We get it. You love music. From propelling unknown artists to the top of the charts, to cheering on established artists as they reinvent the music video, to remixing and reimagining your own, music fans have turned YouTube into the world’s go-to music destination. Now, to celebrate music fans and the music you love, we’re announcing a new kind of awards show--one powered by you.
On Sunday, November 3, YouTube will host the first-ever YouTube Music Awards, a live-streamed event honoring the artists and songs that you have turned into hits over the past year. Lady Gaga, Eminem, and Arcade Fire will join other top artists and some of YouTube’s biggest stars including Lindsey Stirling and CDZA in performances and musical collaborations from Seoul, Moscow, London and Rio, culminating in a live event in New York City. Music-video visionary Spike Jonze will be the creative director and acclaimed actor Jason Schwartzman will host with VICE and Sunset Lane Entertainment acting as executive producers.
And we’ll need your help. In mid-October, YouTube Music Awards Nominations will be announced based on the videos that you watched and shared over the past year. We’ll then call on you to determine the songs and artists honored, by sharing the nominees across social media so the awards are judged in full view of everyone.
There will be a whole lot more music to enjoy on YouTube around the Music Awards. In the days leading up to the November 3 event, nominees will share official music videos, covers, parodies, concerts, interviews and fan videos on YouTube--so you can stay in the loop, find your faves and discover new music you didn’t even know you loved! Stay tuned for lots more info, and get ready for a nonstop week of music on YouTube.
Danielle Tiedt, Vice President, Marketing, recently watched "Lady Gaga - Applause (Official)," "Eminem - Berzerk (Official) (Explicit)," and "Arcade Fire- Here Comes the Night Time."
Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013
Stan Winston School is September’s On The Rise partner!
Congratulations to the entire team at Stan Winston School, our featured “On The Rise” partner for the month. Their videos are in the spotlight on the On The Rise homepage and the YouTube Spotlight channel today.
Founded more than four years ago, the Stan Winston School of Character Arts in many ways carries on Stan’s own legacy as a contributor to some iconic films including "Jurassic Park," "Iron Man" and "Avatar." The school’s various courses, webinars and workshops are led by some of Hollywood’s best artists and technicians. Whether you’re interested in seeing behind-the-scenes effects from "Terminator 2" or you’ve always wondered about the evolution of "Jurassic Park"’s raptor suits, this channel has content that’s bound to entertain and educate. And Halloween is just around the corner--if you need costume ideas, you might want to check out this Iron Man suit built by a 16-year-old!
Here are a few words from Matt and Erich:
Christine Wang and Devon Storbeck, YouTube Partner Support, recently watched "Spencer’s Home Depot Marriage Proposal."
Founded more than four years ago, the Stan Winston School of Character Arts in many ways carries on Stan’s own legacy as a contributor to some iconic films including "Jurassic Park," "Iron Man" and "Avatar." The school’s various courses, webinars and workshops are led by some of Hollywood’s best artists and technicians. Whether you’re interested in seeing behind-the-scenes effects from "Terminator 2" or you’ve always wondered about the evolution of "Jurassic Park"’s raptor suits, this channel has content that’s bound to entertain and educate. And Halloween is just around the corner--if you need costume ideas, you might want to check out this Iron Man suit built by a 16-year-old!
Here are a few words from Matt and Erich:
Thank you from all of us at Stan Winston School! We're honored to have been selected as a YouTube "On the Rise" Channel and it wouldn't have been possible without the support of our awesome community of Creature FX fans. We hope this spotlight brings even more awareness to the magic behind the movies, and inspires a new generation of artists to create their own fantasy characters. Long live monster making!If you’ve enjoyed this monthly blog series and are interested in learning more or participating, we encourage you to visit our On The Rise homepage. You can check out all of our past featured partners on the Featured Partners tab, or nominate a YouTube partner to be considered for the program on the Nominate tab. Feel free to submit nominations for your own channel, or for channels you follow that you think deserve more attention or could be the next YouTube sensation. We’ll continue to feature promising partners who drive YouTube watch time, have fewer than 100,000 subscribers, and produce engaging content on a regular basis.
Christine Wang and Devon Storbeck, YouTube Partner Support, recently watched "Spencer’s Home Depot Marriage Proposal."
Nhà văn Nhật Tiến : GIẤC NGỦ CHẬP CHỜN ( KỲ 5 )
Thằng Bình quay lại nhoẻn một nụ cười gượng gạo. Không còn vẻ hồn nhiên nào in trên nét mặt thơ ngây của nó nữa. Hai hàm răng trăng nhởn như quá lộ liễu trên khuôn mặt vêu vao. Cho đến giây phút đó, lão Đối mới thực sự cảm thấy nó xa lạ với mình. Ngần nấy tuổi đầu, sống bám vào mảnh đất quê hương dai như sức sống của những con đỉa đói trong Đầm Tròn, tất cả mọi sự kiện nào xẩy ra ở đây, dù là một thân cây mục ruỗng, một bồn cỏ héo úa, một con gà chết dịch hay một nhân vật trái nắng trở trời, lão đều thông suốt như tất cả mọi phần huyết mạch chạy trong thân thể cằn cỗi của lão. Vậy mà bây giờ nhìn thằng bé, lão thấy như giữa mình với nó có một sự cách biệt sâu xa. Lão tự hỏi cái gì đã làm cho lão cảm thấy điều đó? Phải chăng bây giờ nó không còn chia xẻ với lão nếp sống nhọc nhằn ở đây, bây giờ ý nghĩ của nó không hòa cùng ý nghĩ của lão về một trận banh tròn, một đám tế lễ ồn ào, náo nhiệt hay về thời tiết ảnh hưởng đến đời sống của toàn thể mọi người trong ấp Vĩnh Hựu. Ôi! Cái thuở xa xưa ấy như chìm lỉm trong tiềm thức dai dẳng của lão. Chúng nó có thể không nhớ, nhưng lão thì chẳng thể nào quên được. Đó chính là cái nguyên do mà lão không rời bỏ chốn này, cho dù súng đạn, chết chóc vẫn xảy ra hàng ngày như cơm bữa.
Lúc thằng Bình đi khỏi và tai lão đã lắng nghe thấy tiếng chân của nó tan biến hẳn vào bóng đêm tịch mịch, lão Đối mới bắt đầu cài cửa và lên nằm duỗi dài trên phản gỗ. Giấc ngủ đến với lão chập chờn. Hình ảnh của gia đình lão, gia đình thằng Hoanh, thằng Bình và tất cả mọi người mà lão quen thuộc hình như thấp thoáng ẩn hiện trong ý nghĩ của lão.
Cho đến lúc có từng tràng đạn nổ dài xé rách bầu không khí tĩnh mịch xen với tiếng reo hò từ xa vẳng lại, lão mới giật mình thức giấc. Lão nhỏm phắt người lên và nhẩy bổ lại phía vách nghe ngóng. Tiếng súng vẫn vang lên ở gần đó một lát, trở thành rời rạc lẻ tẻ, rồi im hẳn. Tim lão Đối đập mạnh trong lồng ngực. Mạch máu của lão như đông cứng lại đến tê dại cả tay chân. Lão lẩm bẩm cầu khấn cho thằng Đực không phải là nạn nhân.
Sáng hôm sau lão Đối y hẹn lần mò lên cột cây số từ sáng sớm. Nhưng lão không thấy thằng Bình. Trong bầu không khí ẩm ướt còn vương vất sương mờ buổi sớm, lão chỉ nghe thấy tiếng động thanh thoát của những con “tè hoét” vọng xuống từ những lùm cây cao và tiếng cành khô rơi rụng trong từng đám cỏ xanh mượt lóng lánh những giọt sương mai. Mãi đến khi trời sáng hẳn lão mới thấy Hoanh lững thững xách súng từ đồn về ấp nghỉ ngơi. Lão vội hỏi:
- Đêm qua có chuyện gì thế?
Hoanh đáp:
- Thằng Bình! Trời đất ơi, thằng nhóc mà to gan. Bác có thấy nó về trỏng hôn?
- Bình nào? Có ai ở đâu ra mà thấy.
- Thằng Bình ở kế bên nhà bác đó. Một hồi nó cướp súng rồi trốn ra bưng bác không nhớ sao?
- Ừa! Mà nó làm sao?
- Đêm qua nó lại mò về. Thế mới gớm chớ. Chỉ thiếu có chút xíu nữa là cháu chộp được nó rồi.
Lão Đối mừng rơn trong bụng:
- Thiệt hả?
Hoanh kể:
- Hồi hôm cháu ngồi đi tiêu ở mé xế cây gòn tuốt đầu kia kìa. Trời tối đen như mực, cháu đâu có thấy cái gì. Tới chừng trở về đến chỗ ngoẹo vô con đường ra chẩn y viện đó, thì cháu đụng ngay phải nó. Cháu hết hồn tưởng ai. Cháu mới lên tiếng thì nó ấp úng không trả lời. Tới lúc rọi đèn bin vô ngay mặt thì té ra thằng Bình. Trời ơi! Cái mặt nó ai mà quên. Cháu bèn sấn tới thì nó vùng lên chạy. Uổng quá, nếu không chới với tại cây đèn thì cháu hạ nó cái một rồi.
