, phức tạp nhất người khác không làm nổi “, là một người “ốm cũng không dám nằm thật, bị cảm đã mấy hôm vẫn ra trụ sở , hay “ngồi nhà nhưng vẫn giải quyết công việc …vui lòng hy sinh đời mình cho công tác” .
Người  thay mặt chính quyền “ mácxít hơn cả những người cộng sản”  vậy tất nhiên cán cân phải lệch về phía cách mạng trong cuộc đấu tranh “quyết liệt” “ai thắng ai” .
Thực ra “ai thắng” quá rõ rồi, và đó không phải ”đấu tranh một mất một còn” giữa hai bên, mà chính là cuộc trấn áp tất cả những gì gây nguy hại tới quyền lực của Đảng. Bởi thế người ta thấy mối quan tâm của ông Chủ tịch xã Môn chẳng nhằm phát triển sản xuất nâng cao mức  sống cho dân mà chỉ nhăm nhăm để ý coi nhà thờ có biểu hiện gì xâm phạm tới “đường lối của Đảng và Chính phủ”.
Từ việc nhỏ như  xứ đạo mổ trâu ăn mừng Ban chánh trương mới ra mắt phải xin phép tới thành lập hội kèn phục vụ lễ rước cũng thành chuyện “trong đại” phải xem xét bên trong có âm mưu chống phá gì không ? Khi “duyệt” cho nhà xứ thành lập đội kèn, ông Chủ tịch Môn còn đặt điều kiện :
“ Người trong hội kèn chỉ biết có thổi kèn thôi, ngoài ra không được  làm những việc gì khác, nói rõ ra là không được làm chính trị. Nếu có thế nào thì ban chánh trương phải chịu trách nhiệm. Còn nếu bằng lòng đặt dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban thì cụ thể phải nằm trong khối văn xã…”
Ôi thôi, thế thì Đảng cho người thay cha “quản lý” việc đạo cho rồi.
Cán bộ Đảng được Nguyễn Khải ca ngợi một tấc lên trời, ngược lại,   các cha đạo không “hám gái”  cũng “hám tiền”.
Ở xứ đạo có một bà goá mới ngoài 40, “nhưng còn tươi tắn khoẻ mạnh lắm, khi ông bõ ở nhà xứ chết thì ban chánh trương cắt cử bà vào thay.”
  Bà goá này “ngày hai bữa cơm dâng cha và các chú ăn, giặt giũ quần áo , chăn lợn, làm vườn , dần dần cai quản cả thóc lúa và việc chi tiêu trong nhà xứ. Đêm bà cũng không về nhà cứ ngủ trong cái buồng kho.”
Có người đàn bà phây phây bên cạnh, làm sao cha không động lòng trần tục. “Khi thì bà lên buồng cha Vinh bưng cơm rót nước, khi cha Vinh xuống buồng bà hỏi han công việc. Có một buổi trưa cha đang ngủ bà sai cháu lên buồng cha gọi :” Cha ơi cha, bà con bảo cha cởi áo cho bà con vá…”
Ngoài chuyện “gái gủng” ra, các cha còn tìm mọi cách moi tiền của giáo dân .. Ông Bính, một con chiên ngoan  đạo nhận xét :
“ Các cha xứ từ trước đã ăn mười phần thì nay nên thương con chiên mà ăn năm thôi. Các cha tải của về quê có nhiều chứ ăn là mấy . Làm thầy nuôi vợ, làm thợ nuôi miệng, các cha không có vợ thì cho bố mẹ, anh em, bà con…”
Còn cha Thuyết thì thu tiền của giáo dân theo giá “cắt” cổ :
Ông kể lại một hôm ngồi hầu cơm cha Thuyết, được nửa bữa có người đến hỏi :
“Lễ sáng nay làm cho linh hồn vừa mới qua đời hết bao nhiêu ?”
Cha vừa ăn vừa trả lời :
“ Hai vạn”
Người kia móc tiền để vào đĩa, bốn tờ giấy năm nghìn còn mới . Bữa cơm chưa xong đã có tốp đến mười bà dòng vào cũng để tiền vào đĩa dâng lên. Cha ngưng đũa hỏi :
“ Tiền gì?”
“ Trình cha tiền tứ kỳ” *
“ Mấy vạn”
“ Trình cha ba vạn mốt…”
Cha lại cuộn tiền cho vào túi. Cha ăn chưa hết bát cơm mà được món bổng những hơn năm vạn, mình vai vác cầy, tay dong trâu, làm hang đá, dựng đèn đại khó nhọc hàng tháng chẳng được xu nào…”
Các cha đạo có “ăn tiền” như cán bộ ngày nay ăn phong bì không ? Hay ông nhà văn “bôi bác”, “vơ đũa cả nắm” ?
Hình như đã “ấn định” viết tiểu thuyết với chủ đề ‘xung đột” nên chẳng riêng gì các cán bộ cốt cán như Môn, Nhàn, Thuy…mà ngay chính nhà văn Nguyễn Khải nhìn đâu cũng thấy “xung đột”, nhìn cái gì cũng thấy “địch phá hoại”.
Năm ấy thôn Hỗ được mùa, “no ăn cho nên thanh niên đua nhau chơi diều sáo….Thanh niên chơi, cán bộ chơi, cả cụ già cũng thả diều…Ong trùm Hoà nói chuyện với Môn, với Nhàn, với các cán bộ của xã :” Đấy, nhờ sự lãnh đạo của Uỷ ban, năm nay thôn nhà vui vẻ quá, đàn sáo suốt đêm…”
Chơi diều ở nông thôn là chuyện bình thường, nhưng tác giả cũng cố gài cho nó một ẩn ý “chính trị” :
“ Thôn xóm đương sầm uất vì việc đạo , vui vẻ phần đời thì vợ Liêu ngồi bán hàng ở chợ Hỗ rỗi mồm kháo chuyện :” bây giờ ở dưới đất các ông cán bộ tranh hết phần nói nên dân lại phải làm mồm ở trên giời…”
Thế là lập tức nhiều người phụ hoạ :
”Đấy, nghe kỹ mà xem, cái sáo nó cứ kêu : cha ơi…cha ơi…cha ơi….”.
Thế rồi một số người xì xào to nhỏ với nhau :
“ Bây giờ hoạ cộng sản dâng lên như nước thuỷ triều, không thể đối địch với chúng được , càng cựa càng bị giây pháp luật thít chặt  đành phải nhờ tiếng sáo nó kêu khắp bốn phương may ra có thấu đến Chúa , đến đức Mẹ , đến các cha ở miền Nam không ?”
Vậy là giống đội cải cách “phóng tay phát động quần chúng” nhìn đâu cũng ra địa chủ, qua tiếng sáo diều ông nhà văn cũng nghe thấy tiếng nói cuả  bọn “phản động”.
 Sau vụ “sáo diều”  đến vụ làm “nhà nguyện”.
Cũng nhân dịp năm nay làm ăn xởi lởi nên một vài xóm rục rịch dựng nhà nguyện để sớm tối giáo hữu đến đọc kinh , đỡ phải lên mãi nhà thờ xứ…”.
 Thông thường, chuyện dựng nhà nguyện có gì ghê gớm, nhưng ông nhà văn cũng lồng vào đó “âm mưu phá hoại  của nhà thờ”. 
Thế là nhân dịp Chú tịch xã Môn đi vắng nửa tháng, ông trùm Hoà xin phép bà Phó Chủ tịch Nhàn dựng nhà nguyện. Bà này lý luận :
“ Đứng về phía chính quyền mà xét thì việc dựng thêm nhà thờ họ lẻ rất phù hợp với chính sách bảo vệ tín ngưỡng của chính phủ, đứng về mặt đạo thì lại càng nên khuyến khích hơn , nước Chúa có được mở rộng thì mới có thêm nhiều linh hồn được  cứu chuộc…”
Thế là bà Phó Chủ tịch Uỷ ban cho phép luôn.
“Uỷ ban đồng ý buổi sáng thì buổi chiều họ xóm trại khởi công xây dựng nhà thờ ngay….Văn phòng của ông chánh đốc công xây nhà thờ họ chật ních người đến làm việc phúc đức. Giá thóc chợ Hồ xuống hẳn vì xóm trại đem thóc đi bán nhiều quá…:”.
Như vậy nhà thờ phải làm vội làm vàng để qua mặt ông Chủ tịch xã.  Nhưng rủi cho mấy ông, khi nhà nguyện cất xong, sửa soạn làm lễ khánh thành thì ông Chủ tịch xã đi công tác về.
Ngôi nhà nguyện đã xây xong, ông Chủ tịch xã không ngăn cản được nữa, trong cuộc họp Uỷ ban, ông thẳng thừng phê bình bà Phó Chủ tịch Nhàn “hữu khuynh” cho phép dân xây nhà nguyện :
“Tôi thử hỏi các đồng chí chỉ riêng có một xóm trại xin làm nhà thờ hay là cả miền này , cả tỉnh này đang rục rịch yêu cầu thế ? Có phải chỉ sau khi ông Lân nhân danh đức Cha đi kinh lý các xứ mới sinh ra cái chuyện này không ? Tại sao các xóm phàn nàn là hồi  này gọi đi họp rất khó. Bây giờ chưa khó lắm đâu, nay mai mà để mỗi xóm lẻ mọc lên một cái nhà thờ hoặc một cái nhà nguyện thì tối đến chỉ đánh chuông đến boong một tiếng là cán bộ ngồi trơ một mình khai hội với bức vách. Đồng chí Nhàn bảo tôi tả, nhưng tôi lại nhận xét đồng chí giải quyết các việc thuộc về tôn giáo rát khờ dại. Cứ giải quyết theo hướng đó thì có ngày uỷ ban đem vợ con lên núi ở…”
Và ông gây sự bằng cách không cho tổ chức ăn mừng khánh thành và bắt mấy ông trùm đạo mang hết sổ sách lên để ông…kiểm tra và chỉ đạo :
“ ..vôi nhà xứ đã có sẵn mười tạ , nay mua thêm hai mươi tạ nữa là vừa đủ, xây hai cổng , xây tường hoa , quét vôi trong nhà thờ. Nhà thương phía sau nhà cô mụ quá dột nát thì sẽ vận động các xóm góp rạ , góp tre lợp độ dăm buổi . Ghế gãy đóng lại, nếu còn thiếu thì đóng thêm. Không nên mua chiếu ngoài rất tốn, chỉ cần mua ít đay, ít cói  rồi triệu tập thanh nữ, bà già lại đánh đay, đem bàn dệt vào dệt…”
Vậy là ông Chủ tịch xã muốn làm cha thiên hạ, cai quản luôn cả việc đời lẫn “sự đạo”. Ông “thò tay chỉ việc” cho nhà thờ sát sạt vậy chứng tỏ Đảng “quan tâm” “ưu ái” tôn giáo lắm, thể hiện “chính sách tự do tín ngưỡng” sáng ngời còn kêu ca nỗi gì ?
Cũng may, hồi đó  nếu tiểu thuyết “Xung đột” của nhà văn Nguyễn Khải mà lọt vào tay một chuyên viên phân tích của Toà Thánh  thì còn gì là những “lời hay ý đẹp” về tự do tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước ta ?

