It’s clear you’re starting your Big Game preparation early with YouTube’s Ad Blitz 2014. As of this week, commercial teasers on YouTube have been watched 77 million times--more than twice as much as this time last year.
And when the commercials roll out on Sunday, February 2, you’ll want to watch them again and again. Come game day, tune back into the Ad Blitz channel to view your favorite spots as they go live on TV. As soon as the game is officially over, you’ll have until 11:59 p.m. ET on February 10 to vote for your favorite commercial spots.
There’s more fun to be had on the YouTube Ad Blitz channel. Catch up with custom content from talented YouTube stars including SoulPancake, Sawyer Hartman, The Brothers Riedell, Brittani Louise Taylor, 5 Second Films, John Elerick, UCB Comedy, Final Cut King and The Fine Brothers.
Game not going your way on Sunday? Re-enact those foul plays the way they should have gone down by inviting friends to the multi-screen Toss & Catch challenge.
Kariyushi Casper, Interactive Project Manager, Ad Blitz, recently watched “Super Bowl Party Tips."
Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014
YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU - KỲ 111
(tiếp theo)
Bà Kiểm tra hốt hoảng :
“ Vậy anh bảo tôi nên làm gì ?”
Ong thành uỷ thăm dò :
“ Tôi hỏi thật nhé, chị có thân với ông Thượng không ?”
Bà Kiểm tra cảnh giác :
“ Nếu thân thì sao ?”
Ong thành uỷ bật cười :
“ Thì chẳng có gì phải lo…chị chỉ cần xin ông Thượng nói một câu với ông Sáu, Bí thư mới rằng chị là người thân thiết đề nghị quan tâm giúp đỡ thì ở cái thành phố này không còn thằng nào dám động tới chị nữa…”
Bà Kiểm tra buồn rầu :
“ Nếu không thân thì sao ?”
“ Thì phải có một cái lễ ra mắt xin ông bao bọc …”
Bà Kiểm tra ngẩn ra nghĩ rồi lắc đầu :
“ Khó lắm, tiền bạc chắc ông không cần, mà nếu có cần ít cũng vài trăm ngàn đô la. Mình xoay đâu ra…”
Ong thành uỷ mỉm cười :
“ Với các ông lớn đưa tiền là… hạ sách . Phải nghĩ coi ông ấy đang cần cái gì mình đáp ứng mới thượng sách…”
Bà Kiểm tra kêu lên :
“ Tôi làm sao biết được ông Sáu Thượng đang cần gì ? Cán bộ cao cấp như ông còn thiếu thứ gì ? Xe hơi, biệt thự , trang trại, tài khoản ngân hàng Thuỵ Sĩ, rồi đến cả lâu đài ở Pháp cũng có nữa. Giờ chắc chỉ có thuốc trường sinh bất lão may ra ông chưa có…”
Ong thành uỷ cười cười :
“ Trường sinh bất lão thì chưa cần , nhưng tôi biết có một thứ ông ấy đang rất cần ….”
Bà Kiểm tra trợn tròn mắt :
“ Ong đang cần gì vậy ? Cao hổ, sừng tê giác hay đông trùng hạ thảo ? Ong cần gì tôi cũng kiếm được…“
Ong thành uỷ cười thầm trong bụng. Con người ta bây giờ ghê gớm thật. Để giữ được cái ghế đang ngồi họ có thể lên rừng xuống biển săn lùng sơn hào hải vị thậm chí sẵn sàng dâng cả vợ con cho cấp trên. Còn để giữ được mạng sống, họ sẵn sàng diễn lại cảnh con tố cha, vợ tố chồng như thời cải cách ruộng đất . Đó là sự huỷ hoại nhân cách ở cái xứ sở này từ khi cả dân tộc bị xô đẩy vào cuộc đấu tranh giai cấp đẫm máu và nước mắt do đảng phát động. Ong thành uỷ cứ lan man suy nghĩ làm bà Kiểm tra sốt ruột :
“ Ong nghĩ gì thế ? Ong khuyên tôi kiếm cái gì biếu ông Thượng ?”
Ong thành uỷ ngập ngừng :
“ Tôi biết ông ta đang cần một thứ ?”
Bà Kiểm tra hỏi dồn :
“ Ong ấy cần gì vậy ? Tôi kiếm được không ?”
Ong thành uỷ hạ một câu xanh rờn :
“ Cái ông Thượng đang cần là…chính tôi…”
Bà Kiểm tra kêu lên :
“ Anh nói gì lạ vậy ? Sao ông Thượng lại đang cần anh ?”
“ Thế bà quên mất ông Thượng đang nhờ mọi người vận động tôi quên đi vụ con gái tôi mất tích và không nhờ công an điều tra ai đã bắt cóc nó à ?”