- Rồi nó đâu?
- Chắc nó lết tuốt vô trong đồng rồi chớ còn đâu?
Tim của lão Đối thót lại:
- Sao lại lết? Bộ nó đau hả?
Hoanh đắc chí mỉm cười:
- Chẳng đau thì cũng thành tật, bác à. Cháu lớ quớ vậy chớ cũng còn đủ thì giờ lia cho nó một băng. Hiềm vì tối quá nên chắc nó chỉ bị thương thôi. Hồi sáng này cháu có trở lại chỗ đó để dò la manh mối thì thấy có nhiều vết máu trên cỏ, chẳng của nó thì ai?
Lão Đối lặng người đi không đáp. Im lặng một lát, lão từ biệt gã đàn ông rồi lững thững trở về. Chưa bao giờ lòng lão thấy bồn chồn và nóng nẩy như thế. Lão hình dung ra hình bóng nhỏ bé của thằng Bình chạy biến vào khoảng tối mù mịt. Theo dấu chân của nó là những giọt máu in trên lối cỏ. Nó bị thương ở đâu? Làm thế nào lão có thể biết được? Lão cầu cho nó có đủ sức trở về được chỗ trú đóng để không phải nằm hấp hối một mình giữa đồng không mông quạnh.
*
* *
Câu chuyện đó rồi bẵng đi, đến gần hai tháng sau lão Đối mới lại được tin của nó. Quả nhiên Bình chưa chết mà chỉ phải nằm điều trị có hai tuần lễ. Nó bị bắn thương tích ở đùi và hai tay của nó vẫn còn cầm súng được nên thằng Há vẫn sử dụng nó theo đúng khả năng.
Ít lâu sau Bình trở về ấp Vĩnh Hựu lần thứ hai. Nhưng lần này nó đi thành toán đông đảo. Mặt trận đã mở màn ở Phú Sơn, khai mạc cho chiến dịch mùa mưa sắp tới. Nhiệm vụ của thằng Há là phải tăng cường phá hoại để khuấy rối hậu phương địch, ngõ hầu yểm trợ cho những toán chủ lực Miền giữ vai trò chủ động chiến trường. Lao đầu vào công tác mới mẻ này, thằng Bình không thọ thêm được vài tuần lễ.
CHƯƠNG 2
Đổi gác xong, điểm tâm qua loa bằng khúc bánh mì, Lầu xách súng từ đồn Phi Mã đi về ấp Vĩnh Hựu. Trời sáng rõ từ lâu. Sương mai đã tan hết trong ánh nắng vàng tươi của một ngày tốt trời. Bầu trời xanh ngắt không gợn một làn mây. Rặng núi đằng xa hiện ra từng giải chập chùng với những khối đá phủ màu rêu xám. Đồng ruộng trước mặt nhấp nhô những gò đất nhỏ có những lùm cây thấp. Một vài chiếc chòi trú mưa của mục đồng hiện ra thấp thoáng trên những thảm mạ xanh rì. Lầu ngửa mặt lên cao hít những hơi thật dài. Không khí trong lành thấm vào tận thớ phổi làm gã thấy nhẹ nhõm. Cơn mệt mỏi kéo dài gần trắng đêm hôm trước dần dần tan biến. Bây giờ trong ý nghĩ của Lầu chỉ còn âm hưởng của tiếng rên la thảm thiết của thằng Huỳnh, một đồng đội, khi nó còn lăn lộn trên vũng máu. Nó lên từng cơn khát nước liên hồi. Trong lúc hôn mê, nó gào nước như những đứa bé con ngày nào gào bên xác mẹ mỗi lần một chuyến xe cán trúng một quả mìn. Lầu rất quen thuộc với súng đạn, chết chóc, nhưng không bao giờ gã có thể làm quen được với những loại âm thanh thảm thiết đó. Thoạt nghe gã còn thấy khó chịu, rồi dần dần gã thấy bủn rủn cả chân tay, trong đầu như có những mũi kim đâm vào buốt tới óc. Gã bỏ đi thật xa cho khuất hẳn tiếng kêu gào. Nhưng rồi những âm thanh ấy vẫn trở thành một ám ảnh không nguôi. Trong giấc ngủ, gã nghe thấy tiếng trẻ thơ gọi mẹ. Trong sự im vắng của tháp canh lúc trời về chiều, gã mơ thấy những bạn đồng đội, đồng hành với gã từ ngày quê hương bắt đầu có tiếng súng và họ đã xa lìa vĩnh viễn cuộc đời lính tráng với ít ra là một phần thân thể bị cưa đi. Đêm hôm qua, thằng Huỳnh là đứa bị nặng nhất. Hồi trước nó vẫn ước ao có một đôi bottes de saut, loại giầy da cao cổ, ngày nghỉ phép có thì giờ dùng si-ra đánh bóng lộn. Cả đồn Phi Mã, ngoài mấy ông sĩ quan không nói làm gì, trong hàng ngũ từ trung sĩ trở xuống, Huỳnh mới chỉ thấy một người có được một đôi. Đó là gã binh nhất Nguyễn văn Cói.
Cói mới được đổi từ vùng I về đồn được hơn sáu tháng. Hôm ra mắt đồn trưởng, “cả người gã trông chỉ được có mỗi đôi giầy”, đó là lời nhận xét của Huỳnh khi thấy gã lễ mễ ôm đồ quân trang, quân dụng đi ngang qua sân sỏi ở cột cờ. Đôi giầy của gã quả thật trông thích mắt. Gã đánh thật kỹ mặt da đen láng đến lên nước bóng như gương soi. Đi đôi giầy vào, thân hình phục phịch của gã như cao thêm, nhanh nhẩu ra và đầy vẻ hùng dũng. Huỳnh ước ao có nó còn hơn là ước ao có cái băng đạn báng cong của loại súng Carbine M2, loại băng đạn có thể nạp được một lúc 30 viên mà lại có thể dùng cho loại súng Carbine M1 của gã. Đã nhiều lần gã mượn Cói đôi giầy để đi thử một vài vòng vào những buổi sáng Chủ Nhật. Gã nện đế giầy cồm cộp xuống mặt đất lổn nhổn đá dăm. Đẹp thì có đẹp nhưng vẫn chỉ là đồ đi mượn. Gã muốn làm chủ hẳn một đôi giầy oai vệ như thế. Gã nhắn nhe ông Chuẩn úy Dũng hồi nào đi phép thường niên về Sài Gòn, “thế nào cũng cố tha về cho em một đôi, mắc bao nhiêu em cũng chịu ”. Tiền thì gã đã sắp sẵn. Chuẩn úy Dũng cũng đã rục rịch nạp đơn xin nghỉ phép. Thế mà cuộc đụng độ hôm trước đã phũ phàng cất đi của nó cái điều kiện thiết yếu nhất dành cho chủ nhân một đôi giầy. Tức là nó phải có đủ cả hai bàn chân! Bây giờ thì Huỳnh chỉ còn có một nửa cái điều kiện ấy mà thôi! Ước mơ của nó thế là đã vĩnh viễn nằm trong tâm tưởng.
Lầu dừng chân ở trên dốc cầu. Vết tích của cuộc đụng độ đêm hôm trước còn để lại là những vỏ đạn đồng sáng loáng nằm rải rác trên mặt đất loang lổ máu. Chiếc lô cốt ở cánh mặt bị sập một khoảng lớn. Lớp rêu phong xám xịt bở toác ra, làm lộ hẳn ra ngoài những lõi gạch đỏ hỏn, trông như những mẩu xương lòi ra ngoài lớp da thịt. Qua khỏi dốc cầu bên này, những vệt máu tím sẫm lại hiện ra, nhưng lần này tạo thành một dây kéo dài từ mặt đường nhựa xuống bụi cỏ và mất hút sau những luống rau xanh bị dẫm nát. Như thế là ngoài cái xác thằng Bình ở bờ mương, chúng nó cũng còn có đứa bị nặng. Chắc chắn là nó không thể đi được một mình và ít ra là phải có hai đứa khiêng đi. Những tên tuổi quen thuộc đi qua ý nghĩ của Lầu. Thằng Há, thằng Đực, thằng Sách hay thằng Du... Bất giác Lầu tự hỏi cho đến bao giờ, cái danh sách gồm toàn những tên tuổi quen thuộc với Lầu từ hồi còn nhỏ đến giờ sẽ bị loại trừ dần dần cho đến hết. Vốn liếng kỷ niệm ấu thơ của Lầu chỉ có ngần ấy. Mà chiến tranh trên đất nước này thì đã kéo dài từ hai mươi năm. Ý nghĩ buồn thảm đó làm Lầu thấy thót ruột lại. Gã chợt nghĩ đến người vợ ở nhà. Với trời đất này, hằng ngày đã xảy ra biết bao nhiêu là biến cố. Gã rùng mình xua đuổi ý nghĩ hãi hùng vừa chợt đến và rảo bước thật nhanh.