             
*tiền dùng để cầu nguyện cho linh hồn người đã qua đời
            
                             (còn tiếp)

                       

See what happens when Gary Oldman directs Jack White’s live show

The American Express Unstaged series, in partnership with Vevo and YouTube, matches a musical act with a visionary director to create a unique online experience. Previous match-ups have included Duran Duran directed by David Lynch, Arcade Fire directed by Terry Gilliam, and My Morning Jacket directed by Todd Haynes.

Tonight at 6pm PT, Gary Oldman will direct the live stream of a very special performance from Jack White. At a time when White is embarking on a brand new solo project, with his album Blunderbuss performing well both critically and commercially, we're excited to see what he brings to the stage of New York City's Webster Hall!


Watch the show unfold on Jack White's official channel.

Tim Partridge, music marketing manager, recently watched "Metronomy - The Bay."

Bahrain Grand Prix, France goes to run-off ballot, Plane crash in Pakistan

Everyday on the CitizenTube channel (and @CitizenTube on Twitter), along with our curation partners @storyful, we look at how the top news stories are covered on YouTube. Each week we post a weekly recap of the top news stories of the week, as seen through the lens of both citizen-reported footage and professional news coverage.

  • We saw the controversial Bahrain F1 Grand Prix proceed on Sunday, despite continuing anti-government protests.
  • We monitored the presidential elections in France as Nicolas Sarkozy and François Hollande geared up their campaign efforts ahead of the May 6 French presidential run-off ballot.
  • We were shocked at scenes of devastation in Pakistan after a plane crash caused the deaths of over 100 people.
  • We watched George Zimmerman secure bail from Seminole County jail after posting 10 percent of his $150,000 bond.
  • We followed the GOP candidates as the race for the Republican nomination all but concluded with Mitt Romney's latest primary victories.
  • We observed students clash with police in Montreal as a protest over tuition hikes turned ugly.
  • We were saddened at the deaths of seven as flash floods swept away a church youth group in Kenya.
  • We viewed fading optimism that the presence of UN observers in Syria would decrease violence after 70 people were reported killed in a bomb blast in Hama.
  • Finally, we marked Earth Day with a selection of YouTube films uploaded to create awareness of the occasion.
Come back to see the news unfold on YouTube. 

Olivia Ma, YouTube News & Politics, recently watched "War and Terror in Liberia: VICE Presents 007."



Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

VỀ MỘT THỜI...HÀNỘI ( KỲ 30)


                        
                                        (tiếp theo)

      Bình quay người với vẻ chịu đựng làm tôi thương nhói . Tuy nhiên tôi không còn đủ sức chống nổi đôi mi mắt kéo rũ xuống. Tôi lờ mờ thấy anh đi lại, dọn dẹp, gói ghém đồ dùng, rồi thiếp đi. Tôi nằm mơ thấy chính tôi đang nằm trong chiếc xe cấp cứu rú còi, chạy quanh thành phố. Xe cứ chạy mãi, chạy mãi chẳng đỗ đâu cả mà tôi thì dường như đang hấp hối sau một tai nạn máu cứ chảy mãi, chảy mãi, toàn thân lạnh toát, cứng đờ, không còn điều khiển được ngoài cái đầu động đậy đôi chút.
Trong ánh sáng lờ mờ ngọn đèn treo trên đầu, tôi thấy Bình, và lạ chưa, anh mặc chiếc áo pull có in hàng chữ của tôi. Tôi cứ đăm đăm nhìn anh đi tới ngồi bên cạnh và tôi mỉm cười : “Bon voyage, bon voyage, bon voyage...”. Tôi cứ lảm nhảm như thế cho đến khi có ai đó đập lia lịa vào người .
      - Dậy đi cô, gớm, mới chập tối đã ngủ lăn quay.
      Tôi mở mắt, Hồng Loan đang đứng bên giường lôi bật tôi dậy. Từ hôm đến nhà nó nhắc việc ông Giám đốc may mặc, dễ hơn tuần nay tôi mới gặp lại.
      - Dậy thu xếp cho chồng đi chớ. Sáng mai mới ra sân bay bây giờ đã chúc “bon voyage” ?
      Tôi kéo Hồng Loan ra ban công để Bình gói đồ đạc. Con bé thật kỳ, bao tối rảnh rỗi mong đến chẳng đến, giờ bận bịu với chồng lại dẫn xác tới. Tuy vậy tôi tỉnh cả người nghe nó ríu rít kể lể đủ thứ chuyện . Ông bô bà bô đã về,nó đã giúp ông Giám đốc may mặc, nó mới đi thăm trại bò chỉ cách Hà Nội vài chục ki-lô-mét vậy mà sữa sản xuất ra chẳng biết dùng vào việc gì, nhất định nó phải viết phóng sự kêu cứu cho  sữa bò. Nó nhìn trộm vào trong phòng rồi ghé tai tôi nói thầm:
      - Hoàng Minh đi rồi.
     - Đi đâu?
    - Lên Đại Nải dự sáng tác tranh. Thất tình trốn Hà Nội đấy.
    Tôi nhớ những hình tròn, hình ống trong “tiêu bản những vi khuẩn” của Hoàng Minh, phân vân không hiểu anh ta vẽ gì nữa? Từ sau buổi trưa tôi bỏ đi ở quán cà phê, tôi không gặp lại Hoàng Minh, và sau cái lần động rồ đòi gọi điện thoại cho anh ta tới, tôi quên bẵng ngay khiến cho Hồng Loan phải kêu lên tôi là đứa vô tâm, lạnh lẽo. Mặc kệ nó muốn nói gì thì nói, tôi không thể làm cái gì tôi không thích.
    - Cũng may đấy, - Hồng Loan chép miệng - cậu mon men tới cái nhà ấy bà già nuốt sống.
    Tôi chợt nhớ bà già khô quắt có đôi mắt lạnh như hai đồng tiền với những con chó phốc nhỏ thó của bà. Tôi trừng mắt :
   - May cho bà già, tớ mà thích thì chấp mười bà cũng không nhai nổi tớ.
   - Thôi đừng khoác, đến ông Giám đốc nhà cậu, khi cần, bà ta chỉ thổi một cái là bay mất ghế.
  - May quá tớ lại không có ghế.
 - Nhưng cậu có nhan sắc, cả một đội quân đâm thuê chém mướn sẵn sàng tạt axít, cầm dao rạch mặt khi bà ta ra lệnh.
   Tôi rùng mình nhớ tới cô gái nằm trong chiếc xe cấp cứu rú còi chập tối. Không lẽ con người độc ác đến thế kia ư ? Cái bạo lực đã lan tràn, vượt qua khỏi cả giới lưu manh, đầu đường xó chợ vào tới giới thượng lưu quan lại rồi sao ?
   - Như tớ đây chẳng hạn, Hồng Loan nói tiếp, một anh chàng nào có vợ rồi, cả gan xé rào quyến rũ , lập tức chỉ tháng sau xách ba lô đi “tăng cường biên giới”.
     - Vậy còn sức mạnh trái tim?
     Hồng Loan bật cười, cái cười sắc lạnh làm tôi thấy ghét, dẫu sao nó cũng thuộc tầng lớp hàng ngày thiên hạ chỉ  cơm rau muống, lạc rang mặn thì trong tủ lạnh nhà nó chẳng thiếu gì cao lương mỹ vị.
    - Cậu có lăn lộn viết báo như tớ mới hiểu cuộc đời chó đẻ bây giờ. Chiến thắng của lương tâm con người chỉ còn trong tiểu thuyết cậu vẫn biên tập.
      Tôi chán không còn muốn tranh cãi, thông thường trong những trường hợp thế này, người nào cũng muốn lôi về mình cái chân lý vốn có rất nhiều “chân”.
      - Sắp tới chỗ cậu có ra cuốn nào khá không?
      Hồng Loan kiếm cớ chuyển đề tài cho đỡ căng thẳng chứ thực ra nó còn lạ gì kế hoạch Nhà xuất bản tôi, cuốn nào hay, nó đọc ngay từ bản thảo. Tuy nhiên tôi vẫn nói tập tuyển thơ cụ X, đang in gấp nhân việc cụ sắp sửa “chuyển sang từ trần”. Gia đình đang đổ sâm cố giữ cụ tới sinh nhật thượng thọ 80 tới tuy cụ đã gần như mất tri giác. Hóa ra ranh giới cái sống và cái chết ngày nay cũng khó phân định. Riêng tôi, tôi cho rằng cụ đã chết rồi, chết từ sau lúc cụ nói cảm ơn tôi và “bon voyage, bon voyage...”
Ông Giám đốc xuất bản tận mắt chứng kiến giây phút đó nên không trách tôi không thu băng được tiếng nói cụ, ông chỉ nhắc lập danh sách các cụ nhà văn nhà thơ cao tuổi để có kế hoạch ghi âm và chụp ảnh khỏi quá muộn như trường hợp cụ X.
Tuy vậy công việc không dễ dàng như tôi tưởng, thu băng phát trên đài thì được, chớ lại do các cụ sắp chết mà ghi âm thì ít ai muốn. Một nhà thơ cao tuổi nọ suýt nữa thì nổi giận, hóa ra ám ảnh về cái chết đè nặng khiến cụ cấm không được nhắc tới nó. Tôi kể Hồng Loan nghe và tắc lưỡi:
      - Các cụ không chịu đọc thơ thì thôi, lúc nào rảnh cậu đọc tớ ghi băng vậy.
      - Ủa, vậy là tớ sắp chết ?
     - Chưa, nhưng trước sau gì cũng chết, cứ đọc trước  thì hơn.
    - Ghê quá nhỉ, ra cậu xếp tớ ngang với các nhà thơ lớn đấy.
    Tôi bảo nó lớn bé có kể gì, cứ thơ hay thì ghi băng, thỉnh thoảng chán ca nhạc đổi món nghe thơ. Thế là nó hào hứng giảng giải cho tôi hiểu  thơ “ đọc” dễ đánh lừa người ta bằng biểu diễn, nhiều bài khi nghe đọc rất hay, nhưng xem trên giấy lại thường. 
Tôi liếc vào trong xem giờ, tội nghiệp chồng tôi, anh đã gói ghém xong xuôi mọi thứ, chắc anh đang sốt ruột sốt gan, nguyền rủa mọi thứ thơ trên đời này sao không chết hết cả đi. Áng chừng Hồng Loan nói còn dài, lại có nguy cơ bốc hứng lên, nó dám đọc thơ lắm, tôi đành phải giả vờ hốt hoảng :
     - Thôi chết, tớ phải đi nấu cho ông ấy nồi cơm nếp.
     - Ừ nhỉ, tớ quên béng mất mai ông Bình đi sớm.
     Chồng tôi tươi mặt khi Hồng Loan chúc lên đường may mắn và xin phép ra về. Hỡi ôi, nó chưa ra khỏi phòng thì đã có tiếng ông Giám đốc may mặc oang oang ngoài cửa. Ông nhất định kéo Hồng Loan ở lại, mở ra gói mứt sen, đòi pha trà mời cả nhà và trịnh trọng báo tin sắp đi tham quan CHDC Đức.
Sau cảm ơn dài dòng, ông ca ngợi bố Hồng Loan, một người lãnh đạo nhìn xa trông rộng, chí công vô tư, tiếp đó ông khen những bài báo Hồng Loan viết rất sắc bén và mới mẻ, chống tiêu cực với tinh thần dũng cảm.
Tôi ngồi chết lặng , vái trời ông ta đừng biết sáng mai chồng tôi đi công tác không ông lại chuyển sang đề tài thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam thì đến nửa đêm mới hết chuyện.
Lúc thế này tôi mới phục Bình điềm tĩnh nhẫn nại, cứ lẳng lặng rót nước mời khách, lắng nghe với vẻ mặt tươi rói mặc dầu chắc bụng anh đang tức sôi sùng sục. Rút cuộc khi khách khứa về hết, cả hai chúng tôi mệt lả, đồng hồ treo tường đã chỉ 11 giờ khuya.
      -Anh chuẩn bị xong hết rồi, em khỏi làm gì nữa.
      Tôi cảm thấy có lỗi với anh, bởi vậy tôi thay đồ rất nhanh và đêm hôm đó anh phải kêu lên kinh ngạc. Quả thực, tôi không miễn cưỡng như mọi lần, ngược lại, tôi chủ động yêu anh cho tới khi anh rơi vào giấc ngủ. Kéo chiếc chăn mỏng đắp lại cho anh, tôi trở dậy mặc quần áo sau khi đã xoay trở đủ kiểu nằm, đôi mắt vẫn trong veo, chẳng chịu chợp đi cho.
Tôi pha cà phê, đốt điếu thuốc lá ngoại của chồng, ngồi nhấm nháp một mình trong đêm vắng. Tôi không có ý định viết tiếp cuốn truyện, tuy rằng ngoài dòng mở đầu, tôi chưa viết thêm chữ nào, hãy giành việc đó sau khi chồng đi. Tôi cũng chẳng tưởng tượng ra cô gái sẽ làm mẫu cho nhân vật, về đêm, đầu óc tôi giống như phố xá, mọi ý nghĩ đều biến mất như xe cộ vậy. Như thế thực lý tưởng cho cả năm giác quan tiếp nhận mọi tinh túy của thuốc lá thơm và cà phê hảo hạng , rồi cả đến thiên nhiên dường như cũng muốn ban thêm cho tôi bằng luồng gió lành lạnh, ánh trăng thu muộn hắt một khoảng vàng mờ qua cửa sổ.
Ôi, đời thật đáng sống nếu như phía trước còn hứa hẹn những đêm thanh khiết như đêm nay, chẳng lo toan nghĩ ngợi gì, chẳng đè nặng một ám ảnh nào, ta cứ ngồi thế này và ngồi thế này.