Bà kiểm tra như nhớ ra :
“ À…tôi nhớ ra rồi … đúng là nếu anh cho qua vụ đó thì tôi sẽ được lệnh xếp lại vụ anh nhận tiền bảo kê của đám nhà hàng và vũ trường , thậm chí khoá tới anh vẫn cơ cấu thành uỷ để có thể lên chức Trưởng ban tư tưởng văn hoá nữa kìa…”
Ong thành uỷ gật đầu :
“ Đúng thế…đó là điều ông Thượng hiện nay rất cần…”
Bà Kiểm tra nhìn ông thành uỷ chằm chằm :
“ Vậy anh sẽ chấp nhận điều kiện của ông ấy chứ ?”
“ Với một điều kiện ?”
Bà kiểm tra hỏi dồn :
“ Điều kiện ? Anh cần điều kiện gì?”
Ông thành uỷ chậm rãi :
“ Tôi đặt điều kiện này chính là để giúp chị thôi …”
Bà Kiểm tra kêu lên :
“ Giúp tôi ? Giúp tôi mà ra điều kiện ?”
Ong thành uỷ gật đầu :
“ Đúng thế ? Tôi sẽ đích thân đến gặp đồng chí Sáu Thượng trực tiếp cam kết bỏ qua chuyện này với điều kiện chính chị dẫn tôi tới gặp…”
Bà Kiểm tra tròn mắt :
“ Chính tôi đưa anh đến ? Để làm gì ?”
“ Thì để chị lấy điểm với ta mà … chị cứ nói do chị thuyết phục nên tôi mới chấp nhận bỏ qua vụ con gái tôi mất tích…khi đó chị nhờ ông gọi điện gửi gắm đồng chí Bí thư mới thì bố bảo đồng chí cũng không dám động đến chị. …”
Bà Kiểm tra không vội tin vào tặng phẩm bất ngờ ông thành uỷ mang tới . Sau bao năm lăn lộn trong môi trường “cán bộ”, nhất ‘cán bộ làm công tác đảng”, bà đã quen nhìn mọi việc với con mắt “cảnh giác”. Nguyên tắc đầu tiên trong phép ứng xử của bà là “ không ai cho không ai cái gì “. Nguyên tắc này nảy ra từ thói quen đặt câu hỏi trong công tác tổ chức cán bộ của bà là “động cơ tư tưởng” của đương sự là gì ? Bởi thế chừng nào bà chưa cắt nghĩa được vì sao ông thành uỷ lại tốt với bà như vậy thì bà chưa thể nhận lời.
“ Thế nào ? Chị đưa tôi đến nhà ông Thương chứ ?” – Ong thành uỷ sốt ruột.
“ Nhưng tôi…tôi vẫn chưa hiểu vì sao bỗng dưng anh cho tôi đặc ân vậy ? “
Ong thành uỷ nở một nụ cười bí ẩn làm bà Kiểm tra bất chợt kêu lên :
“ Tôi hiểu rồi…tôi hiểu rồi…anh muốn kéo tôi vào làm chứng chứ gì ?”
“ Làm chứng cái gì kìa ?”
“ Làm chứng sau này ông Thượng phải giữ lời hứa bỏ qua cho anh vụ kỷ luật, giao cho tôi làm hồ sơ xử lý nội bộ chứ gì ?”
Ong thành uỷ bật cười :
“ Còn hơn thế nữa kia. Tôi còn muốn chị chứng kiến để sau này nhắc ông Thượng đưa tôi vào danh sách Ban chấp hành mới kẻo ông ấy quên…”
Bà Kiểm tra hớn hở :
“ Vậy thì được. Nhất định nếu ông ấy quên tôi sẽ nhắc . “
Ong thành uỷ cười thầm trong bụng, bà Kiểm tra trúng kế ông rồi, ông cần bà làm nhân chứng, nhưng mà làm chứng chuyện khác kìa. Bà Kiểm tra có ranh ma mấy cũng chẳng nghĩ tới…”
“ Vậy chừng nào tôi đưa anh tới ông Thượng ?”
“ Càng sớm càng tốt…tuỳ chị sắp xếp…”
Ông thành uỷ không phải chờ lâu, hai ngày sau bà Kiểm tra thành uỷ đã tới tận nhà ông. Bà đưa mắt nhìn quanh phòng khách , hỏi nhỏ :
“ Chị ấy đâu ?”