(còn tiếp)
Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013
HẺM BUÔN CHUYỆN ( KỲ 118) : Nói vậy mà không phải vậy .
Tối nay chị Gái hủ tíu cứ mở tivi kênh nào cũng thấy ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đăng đàn diễn thuyết. Trong quán chẳng hiểu có ai nghe, chỉ thấy bà Năm củ cải càm ràm :
“ Tắt tivi đi chị Gái hủ tíu!”
Thằng Bảy xe ôm cười hô hố :
“ Phải trông mặt tắt tivi không ?”
Bà Năm củ cải lắc quày quạy :
“ Tôi có biết chả là ai đâu mà trông mặt tắt tivi. Có điều chả nói gì tôi đâu có hiểu . Tắt tivi chẳng hơn à ?”
Thằng Bảy xe ôm cười lớn :
“ Bà Năm củ cải không hiểu đúng rồi. Ổng nói với tây chớ với ta đâu mà đòi hiểu ?”
Cô Phượng cave cười rinh rích :
“ Tây cũng chịu, đố hiểu chả nói gì ?”
Ông đại tá hưu đập bàn :
“ Con Phượng cave kia ? Sao mày dám nói đồng chí Thủ tướng nói tây không hiểu ?”
Cô Phượng cave vênh mặt :
“ Thì ông nói tiếng ta…tây hiểu sao được ?”
Ông Tư Gà nướng càm ràm ::
“ Ổng không nói đâu…ông đọc bài thư ký soạn sẵn…bởi vậy có khi ngay cả ổng cũng chẳng hiểu con mẹ gì ?”
Thằng Bảy xe ôm bỗng la lớn :
“ Í mẹ ôi, từ tối giờ toàn thấy ổng thôi. Chắc ổng “chém gió” suốt cả buổi thời sự này. Kỷ lục quốc gia đưa vào ghi nét đấy nha …”
Gã Ký Quèn trợn mắt :
“ Nguyễn Tấn Dũng chém gió sao bằng Nguyễn Phú Trọng !”
Cô Phượng cave láu táu :
“Ổng Trọng chém gió sao, anh Ký Quèn ?”
Gã Ký Quèn cao giọng :
“ Thì mới hôm qua ổng nói với cử tri hai quận Tây Hồ và Hoàn Kiếm Hà Nội là tuyệt đại đa số người dân đồng ý với tên gọi hiện nay - nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam….”
Thằng Bảy xe ôm buột miệng :
“ Đã trưng cầu dân ý đéo đâu mà biết tuyệt đại đa số đồng ý ?”
Ông đại tá hưu nổi cáu :
“ Việc gì phải “trưng cầu dân ý”.. Xưa nay bác Hồ đã nói “ý đảng, lòng dân”. Đảng muốn giữ tên nước Cộng hòa XHCN Việt nam tức là toàn dân nhất trí với đảng rồi…”
Gã Ký Quèn cười lớn :
“ Nhưng ổng cũng “chém” một câu rất hay :”"Bây giờ ra khỏi nhà, cái gì cũng phải tiền, không tiền không trôi. Tham nhũng lớn cũng có, tham nhũng nhỏ cũng có, như ngứa ghẻ, rất khó chịu,"
Ông Tư Gà nướng thắc mắc :
“ Xưa nay các cụ ta vẫn nói “ ghẻ” là ghẻ…Tàu, hắc lào là hắc…Lào. Vậy tham nhũng có phải Tàu đưa sang không ?”
Cô Phượng cave cười rinh rích :
“ Thời ông cha ta tham nhũng đâu có tùm lum như hiện nay, chỉ từ ngày học theo Trung Quốc tôn đảng thành mặt trời nên mới có . Bởi vậy ông Nguyễn Phú Trọng chỉ dám nói tới tham nhũng như ghẻ thôi, không dám nói…ghẻ tàu…”
Ông Tư Gà nướng càm ràm :
“ Ghẻ tàu ghẻ ta gì cũng được. Chỉ lạ sao gần đây mấy cha lãnh đạo thích chém gió về tham nhũng vậy ?” Như ông Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ngày 21 tháng 9, cũng chém "Không tham nhũng lấy đâu tiền mà chạy chức vụ này chức vụ kia ...Mặc quần đùi áo trắng, vợt mấy chục triệu, mà lương như thế thì làm sao đủ tiêu?"
Cô Phượng cave cười rinh rích :
“ Cả bà Phó Doan cũng chém tưng bừng, hôm 11 tháng 9 bà “chém “ "tôi càng đi càng thấy buồn, ăn của dân không từ một cái gì”.
Gã Ký Quèn khoát tay :
“ Thua hết…thua ông Trương Tấn Sang hết. Ổng chém :” một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là chết cái đất nước này”
Bà Năm củ cải chợt rền rĩ :
“ Tin sao được mồm mấy chả. Nói vậy mà không phải vậy đâu ạ…”
Cả quán ồ lên cười trừ ông đại tá hưu.
29-9-2013
Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013
nhà văn NHẬT TIẾN : HÀNH TRÌNH CHỮ NGHĨA (KỲ 21)
(tiếp theo)
Trích “Tác Giả Viết Thêm”, trong tập truyện Thương Tiếc của NGỌC ANH, trang 217 và tiếp theo :
. “Nhân viết đến đoạn này tôi cũng muốn nhắc đến một chuyện không làm tôi tức giận nhưng là kinh nghiệm để đời. Chuyện đó xảy ra cách nay đã năm, sáu năm, lúc tôi và chị Cao Mỵ Nhân họp nhau để thực hiện Tuyển Tập Truyện Ngắn Hai Mươi Năm Văn Học Hải Ngoại 1975-1995 cốt ý lấy lại thanh danh cho Văn Bút Nam Cali .....
......................
Nhà văn Mai Thảo đã vui vẻ đưa bài, chưa kể còn khuyến khích khi biết chúng tôi làm với mục đích tốt đẹp, vì lý do đó khi ông mất, tôi đã thật sự thương tiếc, đưa tiễn ông đến tận nghĩa trang và đợi cho đến giờ lấp huyệt. Riêng nhà văn Nhật Tiến cũng thế, phải nói rằng ngoài vấn đề không đồng quan điểm chính trị, thì ông là một người có tâm tính rất tốt, tương tự như nhà văn Mai Thảo, ông đã vui vẻ tìm một bài không có màu sắc chính trị để đưa tôi; còn những lời khuyến khích thì thật nhiệt tình . Sau khi tôi layout tất cả các bài viết kể cả bài viết không mang màu sắc chính trị của nhà văn Nhật Tiến với sự đồng ý lúc đầu của ông Viên Linh, và mặc dầu đã sẵn sàng để đưa đi in, thì ông Viên Linh ra điều kiện phải bỏ bài của nhà văn Nhật Tiến ra, nếu không thì tuyển tập này sẽ không được ra đời. Trong khi cá nhân ông Viên Linh không hề có bất cứ công trình nào trong tuyển tập này, ngoại trừ đòi hỏi phải viết cho bằng dược bài Tổng Quan Hai Mươi Năm Văn Học Hải Ngoại. Sở dĩ tôi phải dùng chữ đòi hỏi vì tôi và chị Cao Mỵ Nhân có ý định nhờ người khác viết bài này. Trong lúc đó nhà văn Cao Xuân Huy đã thúc giục tôi hãy mang tất cả bài viết đó, cùng ông làm một tuyển tập khác đầy đủ người viết hơn và cơ sở Đại Nam sẽ in tuyển tập mới đó (trước đó cơ sở Đại Nam đã bằng lòng ký giao kèo để in tuyển tập của Văn Bút, đã giao cho nhà văn Khánh Trường vẽ bìa và bìa hiện nay của tuyển tập Văn Bút chính là bản vẽ đầu tiên do cơ sở Đại Nam nhờ hoạ sĩ Khánh Trường vẽ). Tôi buộc lòng từ chối vì nghĩ rằng mục đích của tôi không phải làm cho cá nhân mình mà với tinh thần lấy lại uy thế cho Văn Bút Nam Cali để Văn Bút có thể mạnh tiến trong việc tranh đấu cho những người viết đang bị cầm tù ở Việt Nam. Thế là giống như người “leo lưng cọp”, tôi bắt buộc phải lay out lại tuy trong lòng không biết nói sao với nhà văn Nhật Tiến. Cũng may ông là người hết sức biết điều, tôi gọi cho ông bảo rằng có lẽ tôi sẽ không tiếp tục cho in tuyển tập này nếu không có bài của ông, thì ông đã khẳng khái bảo tôi nên nghĩ đến chuyện lớn, nên lấy bài ông ra để cho tuyển tập được ra đời. Viết đến đây tôi xin thành thật cám ơn và xin lỗi một cách công khai nhà văn Nhật Tiến về điều này.