                         (còn tiếp)




STRskillSchool is April’s YouTube Partner On The Rise!

Please join us in congratulating Steve Roberts from STRskillSchool! He is YouTube’s “On The Rise” spotlight partner for April and is featured today on the YouTube homepage.

Based in Suffolk, England, Steve has 14 years of coaching experience in a variety of sports, but is most passionate about soccer (football). He runs a sports coaching company along with Senior Coach Tommy Marsden, and brings coaching advice and knowledge of the sport to millions of people across the world via his YouTube channel. Regardless of your age or skill level, STRskillSchool has step-by-step tutorials for any player. Check out Steve’s instruction for the Ronaldinho/Neymar step over, knuckle balls and free kicks, how to do a hard flick over your head!



Here are a few words from the Steve:
My name is Steve Roberts and I am a UEFA qualified football coach. STRskillSchool is me and pretty much all the videos are filmed, edited and performed by myself and I am self taught in film making. I have loved football (soccer!) from a very young age. I always dreamt of being a Pro Footballer but sadly didn't make it. Two years ago I thought I would make tutorials to share with players, as the content I found was incorrect or frustrating to watch. I now have over 100 videos teaching many parts of the game, which players, coaches and parents can enjoy. I have been so overwhelmed from the worldwide support shown on my Youtube channel. I would like to thank everyone who has supported me in the past and thank you those who rallied round to help with the voting. My fans are the people who keep me motivated to create new fresh content. There are lots of new videos to come from me, so please subscribe and see what the future has to offer! Thanks again! 

If you’ve enjoyed this monthly On The Rise blog series and want to see more rising YouTube partners, check out our On The Rise channel. Keep an eye out for next month’s blog post, as your channel may be the next one On The Rise!

Christine Wang and Devon Storbeck, YouTube Content Partnerships, recently watched “Birth to 12 years in 2 min. 45 sec. Time Lapse Lotte.”