....(Ngọc Anh, tập truyện Thương Tiếc trang 330)
****
Cũng là một chuyện chẳng đặng đừng mà tôi phải trích lại những đoạn văn trên, không ngoài mục đích minh họa thêm một vài nét trong sinh hoạt văn học nghệ thuật ở hải ngoại để các bạn trẻ ở xa có thể hiểu rõ được vấn đề hơn. Cũng nhân đây, tôi xin cám ơn nhã ý của nhà văn Ngọc Anh đã công khai hóa một chuyện tuy chỉ liên hệ đến một cá nhân là tôi, nhưng nó cũng phần nào cho thấy cái quyền tự do phổ biến tác phẩm của người cầm bút, dù là ở hải ngoại, đã bị vi phạm. Riêng về lời xin lỗi được ghi trong bài, tôi hoàn toàn không dám nhận. Công cuộc “tranh đấu cho những người viết đang bị cầm tù ở Việt Nam” quan trọng hơn nhiều so với việc bỏ ra không in một cái truyện ngắn nhỏ nhoi, bình thường. Hơn nữa, thiện chí của bà trong việc thực hiện tuyển tập “ Truyện ngắn Hai Mươi Năm Văn Học Hải Ngoại 1975-1995”, tôi lúc nào cũng thấy rõ. Nhà văn Mai Thảo, lúc sinh tiền cũng đã chia sẻ với tôi về điểm này.
Để kết thúc cho bài viết này, tôi muốn gửi tới các bạn trẻ bên Đông Âu một lời nhắn nhủ :
“ Chẳng ở bất cứ đâu một người cầm bút có hoàn toàn tự do sáng tác theo đúng những cảm nghĩ của mình. Tuy nhiên, cũng chẳng phải vì thế mà người ta nên bẻ bút, và trong bất kỳ tình huống nào, lại càng không nên uốn cong ngòi bút của mình.”
NHẬT TIẾN
(tháng 10-2002)
*****
CHƯƠNG 10
Sinh hoạt văn hoạt Văn Học Nghệ Thuật
ở hải ngoại - Thời điểm năm 2000
____
Trên trang báo The Orange County Register
A man of letters
The Singularly Named Nhat-Tien
has been a voice of conscience for Vietnamese.
Story by QUYEN DO
He has a one-name first name ... kind of like Madonna or Cher. Novelist Nhat-Tien would not be recognized by any other reference.
It could be said that the stories by the award-winning writer almost mirror his life. Nhat-Tien’s famous short stories bespeak more of sadness than joy. While there are no heroes, the characters find solace in their own convictions. About a dozen of his works have been translated in English, French and German.
Revered by many as a versatile man of letters, Nhat- Tien became a controversial figure when he first promoted reconciliation and trade relations in the late 1980s. He was further alienated from his community when the Vietnamese Communist government selected Nhat-Tien’s novel, along with other Nobel Prize winners, to use in high school curriculum in 1994. Some even dragged his book, which promoted the work of Vietnamese dissident writers, through Bolsa.
Yet like the narratives in his stories about man’s destiny, after the fall, there is chance for vindication. A decade later, public opinion about Nhat-Tien’s work is shifting. His vision for a better Vietnam is embraced by thousands who visit their homeland annually. Last year, Nhat-Tien was named as one of Vietnam’s most significant writers in a seven-volume book, “History and Literature of South Vietnam.” Changing times and attitudes have also revived the popularity of his writings.
“My friends called to tell me my stories were being read on air,” Nhat-Tien says in his book-filled Garden Grove home. “So I turned on the radio and listened. It was a surprise.”
This ironic turn does not seem to surprise Nhat-Tien, who seems to understand how the cycle of favorite-son-turned-infamous-author works. He has been in the public arena before. At age 24, Nhat-Tien won Vietnam’s prestigious Giai Van Chuong Toan Quoc, similar to the Pulitzer Prize, for his novel, “Them Hoang,” which means “Wild Threshold.” His book was required reading for Vietnamese students before 1975. After the fall of Saigon, his writing turned the world’s attention to the boat people’s horrific accounts of pirate attacks on the Gulf of Thailand in 1979.
“It is the responsibility of the person who holds the pen,” says Nhat-Tien, referring to his book, “Piracy on the Gulf of Siam,” published in the United States in 1981. His reporting, along with that of two other journalists, led to international rescue missions to protect refugees at sea in the early 1980s.
“It left painful scars in the lives of many people.” For more than five years, Nhat-Tien’s own avoidance of publicity and his refusal to play any sort of literary role have fueled the notion that he, too, was scarred by the fury his work evoked.
“I think the attacks discouraged him. Before that, he was very active in speaking for human rights, very involved in literature and publishing,” recalls Yen Do, former publisher of Nguoi Viet, the largest daily Vietnamese newspaper in the United States. “Nhat-Tien was a pioneer. His ideas were ahead of time. Now people see that he was correct all along. I think it was very courageous of him.”
Five minutes from the bustling Little Saigon district in Westminster, Nhat-Tien lives on a quiet cul-de-sac with a spacious back yard where his two poodles run free. He is dressed in his habitual attire of white dress shirt and dark pants. He smiles easily and moves with a quiet confidence, carrying a lithe athletic frame that belies his age, 64. Family photographs and arts and crafts by his seven grandchildren are displayed throughout his home.
Speaking publicly for the first time, Nhat-Tien says he is “semiretired” and is working on a historical novel of Vietnam, from the 1954 Geneva Conference to present day. He acknowledges that he finds peace through his writing and says he doesn’t harbor resentment toward those who opposed him.
“I have lived through the years of war since my childhood so I understand their hurt,” Nhat-Tien says. “They have the right to express their opinions just as I have the right to say mine.”
The author was also among the first to visit his country in 1990. After seeing the impoverished conditions, he spoke out in favor of normalizing trade relations with Vietnam, a stance that drew a barrage of criticisms from the Little Saigon community.
“I was saddened by it - not for myself personally,” Nhat-Tien says. “I think the bickering slows down the progress we make for the younger generation. ... Vietnam is like a closed box filled with suffocating poison. In order to make it better, you have to poke holes in it and let the fresh air come in. ... To have people travel in and out, to bring in a new economy. That’s the only way that people living there could eventually have a better life.”
Nhat-Tien’s seven grown children describe him as a tireless champion for the underdogs and the defenseless. His youngest son, entrepreneur Tru Michael Nhat-Tien, 39, says his father would often clip out articles for his children about social unrest in the world. “I think he wants to remind us not to take life for granted,” Tru says.
For Nhat-Tien, the sorrow began early in his life. When he was 11, he lost his mother and a younger brother in an air bombing in Phu Tho, North Vietnam. He never thought his writing would go beyond his tattered journal. Though the painful memories would eventually color more than 22 books and short story collections written since his youth. His first two novels were moving accounts of the lives of orphans. Both sold out their first printing.
They also caught the attention of Nhat Linh, Vietnam’s renowned contemporary writer, who later published his award-winning book, “Them Hoang.” The novel provides a poignant and evocative view of the lives in a neighborhood transformed by war. “He was a great spiritual support when I first started out,” Nhat-Tien says. “I admired his work, but he was also very political. And I did not follow his path, in this regard.”
Instead, Nhat-Tien followed his heart and produced the nation’s first children’s publication. Nhat-Tien remembers his happiest years as editor in chief of the weekly magazine, Thieu Nhi (Teens), an educational and entertainment publication for teen-agers in 1969-75.
“My wife had her own column in it,” he says, breaking into a tender smile. “All my kids were involved in the magazine in one aspect or another. I was most proud that it was a forum for entertaining kids as well as educating them.”
The Onrange County Register
September 23, 2000
MỘT CON NGƯỜI CỦA VĂN CHƯƠNG
NHẬT TIẾN, tiếng nói lương tri của người Việt
(Bài đăng trên báo The Orange County Register,California
số ra ngày thứ bảy 23 tháng 9 năm 2000)
QUYEN DO viết
Ông có một cái tên chỉ có một từ và một tên đệm cũng vậy, kiểu như Madonna hoặc Cher. Tiểu thuyết gia Nhật Tiến chẳng cần được tôn vinh bằng bất kỳ danh xưng nào khác.
Có thể nói rằng những tác phẩm của nhà văn vốn được giải thưởng văn học này phần lớn phản ánh cuộc đời buồn nhiều hơn là vui. Không có nhân vật nào trong tác phẩm của ông được coi là nhân vật chính, tuy nhiên những tính cách của chúng lại tỏ ra đầy sức thuyết phục. Khoảng chừng hơn một chục truyện ngắn của ông đã được dịch sang tiếng Anh, Pháp và cả tiếng Đức.
Được kính nể bởi nhiều người như là một ngòi bút xông xáo, Nhật Tiến đã trở nên một gương mặt gây tranh cãi khi ông đi đầu trong việc khởi xướng hòa hợp dân tộc và quan hệ thương mại vào những năm cuối của thập niên 80. Thậm chí một số người còn mang tác phẩm viết về những sáng tác của các nhà văn phản kháng ở trong nước, trong đó ông đã góp phần tham dự tích cực, lôi đi dọc con đường Bolsa hồi thập niên 80.
Giống như những chuyện kể trong các tác phẩm của ông về số phận con người,sau khi bị quỵ ngã, thường có những cơ may để biện minh, một thập kỷ sau, dư luận quần chúng về các công trình của Nhật Tiến đã thay đổi. Cái nhìn của ông về một Việt Nam cải thiện hơn đã được hàng ngàn người đón nhận khi hàng năm họ trở về thăm quê hương.
Năm ngoái, Nhật Tiến được nhìn nhận như là một trong những nhà văn sáng giá nhất trong một bộ sách gồm 7 tập nhan đề “ Lịch sử và Văn học Miền Nam Việt Nam”.Thời thế và thái độ đã thay đổi theo thời gian cũng đã góp phần làm hồi phục tính phổ cập các tác phẩm của ông.
“ Bạn bè gọi điện thọai cho tôi báo tin rằng truyện của tôi đang được đọc trên đài phát thanh” –Nhật Tiến nói thế trong căn nhà đầy sách của ông tại Garden Grove.”Tôi mở đài ra nghe. Đó cũng là một sự đáng ngạc nhiên…”
Sự xoay chiều này không làm Nhật Tiến xúc động, dường như ông đã thấu hiểu cái tâm tình của một nhà văn một khi cả lọat những đứa con tinh thần được ưa chuộng của mình đã bị biến thành các tác phẩm bị điếm nhục như thế nào . Trước đây ông đã ở trong lòng độc giả. Mới 24 tuổi,Nhật Tiến đã giành được giải Văn Chương Toàn Quốc, một giải có uy tín của Việt Nam, cho cuốn tiểu thuyết “Thềm Hoang”.Tác phẩm của ông đã trở thành cuốn sách cần thiết phải đọc đối với sinh viên Việt Nam trước 1975.Sau khi Sài Gòn sụp đổ, ngòi bút của ông đã lôi kéo sự quan tâm của thế giới đốùi với nỗi thống khổ của thuyền nhân do hải tặc tấn công trong vịnh Thái Lan .” Đó là trách nhiệm của người cầm bút” Nhật Tiến nói thế khi nhìn lại cuốn sách nhan đề “Hải tặc trong vịnh Thái Lan” in tại Hoa kỳ năm 1981. Những bản tưòng trình của ông và của hai nhà báo khác đã dẫn tới công cuộc cứu trợ của toàn thế giới nhằm cứu vớt và bảo vệ những thuyền nhân tỵ nạn ngay từ những năm đầu của thập niên 80.
“ Tôi cho rằng sự tấn công của dư luận đã làm nhụt chí ông ta.Trước đó ,ông rất sôi nổi khi nói về nhân quyền,nhất là về văn chương và xuất bản.” Đỗ Ngọc Yến, nguyên Giám Đốc của tờ Người Việt, một tờ nhật báo phát hành rộng rãi nhất ở Hoa kỳđã nhớ lại . “ Nhật Tiến là người tiên phong. Những ý tưởng của ông đi trước thời đại.Bây giờ mọi người mới nhìn nhận rằng ông luôn luôn có lý.Tôi cho rằng điều đó rất khích lệ ông ta…”
Cách Tiểu Sài Gòn thuộc thị xã Westminster chừng 5 phút lái xe, nhà của Nhật Tiến ở một đường cụt yên tĩnh có sân sau rộng rãi cho hai con chó nhỏ của ông chạy tung tăng. Ông mặc bộ đồ quen thuộc với áo sơmi trắng và quần màu tối. Ông cười dễ dàng, cử chỉ tự tin, cốt cách như một vận động viên khiến người ta khó đoán ra cái tuổi 64 của ông.
Ảnh gia đình, các tác phẩm nghệ thuật và sản phẩm thủ công do các cháu ngoại của ông treo la liệt khắp trong nhà. Lần đầu tiên phát biểu công khai, Nhật Tiến nói rằng ông đã về hưu non và đang viết một cuốn tiểu thuyết về Việt Nam thời kỳ từ hiệp định Geneve 1954 cho tới ngày nay. Ông cho biết ông cảm thấy an bình qua những trang viết và ông cũng chẳng quan tâm về những luận điệu chống lại ông.
“Tôi đã sống qua những năm chiến tranh từ lúc tôi còn nhỏ bởi thế tôi hiểu những nỗi cay đắng của họ.”-Nhật Tiến nói – “Họ có quyền phát biểu những ý kiến cũng như tôi có quyền nói ra những suy nghĩ của tôi.”
Nhà văn đã là một trong những người về thăm quê hương trước tiên, từ năm 1990. Được thấy những điều kiện sống đã được cải thiện, ông phát biểu thiên về việc bình thường hóa quan hệ thương mại với Việt Nam, một quan điểm gây nên sự phê phán dữ dội tại cộng đồng Little Saigon.
“ Tôi thấy buồn về chuyện đó – không phải cho cá nhân tôi..”-Nhật Tiến nói-“Tôi nghĩ rằng sự tranh cãi đã chỉ làm chậm lại cái tiến trình mà chúng ta muốn đóng góp cho thế hệ trẻ. Việt Nam như một cái hộp kín mít chứa đầy những khí độc ngột ngạt. Để cải thiện tình hình, ta phải đục một cái lỗ cho không khí trong lành tràn vào. Đó là phương cách duy nhất để sau cùng đồng bào trong nước có thể có một đời sống tốt hơn.”
Trong cuộc đời Nhật Tiến, nỗi buồn đến rất sớm. Năm ông 11 tuổi, mẹ và một cậu em đã chết vì bom Pháp tại Phú Thọ,Bắc Việt. Ông không bao giờ nghĩ rằng những tác phẩm của mình lại đi ra từ những trang nhật ký rách nát của ông. Mặc dầu vậy ký ức đau khổ của ông sau cùng đã tạo màu sắc cho trên 20 tác phẩm . Hai tập truyện đầu tiên của ông viết về cuộc đời trẻ mồ côi, cả hai đều bán hết trong lần đầu xuất bản.
Những tác phẩm của ông cũng gây chú ý cho Nhất Linh, một nhà văn nổi tiếng từ thế hệ trưóc ông, người mà sau này đã in cho Nhật Tiến cuốn sách được giải, cuốn “Thềm Hoang”.
Nhật Tiến nói : “ Nhất Linh đã đem lại cho tôi một sự hỗ trợ tinh thần lớn lao khi tôi bắt đầu cầm bút.Tôi ngưỡng mộ các tác phẩm của ông, nhưng sau này ông đã quá thiên về chính trị. Mà về phương diện này, tôi không theo con đường của ông…”
Ngược lại, Nhật Tiến đi theo trái tim của chính ông và ông đã dành tâm huyết cho việc xuất bản những ấn phẩm viết về thiếu nhi. Ông nhớ lại những năm tháng hạnh phúc nhất trong đời, chính là thời gian làm chủ biên tờ tuần báo Thiếu Nhi, một ấn phẩm giáo dục và giải trí dành cho thiếu nhi vào những năm cuối cùng của cuộc chiến.
“ Nhà tôi, Đỗ Phương Khanh, cũng phụ trách một mục riêng của tờ báo “, ông nói khi nở một nụ cười dịu dàng, “các con tôi đều tham gia vào tờ báo đó mỗi đứa mỗi mảng. Tôi hài lòng nhất là nó giống như một cái sân chơi cho tuổi thiếu nhi, vừa giải trí lại vừa giáo dục…”
Mai Nam dịch
(còn nữa )
Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013
BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ ( KỲ 67 )
Bác Ba Phi chợt nhớ cái khăn dệt vải thô, đen trắng, rằn ri thường khoác lên đầu che nắng mưa và gỡ xuống lau mồ hôi mỗi khi lao động nặng nhọc. Chiếc khăn từ lâu đã trở thành vật bất ly thân và thành biểu trưng cho không riêng gì các ông già mà cả các bà má, các em gái Nam bộ. Tất nhiên khi sang Mỹ bác vứt nó trong xó tủ, mang đi làm gì ? Bây giờ nơi đất khách xa xôi này lấy đâu ra khăn rằn ?
“ Thì anh tưởng tượng ra nó thôi. Tôi vứt ở nhà rồi, bên Mỹ này kiếm đâu ?”
Ông hoạ sĩ lắc đầu :
“ Nếu tưởng tượng được tôi cần gì tới bác, cứ lôi bất cứ ông già nào tới vẽ chả được ...”