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ 31)


                                   
                                ( tiếp theo)

Ngay cả trong gia đình Nhàn, Phó Chủ tịch xã, chỉ có hai mẹ con  mà xem ra trò chuyện hàng ngày giống như “hai phe” đối lập nhau. Hồi cải cách, cha Vinh bị mang ra đấu. Bà mẹ bênh cha :
Đấu cha là đấu Chúa đấy…Mày phải biết đỗ được đến chức cụ là trải qua trăm nghìn khó khăn thử thách đấy . Nếu người không có nhân đức thì ngay khi chịu phép cắt tóc không hộc máu cũng phát ung nhọt , bệnh tật rồi..”
Cô con gái cãi lại :
“ Mẹ còn nhớ nhân dân bên Thạch Bi xứ cũ của ông ấy, cơm nắm cơm gói đến chầu chực ở đây hàng tuần chỉ xin được lột da ông ấy căng mặt trống không ? Chính phủ không xử bắn là may chứ còn tiếng tốt gì ?”
Bà mẹ lại kể lể :
Nếu mày không nghe lời tao, tao không dậy được  mày thì cả nhà này sẽ mắc vạ tuyệt thông , bị khai trừ ra khỏi hội thánh . Nếu thế thì mẹ chết mất…Con ơi, mẹ run sợ lắm. Mẹ già rồi, ngày linh hồn lìa khỏi phần xác cũng chẳng bao xa…lúc đó hai con khiêng được mẹ ra đồng hay sao, hay là buộc rợ vào chân mẹ cho trâu kéo hở con…con nghĩ lại cho mẹ nhờ …”
Ngày này qua ngày khác, bất kể ngày hay đêm, cứ hai mẹ con ngồi với nhau là y như rằng nổ ra “xung đột” như thế. Ông nhà văn liệu có nói quá đi không ?
Trong gia đình, họ hàng nhà Thuỵ – đội trưởng  du kích,  “xung đột” và chia thành hai phe ‘cách mạng” và “phản cách mạng” còn dữ dội hơn. Chú ruột của Thuỵ là cha Thuyết, bố đẻ của Thuỵ là ông trùm Nhạc. Ngày nọ cha cho gọi các cháu trong nhà gồm có Thuỵ, Toán và Quyên tới để cha cho tiền làm nhà. Trước khi đưa tiền, cha lại nói chuyện “chính trị” :
Nói đến cải cách tao lại nhớ hồi ấy du kích chúng nó làm bùi nhùi cụ Ngô rồi đâm chém hò hét. Thật trò hề. Cụ Ngô là người rất sùng đạo. Cụ là em đức Cha Ngô Đình Thuc đấy. Nghe nói sáng nào cụ cũng đánh ô tô đến nhà thờ xem lễ rồi mới về làm việc. Trong Nam người ta yêu quý cụ lắm…”
Nghe ông chú tuyên truyền “phản động”, dẫu ông là cha đạo đi chăng nữa, Thuỵ cũng chặn họng ngay :
“ Thưa cha…cha cho gọi chúng con lên để nói chuyện trong nhà hay chuyện chính trị ?”
Cứ như thế, chú cháu bốp chát nhau, sau cùng cha Thuyết  chỉ cho tiền  Toán và Quyên , còn  Thuỵ nhất định không nhận. Bởi thế ông Nhạc, bố của Thuỵ chì chiết con :
Khí khái rởm. Tiền đưa tận tay mà không thèm cầm. Bốn năm chục vạn chứ có ít đâu, mày thử xem đến bao giờ mới dành dụm được chục vạn mà dựng nhà ? Mày cứ bảo cha không tốt, không tốt thì cũng là cha linh hồn, cũng là em tao, chú mày. Mày đừng đâm bị thóc chọc bị gạo để anh em tao lủng củng với nhau. Không tin người ruột thịt thì tin ai ? Mày không thèm lấy tiền của cha thì tao sẽ xin cha, ăn mày cha chẳng ai cười …”
Thế là quan hệ cha con của  Thuỵ – đội trưởng du kích  cũng căng thẳng chẳng thua gì quan hệ mẹ con của cô Nhàn – Phó Chủ tịch xã.
 Liệu trong những người ruột thịt với nhau chỉ toàn là “xung đột” chính trị không ?
Trong một số không nhiều các nhà văn miền Bắc viết về Thiên Chúa giáo như Nguyễn Thế Phương với tiểu thuyết Nắng , Chu Văn với tiểu thuyết  Bão biển…có thể nói Nguyễn Khải là nhà văn bám sát nhất quan điểm Mác Lênin  “tôn giáo là thuốc phiện ru ngủ quần chúng”. Chẳng hiểu ông có xác tín điều đó không hay chỉ vờ  làm vui lòng đồng chí Tố Hữu ; song trên các trang viết của ông nhan nhản những tình tiết, những nhân vật được ông mô tả chỉ nhằm bỡn cợt Chúa.
Đám rước kiệu “tượng Đức Giê-su vác câu rút“ trong ngày lễ Phục sinh được mô tả với giọng dè bỉu :
Thỉnh thoảng xé lên lanh lảnh một vài tiếng kèn đồng te té te té…chói tai , lạc lõng, chìm nghỉm ngay trong cái hỗn độn của tiếng trống, tiếng  trắc gỗ , tiếng đọc kinh ngắm đàng thánh giá , tiếng gọi nhau í ơi…”.
Đám người tổ chức rước toàn là quân phản động. Đánh nhịp cho đội trống là Quảng và Liêu.  Quảng là “ con trai phó trương xứ , mười bảy tuổi đã sung vào đội quân của cha Báu, mười tám tuổi chuyển qua đội quân com-măng-đô, ít lâu sau được  cử làm người hộ thân cho viên quan năm chỉ huy quân sự miền hạ Nghĩa Hưng ”, mới đây lại gỉa chết để vu vạ cho bộ đội giết dân.  Còn Liêu bị “tình nghi ở trong đảng phái phản động, truy bức vợ chồng hắn về võ khí trong nhà xứ. Từ ngày ấy hắn quan niệm về phần đời , phần đạo hoàn toàn khác. Thày Thịnh mời hắn ra đứng trong ban thành lập hội trống nhà xứ”.  Khi hội trống đã được thành lập với ba mươi cái trống và bốn mươi bạn hữu, Liêu lộ mặt phản động “Lý tưởng của người ta không phải là  xã hội chủ nghĩa mà chính là hạnh phúc vĩnh cửu trên thiên đàng…: “.
Sau đội trống  thì đến nghĩa binh nam và nữ. Nhà văn mượn một con bé con để diễn tả sự thờ ở của con chiên với “nỗi đau của Chúa”.
Nó “còn bé lắm chừng như mới chịu lễ lần đầu , hai  đầu mào trắng chấm xuống gần khoeo chân…”. Nó mếu máo đọc kinh :” Kính mừng Ma-ri-a đầy ơn phúc…bà có phúc lạ hơn người nữ…và Giê-su con bà…”, nhưng mắt nó lại nhìn “một con chuồn chuồn mình đỏ đậu rún rẩy trên bụi rơi gai ở vệ sông. Ôi con chuồn chuồn đẹp quá, đậu ngờ nghệch quá…”.
Trong khi đầu óc con bé  chẳng nghĩ gì tới Chúa thì ngay bà quản giáo  trong đám rước cũng vậy . “bà không đọc kinh, bà còn mải trông hơn sáu mươi em nữ nghĩa binh, học trò của bà, nếu rời mắt là chúng nó lại xô đẩy nhau, cấu véo nhau…”  và bà quản giáo được  mô tả đầy ác cảm “trên khuôn mặt bà không có lấy một nét nào hiền dịu, tha thứ, cởi mở của người mẹ; nó ảm đạm như người có nỗi buồn sâu kín; nó khắc khổ vì bà là người tu hành ; khi bà đánh trẻ con thì rõ là người khó tính khắc nghiệt …”
Sau đó các con chiên lần lượt  vào nhà thờ nghe đọc đoạn đóng đanh tưởng nhớ đến những sự thương khó Chúa Guê-su đã chịu trên cây thánh giá. Chẳng hiểu sao cha xứ lại …khó kiếm ra được  một người đọc đoạn kinh đó.
“” Ông Đông phó trương xứ chữ quốc ngữ không biết, chữ nho cũng không nốt nên sự  hiểu biết đạo lý kinh sách chẳng hơn gì người bổn đạo. Còn ông trùm Hoà , trùm đạo thôn Hỗ lại càng…dốt hơn.” .
 Có thực trong các ông trùm đạo nhiều người mù chữ đến như thế chăng ?
Và nỗi đau của một bà già thương xót chúa Giê-su được mô tả “hài hước”:
Bà Nhàn ngồi vào một góc, cái mào đen rủ xuống hai bên má che gần hết khuôn mặt ảm đạm của bà. Bà cố bày ra trong trí khôn như xem thấy chúa Giê-su  bị quân dữ đóng đanh trên cây thánh giá thật. Những cái đanh sắt mà đóng xiên qua bàn tay Chúa mình như thế thì đau đớn biết chừng nào, chỉ vì tội mình và tội tổ tông truyền. Ôi, cái mạo gai, có những bảy mươi hai cái gai lọt vào óc Chúa tôi, buốt nhức biết bao nhiêu , máu chảy đầy mặt ròng ròng. Bà cứ tự vật vã với mình , trách móc  mình  sao đã vội vã quên đi sự thương khó mà Chúa đã phải chịu…”
Thật đúng “tôn giáo là thuốc phiện “ . Nó làm một bà già trở thành mê mụ, mù quáng đến dở hơi :
“ Chúa lấy hai cây gỗ cứng thay giường nằm, lấy mạo gai nhọn thay gối còn bà thì giường cao, chiếu sạch, chăn đắp , màn che , bà còn phàn nàn gì nữa, kêu xin gì nữa. Bà không bao giờ ao ước được sướng hơn mà chỉ muốn mình sẽ khổ đi, chịu đựng thêm vì con đường lên thiên đàng là con đường hẹp…”
Lực lượng “nhà thờ” đông đảo vậy nhưng chẳng là gì với chính quyền cách mạng tiêu biểu nhất là Môn – Chủ tịch xã. 
Một trong những địch thủ nguy hiểm  nhất của nhà xứ là Môn, xã đội trưởng ngày trước và nay là chủ tịch xã …”
Trong cải cách, do “âm mưu của nhà thờ” , Môn đang là xã đội trưởng bị kích lên “thành phần phản động”  suýt nữa bị bắn như Rỹ. Lúc sửa sai, Môn được phục chức  và trở thành một đảng viên trung kiên , lập trường còn vững hơn cả cấp trên. Môn thường xuyên theo dõi các hoạt động trong nhà thơ và bắt ne bắt nẹt .
Một hôm trên toà giảng, cha Vinh cao hứng nên có giảng chệch ra ngoài kinh sách E-van đôi chút :” Vinh đây dẫu đầu rơi máu chảy cũng không chịu lui đâu. Nó có vả ta má bên hữu ta còn giơ má bên tả cho nó vả nữa kia. Ai chịu bắt bớ vì sự công chính thì có phúc thật vì nước trên lời là của kẻ ấy…”
Lập tức có kẻ mật báo, ngay sau buổi giảng, “Môn nhân danh chính quyền mời cha Vinh đến trụ sở nói chuyện”. Khi cha tới, “cha đưa tay ra nhưng không ai bắt nên lại rụt tay về”, Môn trấn áp ngay :
Linh mục làm phản động , chính phủ bắt giữ để tự hối cải lại còn nói không lùi bước. Ý chừng linh mục muốn chống đối với chúng tôi mãi chăng ? Muốn làm phản động lần nữa hay sao ? Nếu vậy chúng tôi sẽ có cách…”
Tất nhiên cha sợ vãi mồ hôi, lần sau cạch đến già có giảng kinh thì cũng phải “uốn lưỡi bảy lần “ .  Khi “duyệt” cho nhà xứ thành lập đội kèn, ông Chủ tịch Môn còn đặt điều kiện :
Người trong hội kèn chỉ biết có thổi kèn thôi, ngoài ra không được  làm những việc gì khác, nói rõ ra là không được làm chính trị. Nếu có thế nào thì ban chánh trương phải chịu trách nhiệm. Còn nếu bằng lòng đặt dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban thì cụ thể phải nằm trong khối văn xã…”
Ban chánh trương  cùng các trùm họ mở tiệc mổ trâu để bầu Quý là địa chủ vào Ban chánh trương xứ. Tất nhiên Môn được mật báo và tuy không được mời cũng lừng lững đi vào bữa tiệc như chỗ không người rồi lên giọng chủ tịch xã :
Muốn đạo gì thì đạo , đã là công dân thì phải theo đúng pháp luật   của Nhà nước . Nếu ai làm trái thì dù bố mẹ đẻ ra cũng không bênh được …”
Rồi ông Chủ tịch xã can thiệp vào việc bầu bán của nhà  thờ :
Tôi lấy một ví dụ : đã là địa chủ thì nhất thiết phải tước hết quyền công dân, không được tham gia bất cứ một tổ chức nào cả.Thấy ban chánh trương cũ bất lực cần bầu lại thì cứ bầu, giáo dân chúng tôi hoan nghênh mà uỷ ban cũng hoan nghênh, nhưng bầu địa chủ là sai, địa chủ lãnh đạo nông dân là chuyện ngược đời, là trái chính sách , trái cả lẽ đạo…”
Và chỉ vài ngày sau khi chánh trương xứ Quý đi Hà Nội về, “ Môn cho hai du kích đến áp giải Quý lại trụ sở bắt ngồi xuống đất . Môn hỏi :
“ Quý ! Mày hãy nhắc lại tám điều quy định cho địa chủ sau cải cách ruộng đất để uỷ ban nghe !”
Lâu lắm ông chánh trương xứ  mới lại bị nghe một người khác nói đến tên mình một cách láo xược vậy. Nhưng người đó lại là …đại diện chính quyền . Bởi vậy  “Môn bảo sao hắn cũng vâng dạ ngoan ngoãn lắm như người bị mê muội từ lâu nay mới có dịp thức tỉnh. Môn kết luận :
“ Mày đi Hà Nội không xin phép ai , đáng lý phải trị thẳng tay làm gương cho đứa khác nhưng Uỷ ban tha thứ lần đầu. Còn mày làm những gì thì trong này đã có hồ sơ cả . Đời mày do mày định đoạt lấy. Muốn ăn cơm nóng , ở nhà với mẹ với vợ cũng được mà muốn ăn cơm mắm, ngồi xà lim cũng được …”
Ngày nay đọc lại đoạn văn này vẫn thấy “sởn gai ốc” .