Bác Ba Phi càm ràm :
“ Lôi thôi quá nhỉ ? Vậy không lẽ tôi điện cho vợ chồng thằng Đậu gửi sang ?”
Ong hoạ sĩ lắc đầu, vẻ suy nghĩ lắm bất chợt reo lên :
“ Thôi được , tôi nghĩ ra rồi...Mua cái khăn trắng dài rồi vẽ rằn ri lên . Bác nằm đây nghỉ , tôi đi kiếm khăn rồi vẽ...”
Ông hoạ sĩ nói xong vội vàng đánh xe đi. Bác Ba Phi ngồi lại một mình trong bộ xa lông to tổ chảng. Khiếp thật, ở bên Mỹ này nhà nào phòng khách cũng rộng rinh, đồ đạc toàn thứ đắt tiền và của độc. Như hồ nước xây ngay giữa phòng, có khóm trúc vàng, có ông Lã Vọng ngồi câu, có nước suốt ngày róc rách, có đèn mầu chớp nháy...chơi vậy may ra chỉ có các đại gia Sàigòn mới dám chơi. Vậy mà ông hoạ sĩ Tụng này ăn lương “oeo pheo ” Mỹ lại cũng xài sang chẳng kém gì đại gia Sàigòn mới kinh.
Nguyên bộ xa lông này chắc cũng cả trăm triệu chứ ít. Một bộ 6 chiếc ghế chành bạnh như ngai vua bằng loại gỗ gì cứ đen bóng , mặt bàn lát bằng đá gì cứ sáng choang như cẩm thạch. Rồi thì tượng đá ông tây ôm hôn bà đầm càng nhìn càng thấy sống động y như thực. Của này chắc đắt tiền lắm, bỏ rẻ cũng ngang chiếc xe hơi đời mới. Rồi thì la liệt nào đĩa cổ, chén cổ cái trưng trên bàn, cái treo tường .
Bác Ba Phi trố mắt nhìn tượng Phật bằng gỗ sơn son thếp vàng đứng lù lù góc phòng. Chèn đéc ôi, hẳn khuân từ ngôi chùa nào đó bên Việt Nam sang tận đây. Chắc kẻ trộm tượng Phật trong chùa mang bán đây. Thiện tai, thiện tai, bẻ tượng chùa là tội nặng lắm.
Bác Ba Phi nghe nói có ông đại gia Hà Nội, giàu nứt đố đổ vách, bỏ tiền ra xây chùa, ông khuân từ đâu về la liệt tượng Phật từ ông Thiện ông Ác, tượng La Hán, Phật bà quan Âm cho tới tượng trăm mắt nghìn tay. Thiên hạ tới tham quan cứ trầm trồ khen đứt cả lưỡi , riêng có một ông bạn già nói nhỏ :
” Nguy lắm, nguy lắm, “của bụt mất một đền mười”, chẳng biết ông mua bán ra sao, nhưng ông cứ khuân tượng trong chùa bầy trong phủ mình thế này trước sau cũng trả giá.”
Ông đại gia bỏ ngoài tai lời khuyên , còn chế giễu thời đại IT còn mê tín dự đoan. Nào ngờ hai thằng con trai du học nước ngoài bỗng dưng một thằng bị máu trắng, tiền đổ ra như núi mà vẫn nằm ngắc ngoải bệnh viện, còn một thằng nghiện ngập trở về nước người như cái xác ve và đau nhất là nhiễm AID giai đoạn cuối.
Con cái đã vậy còn cô vợ quanh năm xách túi sang Ý, sang Pháp sửa sắc đẹp đùng cái rước về anh bồ trẻ đáng tuổi con, khăng khăng đòi ly hôn chia gia tài.
Lúc đó ông đại gia mới giật mình nhớ tới lời cảnh báo của ông bạn già. Nhưng tỉnh ra đã muộn. Tai ương cứ dồn dập vậy mà vẫn chưa hết. Chẳng hiểu có đứa nào đó ghen ăn tức ở xúi dân địa phương rằng cái chùa của ông đại gia nằm ngay tại vị trí long mạch của làng khác nào mang bùa yểm đất làng, dân địa phương tha hồ lãnh búa tai ương dịch bệnh chỉ còn nước kéo nhau bỏ làng mà đi.
Thực hư chẳng biết sao nhưng cứ một đồn mười , mười đồn trăm thế là vào một đêm tối trời dân trai tráng trong làng bật đuốc ầm ầm kéo tới đập phá chùa của ông đại gia. Cũng may ông có đội vệ sĩ rất hùng hậu, lại có đường dây nóng tới cảnh sát 113 nên đám đông kéo tới phá phủ bị dẹp kịp thời, giải tán ngay, thiệt hại không đáng kể.
Mãi tới lúc đó ông đại gia mới tỉnh ra, cho lập đàn giải hạn và bao nhiêu tượng Phật khuân về ông đều cho người chở đi trả lại về chỗ cũ hết.
Bác Ba Phi cứ đứng tần ngần trước tượng Phật thếp vàng mà ngẩn ngơ suy nghĩ. Chẳng biết cái tội “bẻ tượng Phật” liệu có còn linh nghiệm khi sang tới đất Mỹ này không ?
Chiếc đồng hồ cổ treo tường thánh thót điểm 10 tiếng. Hoá ra đã 10 giờ sáng, tức 8 giờ tối ở bên Việt Nam rồi đó. Giờ này vợ chồng thằng Đậu chưa ngủ. Bác Ba Phi mang cell phone ra bấm bấm và lắng tai nghe. Bên kia đầu dây ngàn trùng xa cách vang lên tiếng con vợ thằng Đậu :
“ Nội hả nội ? Con đây nè...con vợ thằng Đậu đây nè...”
Bác Ba Phi mừng quýnh :
“ Nội đây..nội đây...vợ chồng ở nhà có khoẻ không ?”
“ Khoẻ lắm nội ơi chỉ có ..tiền là yếu...yếu lắm...”
Bác Ba Phi bực mình :
“ Tiền – tiền – lúc nào gọi điện thoại câu trước câu sau là lại nói đến tiền. Cá chết hết rồi, giờ tụi bay cần tiền làm gì ?”
Tiếng con vợ thằng Đậu léo nhéo :
“ Nuôi ba ba nội ơi. Nuôi ba ba đang có phong trào, người người nuôi ba ba, nhà nhà nuôi ba ba, chỉ có nhà mình là im re, cá chẳng nuôi ba ba cũng không nốt...”
“ Sao thiên hạ họ nuôi ầm ầm vợ chồng mi lại không nuôi ?”
Con vợ thằng Đậu la lên :
“ Chèn đéc ôi...thiên hạ nó mạnh vốn lắm...bỏ tiền ra đào hồ, chăng lưới, mua ba ba giống, rồi lo thức ăn ...tròm trèm cả trăm triệu đó nội ơi. Nhưng mà nuôi lâu và kỳ công lắm, nuôi cả năm tốn bao nhiêu tiền, bao công sức mà cũng chỉ nhỉnh ngang bàn tay . Được cái nhà hàng đặc sản thâu vào giá cao lắm. 550 ngàn /một ký lận...”
Bác Ba Phi cao giọng :
“ Các cụ nói tay làm hàm nhai, bọn bay không chịu chạy đây chạy đó, cứ suốt ngày sòng sõng với nhau đói là phải ...”
Con vợ thằng Đậu gân cổ cãi :
“ Tụi con không làm biếng đâu, tụi con cũng muốn bỏ công sức ra nuôi ba ba , chăm bẵm nó, ngặt vì không có tiền đầu tư xây hồ, mua giống ba ba nội ơi...”
Bác Ba Phi giật thót người, quay đi quay lại lại chuyện tiền bạc xây dựng cơ sở vật chất và mua con giống. Lần trước không có 50 triệu tụi nó đã mất vụ cá rồi. Lần này tính nuôi ba ba lại không có vốn. Bác cất tiếng hỏi :
“ Tụi bay cần bao nhiêu đủ nuôi ba ba...”
Thằng Đậu mới đi đâu về, dằng máy từ tay con vợ hét toáng :
“ 50 triệu...50 triệu tức 3 ngàn đô la nội ơi...”
Bác Ba Phi chợt nhớ bức tranh “trừu tượng” ông hoạ sĩ hứa bán được tới 3000 đôla nên bật cười ha hả :
“ 3 ngàn đôla à ? Chuyện nhỏ…”
Thằng Đậu hét lên :
“ Nội nói gì vậy ? 3000 đôla là chuyên nhỏ hả ? Nội có nói dóc không đấy ?”
Bác Ba Phi vọt miệng chửi :
“ Tổ cha mi…tao thèm nói dóc hả ?”