                         (còn tiếp)

America’s Got Talent YouTube auditions are back!

People discover amazing talent on YouTube every day, and our friends at NBC’s America’s Got Talent are back for a third year to celebrate that. Starting today if you’re in the US, you’re invited to submit an audition video for a spot on America’s Got Talent to compete for the million dollar grand prize.

You have until June 1 at 11:59pm ET to show what you can do, and the folks from NBC will post the top 20 finalists to America’s Got Talent’s YouTube Channel. Like before, everyone around the world can then vote from June 25 to July 7 to select The YouTube People’s Choice Winner—earning a guaranteed spot on the show that's sponsored by Snapple. Maybe you’ll be the one to go a step further than opera singer Jackie Evancho, who went from YouTube contestant to second-place in 2010.



Whether you’re the best of the best or can do something the world needs to see, share your video on youtube.com/agt. You can also submit and vote for your favorite videos on your Android devices and iPhone.

Contest Info
NBC representatives will review the submissions and select the top 20 entrants. Those 20 videos will be posted to the AGT YouTube channel, where you can vote for your favorite to become The YouTube People’s Choice Winner, earning a guaranteed spot on the AGT YouTube Special episodes taping August 14 and 15. The grand finale will air on September 11 & 12. More info is available on the channel’s rules.

If you’re looking for inspiration, visit the America’s Got Talent Channel at youtube.com/agt to get an idea of the kind of creativity and talent that makes it to the show.

Sue McCauley, YouTube Entertainment & Film marketing programs manager, recently watched “America's Got Talent YouTube Special - Jackie Evancho.”

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

VỀ MỘT THỜI HÀNỘI (KỲ 29)




                                         (tiếp theo)

 Cụ cứ nhắc đi nhắc lại mãi câu đó, giọng nhỏ dần, nhỏ dần làm tôi lo sợ:
- Thưa cụ, cụ đọc cho cháu ghi bài thơ “Trăng”.
 Đôi mắt cụ nhắm lại, không hiểu cụ đã kiệt sức hay không muốn mở ra nữa, chỉ thấy cục yết hầu lên xuống lúc nhanh lúc chậm.
Tôi vẫn lăm lăm trong tay chiếc micrô, cuộn băng vẫn quay đều, lúc này chắc nó chỉ ghi được tiếng thở dốc, dồn dập dường như bao nhiêu hơi còn lại đang vội vã chốn chạy khỏi thân thể cụ.
Bất giác tôi nhìn thấy nơi miệng cụ một nụ cười lạ lùng, nó làm cho gương mặt bỗng trở nên trẻ thơ khiến tôi phân vân phải chăng trước lúc chết, những người già được sống lại giây lát tuổi nhi đồng?
Tuy nhiên, cụ lại mở mắt, vẻ thơ dại biến mất, cụ nhìn chiếc micrô,ấy, tôi nhìn thấy gì đây, tôi thấy một bàn tay xương xẩu của cụ giơ lên gạt nó ra. Không,chắc tôi nhầm,bởi vậy tôi rướn người, gí sát chiếc micrô gần miệng cụ hơn nữa, bàn tay cụ lại gạt nó đi, và lần này tôi thấy trong đôi mắt cụ lóe lên một vẻ như là giận giữ.
Tôi bỗng nức lên khóc, chiếc micrô tuột khỏi tay, rơi cạch xuống sàn gỗ, mái tóc tôi xổ tung, ôm xõa trên ngực cụ, ôi trái tim nhà thơ, vào những giây phút chót nó vẫn tận tình, khỏe khoắn.
Tôi ớn lạnh như đang bị giằng mất một cái gì đó như là ruột thịt, như là quê hương, cảm giác cô đơn đặc sệt như bóng tối lan ra khắp trong tôi, không một nơi ẩn nấp, lẩn tránh được nó, tôi tuyệt vọng và lại rú lên khóc.
 Tất cả những gì sau đó tôi chỉ cảm thấy loáng thoáng và lờ mờ. Hình như mọi người tràn kín cả phòng, lô nhô những cái đầu thấp cao và những đôi mắt mở tròn. Người đàn bà lôi tôi khỏi giường và dìu tôi đi giữa hai hàng người dãn ra một lối nhỏ. Tiếng ông Giám đốc quát khe khẽ, tiếng người xôn xao khiến căn phòng trở nên như toa tàu chợ.
      - Lui hết ra chứ, cụ vẫn còn khỏe kia mà.
      - Vậy sao đã khóc váng lên làm ai cũng tưởng...
      - Nước da đồi mồi thế kia thì còn khuya...
      - Người nhà đâu , đổ cho cụ chén nước sâm...
      Cánh cửa buồng khép lại sau lưng, luồng gió thoảng tới mùi củi mục, tôi tỉnh táo hẳn, bước nhẹ trong hành lang vắng cảm giác như vừa ra khỏi một phòng chiếu phim trong đầu còn đầy những hình ảnh vừa diễn ra trên màn bạc. Tôi ngồi lại trong phòng khách chờ người đàn bà trở lại lấy giúp túi xách và máy ghi âm rồi lẳng lặng dắt xe ra cửa. Ông Trưởng phòng biên tập từ đâu đó chạy tới, mặt đỏ hơi rượu, níu xe tôi lại:
      - Sao? Thế nào? Thu băng có tốt không?
      Tôi không trả lời, gạt ông ra và lẳng lặng đạp xe đi. Phố phường vẫn giữ nguyên cái vẻ sống động của nó tưởng như trên đời này chỉ có kẻ qua người lại, xe cộ ồn ã và những cửa hàng bày bán đủ thứ. Bây giờ mình đi đâu nhỉ? Tôi thoáng nghĩ tới bát bún trắng muốt và những con ốc vàng ươm. Ôi, đời vui quá, không buồn được...

7.