Thằng Đậu đầu giây bên kia cười hơ hớ :
“ Chèn đéc ôi…nội là bác Ba Phi…bác Ba Phi không nói dóc thì thành bác Ba Phì à…”
Bác Ba Phi tức quá lại chửi :
“ Ba Phi…Ba Phì ông nội mày…mai mốt tao gửi 3000 đôla về đúng có mà nhận nha, cúng dường cho nhà chùa hết cho rồi…”
Thằng Đậu la lên :
“ Ay chớ…nội chớ có cúng dường cho chùa..mấy ông sư lại đem tiền tô tượng đúc chuông , con cháu nội đến nắm xôi chẳng được…nội cứ gởi cho con…nuôi ba ba chỉ hai năm là huề vốn…”
Bác Ba Phi vui vẻ :
“ Nói vậy nghe được…ít bữa nữa tao gửi tiền về 3000 đôla mới láng coóng coi mày còn biểu nội mày nói dóc nữa không ?”
Thằng Đậu nhảy lên :
“ Thiệt không ? Nội nói thiệt không ? Mà tiền đâu vậy ? Phải dượng Tô Mì, chồng cô Ut cho vay không ?”
Bác Ba Phi lắc đầu :
“ Không hề…mày sang đây khắc biết…vay 3 chục đi ăn phở với cắt tóc còn khó, nói gì vay những 3 ngàn đôla. Bên này tiền có đồng, cá có con hết, cái gì cũng vô sổ sách, có tính trước, tính sau hết , chẳng có tiêu bừa phứa như người Việt đằng mình đâu. “
Thằng Đậu không tin :
“ Nội nói gì kỳ vậy nội. Người ta vẫn thường nói giàu như Mỹ kìa. Sao nội nói vay tiền ăn phở , cắt tóc cũng khó là sao ?”
Bác Ba Phi hét vào ống nói :
“ Nội nói thiệt đó . Hôm rồi cô Ut có cô bạn làm “neo” giàu nứt đố đổ vách, nghe nói phải tới cả triệu đôla lận, vậy mà tính về Việt Nam, nghe nhà cô Ut có tía sang chơi, vội đánh xe tới hỏi han tình hình trong nước để sửa soạn về. Chèn đéc ôi, tao tưởng cổ hỏi gì cao siêu như giá chứng khoán, giá nhà đất , ai dè cổ hỏi khách sạn Saìgòn qua đêm hết nhiêu, thuê theo giờ hết nhiêu . Rồi nếu thuê một ngày thì mấy giờ phải trả phòng. Rồi phòng máy lạnh nhiêu, phòng xài quạt nhiêu ? Rồi từ Sàigòn bay ra Hà Nội tiền vé hết nhiêu, tiền taxi từ sân bay về Hà nội hết nhiêu ? Rồi ra Hà Nội vô khách sạn có phải “bo” cho người vác đồ cho mình không ? Nếu phải “bo” thì “ bo” nhiêu ? Chèn đéc ôi,hỏi hỏi chép chép đen cả trang giấy vẫn còn ham hỏi. Nội mới bảo :” Sao cô giàu có vậy mà về Việt Nam phải hỏi từng đồng từng cắc vậy ?”. Cổ trợn mắt :” Phải hỏi chớ, phải biết các loại chi phí, và chi phí hết bao nhiêu để mà lập kế hoạch tài chánh chớ ? “
Thằng Đậu sốt ruột :
“ Vậy nếu cô Ut không cho vay nội lấy tiền đâu ?”
Bác Ba Phi đáp gọn lỏn :
“ Tiền bán tranh chứ tiền đâu ?”
Thằng Đậu ngạc nhiên :
“ Tranh đâu mà nội bán ? Cô Ut cho hả ?”
Bác ba Phi hãnh diện :
“ Tranh tao vẽ chứ cô Ut nào cho ?”
Thằng Đậu phá ra cười :
“ Nội vẽ tranh ? Tranh của nội bán được 3000 đô la…ha ha…ha ha…ha ha…”
Chèn đéc ôi, nó cười đến nóng rãy cả cái máy điện thoại, khiến bác Ba Phi quát lên :
“ Mày cười gì ? Mày cười nội phải không ?
Thằng Đậu vẫn còn chưa hết cười :
“ Thì trước nay con chỉ thấy nội cầm cuốc, cầm cày thôi, có thấy nội cầm cọ bao giờ đâu nên nghe nói nội vẽ tranh bán được 3000 đô la nên con phải cười chớ sao ?”
Bác Ba Phi càm ràm :
“ Thì mày cứ cười đi…ít bữa nữa tao gửi tiền về thì đùng có nhận nha…”
Thằng Đậu la hoảng :
“ Ay chớ…nội chớ cúp mày vội…nôi nghe con nói đã này… chớ cúp máy vội …”
Tuy nhiên bác Ba Phi mặc xác thằng Đậu, vẫn cúp máy cái kịch.
(còn tiếp)
Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013
YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU .(KỲ 88)
Mới nuôi được gần hai năm con Akita – tên con chó, đã lớn phổng gấp hai ba lần chó ta. Hàng ngày gã vẫn chơi với nó, dậy nó vồ mồi, nhảy cao, đi bằng hai chân…Gã với con chó thân thiết nhau chẳng kém gì bạn bè. Mà còn hơn cả bạn bè ở chỗ cái máu trung thành tuyệt đối với chủ ăn sâu trong nó chắc chắn chẳng bạn bè nào có được. Bạn bè ngày nay hễ cứ có ăn có chơi là xúm lại như kiến ngửi thấy mật. Đến khi gã hết tiền, tụi nó biến sạch , thằng cáo ốm, thằng cáo bận chưa kể có đứa còn phản thùng mách bố gã về những trò quậy phá của gã. Phản bạn như vậy chẳng đáng liếm gót cho con chó Nhật trung thành. Ay thế mà kỳ lạ chưa, cứ như là trời đất loạn âm loạn dương sao đó, con Akita bỗng dưng đổi hẳn bản tính, đổi hẳn thái độ, đột ngột trở nên hung dữ lao tới gã như chó ngao vồ mồi vậy . Cứ theo mẹ gã kể lại hôm đó may có tên cận vệ chạy tới cứu kịp thời không con chó cắn nát cổ gã rồi. Tên khỉ đột nhìn thấy con Akita tấn công lúc gã đã ngất xỉu vội xông vào cứu nguy. Lạ thay quát tháo, doạ nạt thế nào con chó cứ như nổi điên dứt khoát ngoạm lấy ngực áo gã không nhả ra. Sau cùng tên khỉ đột đành phải rút súng đòm vào người con chó một phát mới lôi được gã ra khỏi hàm răng nhọn hoắt của nó. Tại sao con chó Nhật nổi tiếng trung thành tuyệt đối bỗng dưng cứ như phát rồ nhằm gã tấn công vậy ? Sau này gã sợ sệt tâm sự với tên cận vệ, người đã cứu gã : “ Chắc tại linh hồn con bé đó nhập vào con Akita, chứ chó Nhật trung thành bậc nhất trong các giống chó kìa…” Tên hộ vệ an ủi gã : “ Không có oan hồn nào đâu. Tại người cậu toàn mùi máu cô gái nên con Akiata tưởng cậu là…kẻ trộm…”. Gã nổi cáu : “ Tưởng sao được, ngày nào tôi chẳng cho nó ăn, đùa với nó, có khi còn tắm cho nó nữa. Vậy mà lúc đó sao nó cứ nhè tôi cắn mới lạ. Mẹ kiếp, hoá ra xưa nay toàn đồn bậy. Lại còn dựng cả tượng nữa chớ . Giống chó này có trung thành…chó đâu ? Phản chủ như chơi…’’ Tên cận vệ cười nhăn nhở : “ Hôm đó tôi không nhanh tay bắn chết thì nó cắn đứt cổ cậu rồi. Gã nhói tim, rùng mình, ối mẹ ôi, phải chết trong hàm răng chó thì khủng khiếp . Mẹ kiếp, đến con chó Nhật nổi tiếng trung thành cũng phản gã thì đời này còn biết tin ai ? Sau những giây phút kinh hoàng đó, gã tỉnh dậy và thấy mình đang nằm trong một căn phòng rất lạ. Mình đang ở đâu đây nhỉ ? Gã nhớ ra được mọi chuyện : cái chết của cô gái, chiếc xe máy mini màu cánh cam, con chó Nhật đột nhiên hung dữ…gã chỉ kịp nhận ra hàm răng nhọn hắt của con chó rồi trời đất tối sầm không hay biết gì nữa. Gã cứ nằm thế như người chết rồi phó mặc bao nhiêu rắc rối, phiền tạp, nguy hiểm gã đã gây ra cho bố mẹ gã giải quyết. Nhận được điện thoại khẩn cấp của tên cận vệ, ông Sáu Thượng lập tức quay về nhà. Bác sĩ gia đình đang sơ cứu cho thằng con cằm bạnh . Gã vẫn chưa hồi tỉnh nhưng theo bác sĩ không có gì đáng lo ngại, gã chỉ bị choáng và cứ để gã ngủ một giấc dài rồi sẽ tỉnh lại. Vào những lúc nguy biến thế này mới thấy bản lĩnh ông Sáu Thượng được trui rèn sau bao năm đấu tranh cách mạng. Ong bình tĩnh , bỏ mặc bà vợ ngồi khóc lóc bên cạnh giường cậu quí tử vừa gây chuyện tày đình. May gã bất tỉnh không thế nào ông bố cũng cho lính đánh đòn gã một trận nhớ đời. Ong cho gọi tên cận vệ vào phòng riêng nghe hắn báo cáo chi tiết mọi chuyện . Nghe xong ông cau mày : “ Mày có biết con bé làm nghề gì ? Con cái nhà ai không ?” Gã cận vệ gãi tai : “ Con nghe cậu ấy khoe con nhỏ này cùng cơ quan, làm nghề hướng dẫn du lịch con cái ông gì cũng to lắm…” Ong Sáu Thượng trợn mắt : “ Con ông to ? Ong nào thế ?” “ Con không biết chỉ nghe cậu ấy nói ông này đang dính vụ gì nặng lắm với vũ trường Hằng Nga gì đó nên cô con gái đến đây xin xỏ nhà ta đấy ạ ?” Ong Sáu Thượng đập bàn : “ Chết cha rồi, lại thằng ôn dịch nghe lỏm chuyện rồi bày trò cho con nhỏ ấy vào bẫy . Bố nó cũng trong thường vụ phụ trách tuyên huấn chứ ít đâu. Giờ giải quyết ra sao ? Xác con bé đâu ?” Gã cận vệ lắp bắp : “ Dạ vẫn trong phòng xép sau nhà ấy ạ…” “ Mày đưa tao tới…” Gã hầu cận lật chăn trùm mặt cô gái. Ong Sáu Thượng lại gần cúi xuống nhìn mặt cô. Dòng máu ứa ra từ bên mép cô đã khô hẳn. Những sợi tóc cong queo xoà xuống gương mặt nhăn nhúm , hằn những dấu vết hoảng loạn. Ong Sáu Thượng như bị sức hút nào đó cứ ghé sát mãi xuống mặt cô gái rồi bỗng dưng ông tái mặt : “Con bé này...có thực nó chết rồi không ?” Tên cận vệ quả quyết : “ Nó chết chắc rồi, nó tắt thở từ đêm hôm qua rồi. Chính con bắt mạch cho nó mà...” Ong cao cấp lắp bắp : “ Vậy sao tao vừa thấy nó chớp mắt ?” “ Không có đâu, mắt nó trợn ngược lên thế kia sao chớp được ?” Mặt ông Sáu Thượng chuyển sang vàng khè, chợt ông kêu lên kinh hoàng : “ Kìa kìa...mắt nó lại chớp chớp nữa kìa...” “ Chớp đâu mà chớp …” Gã cận vệ chưa dứt lời, ông Sáu Thượng đã lảo đảo, ngã khuỵu xuống như trúng gió. Oi trời đất ôi, có khi oan hồn cô gái vật chết ông Thượng rồi. Gã vốn là người dân tộc sống trên núi cao được ông Sáu Thượng tuyển mộ về làm tay chân thân thiết. Gã còn nhớ hồi nhỏ trong nhà gã khi ông nội chết người ta chưa chôn ngay mà dựng ở góc nhà, dưới chân có một cái giỏ đựng cơm nếp nương. Khách tới viếng ai cũng phải vê một hòn xôi và đi tới nhét vào miệng người chết rồi lăn ra gào khóc :” Nó chê cơm tao cho nó rồi. Nó chết thật rồi…”. Lúc đó cả nhà sẽ khóc theo. Bởi vậy từ bé, gã đã tin chắc khi con người ta chết đi, chỉ phần xác là bị chôn xuống đất còn cái phần hồn vẫn còn lảng vảng đâu đó. Chính oan hồn cô gái đã quật ngã ông Sáu Thượng chứ chẳng phải gió máy gì hết. Gã vội vàng cõng ông lên buồng cho bà vợ cuống quít gọi bác sĩ riêng tới cấp cứu. Trong lúc ông ta tiêm cho chồng, bà phu nhân gọi tên hầu cận ra góc hỏi nhỏ : “ Có chuyện gì mà ông Thượng ngất xỉu vậy ?” Nghe tên hầu cận kể lại, bà không tin, lắc đầu : “ Làm gì có chuyện người chết sống lại. Chắc ông mày nhìn nhầm đó. “ “ Ong bảo ông nhìn thấy mắt con bé chớp chớp mới lạ...” Bà Phu nhân nổi máu tò mò : “ Hay mày đưa tao xuống coi sao ?” Tên cận vệ giãy nảy : “ Thôi thôi...bà xuống đó lại ngất xỉu như ông thì chết. Oan hồn cô gái vẫn còn lảng vảng trong buồng đấý…” “ Láo toét…chết là hết chuyện, hồn với vía đâu ra…” Bà Phu nhân ngày xưa vốn là du kích đã từng thọc dao vào cổ tên sĩ quan Pháp theo cái kiểu như người ta chọc tiết lợn nên bà chẳng ngán gì xác chết, cứ khăng khăng đòi xuống coi bằng được. Gã cận vệ đành phải chiều đưa bà đi và khi mở chăn che mặt cô gái thì chính gã la hoảng : “ Oi chao ôi, sao lại thế này ?” Bà Phu nhân nhòm vào bộ mặt như nặn bằng sáp của cô gái, lắc đầu : “ Mắt nó nhắm chặt thế kia lấy đâu ra mà chớp chớp ...Ông mày trông gà hoá cuốc rồi sợ quá ngất xỉu chứ gì ? Đàn ông mà nhát…” Gã cận vệ lắp bắp : “ Lạ...lạ quá bà ạ...ngay con cũng không còn tin vào mắt mình nữa...Mà không khéo lúc nãy ông Thượng nhìn thấy mắt cô ta chớp chớp thật...” Bà Phu nhân bực mình : “ Mắt nhắm tịt thế kia lấy đâu ra chớp chớp. Mà mày nhìn thấy cái gì cứ la hoảng lên thế ?” Tên cận vệ lo sợ : “ Lúc nãy ông xuống đây mắt cô ta còn trợn ngược lên kìa. Không hiểu đã có ai vào đây vuốt mắt cho cô ?” Bà Phu nhân nổi cáu : “ Ong đã ra lệnh niêm phong phòng này, ngoài mày ra còn ai bén mảng tới đây mà vuốt được mắt cho nó …” Tên cận vệ tái mặt : “ Vậy sao mắt cô ấy nhắm lại thế kia. Kỳ lạ thật, con nhớ chắc chắn mắt cô vẫn mở trừng trừng mà...Có khi vong hồn cô ấy hiện về ...” “ Vong hồn với linh hồn ? Làm gì ra ba cái thứ đó ? Chớ có mê tín dị đoan tin bậy tin bạ...” Hai người đắp lại mặt cho cô gái, khoá kín cửa buồng rồi trở lại bên giường ông cán bộ nằm. Bác sĩ đã tiêm thuốc xong và ông đã tỉnh lại. Bà bước lại đặt tay lên trán chồng : “ Ông khoẻ chưa ?” Ông Sáu Thượng không nói gì chỉ gật gật. Chờ cho ông bác sĩ xách túi ra khỏi phòng bà mới ghé tai chồng hỏi khẽ : “ Có thật ông nhìn thấy mắt con bé chớp chớp không ?” Câu hỏi bất ngờ làm ông sợ rúm người . Ong choàng cái chăn trùm kín mặt, run lẩy bẩy rồi lảm nhảm như nói với ai đó : “ Kìa kìa...sao không nằm dưới đó lên đây làm gì ? Cô lo cho bố cô hả ? Yên trí...yên trí đi...nể mặt cô, ta sẽ tha luôn bố cô không truy cứu trách nhiệm hình sự. Đúng là bố cô nhận tiền “bảo kê” của tụi vũ trường. Nhưng đó chỉ là chuyện vặt , thời nay cán bộ các ngành các cấp, thằng lớn thằng bé thằng nào mà không ăn ? Không ăn thì lấy đâu trả nợ tiền vay chạy chức ? Mà không ăn cũng không được, tụi nó hạ bệ ngay tức khắc để bộ máy rút tiền chạy đều. Nhà nước ta bây giờ nó thế mà. Chuyện của bố cô chẳng là cái đinh gì hết. Tụi nó còn bán chức tước, bán cả tới cỡ uỷ viên trung ương Đảng, bí thư tỉnh uỷ nữa kìa. Nhất trong dịp đại hội Đảng các cấp, kẻ mua người bán tấp nập sôi nổi chẳng khác gì ngoài chợ . Nhưng nhiệm kỳ này bố cô khỏi lo. Tôi sẽ xếp hồ sơ của ông lại và đưa ông vào danh sách dự kiến bầu thành uỷ như khoá trước...”
(còn tiếp)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)