 - Mai anh đi rồi. - Bình tìm tôi ở cơ quan, báo tin với vẻ nửa vui lại nửa buồn.
Ngay cả tôi, tôi cũng không biết mình tiếp nhận tin đó với thái độ ra sao, chỉ gọn lỏn :
- “thế hả?”.
Anh nói anh sẽ đi chừng nửa năm, vào thành phố Hồ Chí Minh nhận làm Chủ nhiệm đồ án thiết kế một cái cầu lớn, mọi thủ tục đã xong và để cho tôi tin, anh chìa cả vé máy bay lẫn giấy đi đường cho tôi xem.
     - Sao gấp quá thế? - Tôi càu nhàu.
    - Trời đất, anh đã bảo em cả tháng nay còn gì?
    Ừ nhỉ, có tới chục lần anh dỗ dành : “Anh sắp đi rồi, chiều anh chút đi”, vậy mà lúc này tôi thấy đột ngột như mới nghe lần đầu. Tôi chạy tìm ông Trưởng phòng xin nghỉ để mua sắm, sửa soạn cho chồng. Hai cái quần đùi, bánh xà phòng tắm, tút thuốc lá Sông Cầu, kim chỉ, vài viên thuốc cảm, lọ dầu cù là... Mới chỉ thoáng nghĩ tôi thấy bao như thứ cần thiết. Ngồi sau xe máy anh chạy qua các phố, thỉnh thoảng nhớ ra một thứ, tôi lại vỗ vai anh tụt xuống chạy vào cửa hàng.
    - Thôi em ạ, cứ thế này hết ngày mất thôi. Anh chỉ còn có...
    Anh cúi xuống xem giờ và kêu lên thời gian còn lại bên tôi quá ít. Vậy thôi, tôi nói, chiều nay khỏi nấu cơm, mình sẽ đi ăn hiệu một bữa chia tay. Anh hưởng ứng không sốt sắng lắm, nom cái mặt anh tôi biết, anh chỉ thích về phòng ngay, đóng cửa lại, anh còn không đầy 12 tiếng đồng hồ nữa kể cả giấc ngủ. Chúng tôi ghé vào một tiệm vừa túi tiền nhưng đủ món cho một bữa gọi là tiệc chia tay. Tôi ân cần gắp cho anh những miếng ngon nhất rồi chống đũa ngồi nhìn.
    - Sao em không ăn đi? - Anh phồng má lên hỏi.
   - Từ từ, không lại nghẹn, còn sớm, làm gì cuống lên thế?
   Anh buông một tiếng thở dài não nề làm tôi phì cười :
   - Vậy thôi, đừng đi nữa
  - Lạ thật, anh cứ bồn chồn làm sao ấy, chuyến đi này chắc “lành ít, dữ nhiều”.
  Bất giác, tôi đặt một bàn chân tôi lên bàn chân anh dưới gầm bàn. Làn da ấm áp của anh làm tôi nóng bừng. Chắc tôi rất yêu anh mà tôi không biết, tình yêu đó chìm lấp trong cả ngàn thứ vụn vặt hàng ngày, chỉ lúc sắp chia tay, nó mới chòi lên, chọc vào lòng tôi đau nhói. Những ngày tới sẽ không có anh để mà dằn dỗi, hành hạ và bỡn cợt, sẽ không còn phải từ chối, chống trả đòi hỏi quá đáng của anh - tất cả những thứ đó đã hợp thành một thói quen khi sắp mất nó tôi bỗng thấy lo sợ.
     - Anh cứ ăn chậm thôi, ăn xong mình sẽ về nhà ngay, tối nay em cho anh tùy thích.
      - Thật nhé, em nói thật nhé...
      Mắt anh sáng lên. Ấy đấy, tôi chỉ biểu lộ được tình yêu với anh theo cung cách cụ thể như thế thôi.
     Tôi lấy làm tiếc dù đã cố moi óc cũng không ra được câu nào thật mùi mẫn để vui lòng anh, ngược lại vẻ suy nghĩ lại làm anh lo sợ :
     - Này, đừng có thay đổi ý kiến nữa đấy nhé.
    - Giá anh bớt “cái đó” đi thì em sẽ...
    Tôi định nói “sẽ yêu anh hơn” nhưng lại thấy có vẻ “cải lương “ quá nên chỉ nhe răng ra cười. Anh gặng:
   - Em sẽ sao?
   - À, sẽ thích anh hơn.
    Anh nhìn tôi chăm chú, giọng buồn buồn :
  - Anh đi, em có nhớ anh không?
  - Anh đoán thử coi.
  Anh có vẻ cụt hứng:
  - Em thì biết nhớ nhung là cái quái gì, mai kia lại không ngủ một mạch từ tối đến sáng ấy ư.
 - Anh đã biết thế sao còn hỏi?
   Tôi thở ra ngao ngán, quả thực tôi chỉ muốn làm anh vui trước lúc đi xa, đành vậy, biết làm sao?
Ở hiệu ăn ra, tôi hào phóng mua cho anh một bao 555 đắt tiền. Phố xá đã lên đèn, một chiếc xe cấp cứu rú còi chạy qua , một tai biến nào đó chắc vừa xảy ra gieo vào tôi ám ảnh về một điềm gở trước khi anh đi.
 Ngày trước, trong lần cuối đi chơi với Biên Cương để rồi chia tay , tôi cũng gặp một chiếc xe cấp cứu chạy qua và linh cảm ngày đó đã tỏ ra rất đúng. Thế còn lần này, tôi sợ chính cả tôi, tạo hóa đã ban cho cái linh cảm quái quỷ đó mà chẳng một người đàn ông nào lúc đi cạnh tôi có thể biết được. Đèn đỏ ngã tư bật sáng, Bình hãm xe ngay sát chiếc xe cấp cứu do kẹt một chiếc xe tải phía trước đã không thực hiện được quyền ưu tiên của mình. Tôi liếc nhìn vào trong xe sáng đèn và quay phắt đi. Thân hình đẫm máu của  người con gái trên chiếc cáng trắng toát làm tôi bủn rủn. Tuy vậy tôi cũng không ngăn được mình thử tìm cái mùi “tử khí” mà tôi rất tin vào khả năng dự đoán bằng khứu giác của mình . Mừng quá, tôi không tìm thấy nó, vậy chắc cô gái không chết. Đèn xanh. Bình cho xe vượt ngã tư và khi xe cấp cứu chạy qua tôi không thể ngăn được mình nhìn vào trong xe lần nữa. Tôi bỗng trố mắt kinh sợ, trời đất, người con gái xấu số kia sao giống hệt tôi. Không, đúng là tôi chứ còn ai khác, cũng mái tóc ấy, gương mặt ấy, thân hình ấy. Tôi vội đập vào vai Bình, hỏi xem anh có nhìn thấy điều đó không? Bình cười to : điên, em điên  rồi, vậy cái cô đang ngồi sau anh có phải là em không? Không phải đâu, tôi cũng cười theo anh, em chết rồi, xác người ta đang chở đi kia. Tôi bỗng buồn hẳn, suốt dọc đường về nhà, tôi không hé răng nói một lời. Bải hoải và mệt rã, tôi gieo người xuống giường, nhìn Bình đi tới với ánh mắt của một con thú bị thương.
      - Anh cho em chợp mắt một lát đã...
      - Được, được, em cứ ngủ đi.

                    (còn tiếp)