“ Nhà tôi bệnh, nằm phòng trong…”
Bà Kiểm tra gật đầu :
“ Vậy tốt. Anh không nên cho chị ấy biết vụ này. Đàn bà hay cả nghĩ,có khi loá mắt vì thương con nên không thấy thiệt hơn. Nhỡ bà ấy không chịu, làm ầm lên rách việc…”
Ong thành uỷ vội trấn an :
“ Chị khỏi lo. Bà xã tôi mắc chứng hoang tưởng, suốt ngày cứ sắp xếp hòm xiểng với va li, chẳng quan tâm tới vụ này đâu …”
Ong thành uỷ vừa dứt lời, bà Kiểm tra bất chợt trợn ngược mắt, mặt tái mét như người trúng gió , miệng lắp bắp :
“ Ai..ai..thế kia…”
Hoá ra là vợ ông thành uỷ. Bà chùm một chiếc khăn đen bịt kín đầu và mặt chỉ lộ hai con mắt bôi xanh lè. Bà lết đi khó nhọc, tay cầm con dao thái phở hưo huơ ra phía trước , miệng gầm gừ :
“ Con tao…trả lại con cho tao…”
Bà Kiểm tra hét toáng :
“ Ma…ma…”
Nói rồi bà bổ nhào vào ông thành uỷ , ôm chặt lấy ông hoảng sợ :
“Nó giết tôi…ối trời ôi…nó giết tôi…”
Ong thành uỷ vội vàng :
“ Bình tĩnh…bình tĩnh…bà xã tôi lên cơn…chút thôi , không có đâm chém ai đâu…”
Nói rồi ông gỡ tay bà Kiểm tra dìu bà ngồi xuống ghế nhẹ nhàng cầm con dao trong tay bà , dịu dàng :
“ Bà vào phòng nằm nghỉ , con gái sắp về rồi …”
Bà vợ ông thành uỷ trừng mắt :
“ Nói láo…ông nói láo…nó không về nữa đâu…nó chết rồi…tôi phải báo thù cho nó…”
Rồi với sức mạnh không thể ngờ , bất thình lình bà giật con dao trong tay chồng, vùng khỏi tay ông, xăm xăm đi tới chỗ bà Kiểm tra thành uỷ đang ngồi quát to :
“ Tao giết mày…tao giết mày…trả thù cho con gái tao…”
Phập…con dao trong tay bà vung lên và bổ xuống. May mắn cho bà Kiểm tra nó chỉ sượt qua đầu rồi bổ xuống mặt bàn làm bà rú lên như thể con dao đã bổ vỡ đôi đầu bà. Ong thành uỷ nhảy ba bước tới giật lại được con dao , kéo bà vợ sềnh sệch sang buồng bên. Ong cố đè bà nằm xuống , tiêm mũi thuốc an thần và dỗ dành :
“ Có ai hại con gái bà đâu …sao bà lại chém người ta…thôi ngủ lây sức còn đón con gái về…”
Bà vợ còn vùng vẫy, ú ớ một hồi mới chịu ngủ thiếp . Ong thành uỷ kéo chăn đắp cho bà, thở dài nhìn vẻ mặt nhầu nát, rúm ró như người đang gặp ác mộng. Ong khoá trái cửa buồng, quay ra phòng khách . Bà Kiểm tra không còn ở đó nữa, sau cú bị chém hụt, bà hoảng quá chạy ra ngoài sân và nếu cổng nhà ông thành uỷ không khoá bà đã phóng xe chạy mất tiêu . Bà ngồi trên ghế đá ngoài sân vườn, người chưa hết run, trống ngực đang còn đánh thùm thụp. Vừa thấy mặt ông thành uỷ bà đã rền rĩ :
“ Oi trời ôi…vợ ông nó chém vỡ đầu tôi …”
Ong thành uỷ bật cười :
“ Nó đã chém trúng nhát nào đâu mà đã kêu làng lên thế ?”
“ Sao bỗng dưng vợ ông nó nổi máu điên thế ? Ngày trước nó hiền lành nhu mì lắm kia mà ?”
“ Thì người mẹ nào mất con mà chẳng thế ?”
Bà Kiểm tra thành uỷ quát lên :
“ Mất con ai mà không đau, nhưng có phải ai cũng cầm dao chém người đâu. Hôm nay tôi tránh không nhanh nó xả làm hai rồi…”
Nói xong bà khăng khăng đòi về. Ong thành uỷ an ủi :
“ Bà yên tâm , tôi đã tiêm mũi thuốc ngủ ,khoá trái cửa buồng rồi…”
“ Thôi thôi…tôi sợ nhà ông quá rồi…không hiểu có phải hôm trước đồng chí Bí thư thành uỷ tới chơi rồi con vợ ông nó xổng ra cầm dao lăm lăm đòi chém làm đồng chí bị tai biến mạch máu não không ?”
Ong thành uỷ tái mặt :
“ Làm gì có chuyện đó. Đồng chí Bí thư ngồi nói chuyện trong phòng khách,, vợ tôi ngủ trong buồng, có giáp mặt nhau đâu mà bảo doạ chém . Chị cứ phán đoán vậy là giết tôi…”
“ Chả phải phán đoán …bất cứ ai bị bà ấy chém như tôi lúc nãy thì chỉ có vỡ tim mà chết…thôi thôi tôi đi về…nấn ná ngồi đây vợ ông nó lại cầm dao tới chém thì chết tôi.”
Ông thành uỷ giữ thế nào cũng không được đành xuống nước :
“ Nếu bà không muốn ngồi đây thì ra quán cà phê bàn công việc vậy ….”
Bà Kiểm tra từ chối mãi sau cũng phải bằng lòng. Ong thành uỷ chở bà tới quán cà phê máy lạnh ngay đầu phố. Bà ngập ngừng, nhìn lui nhìn tới khắp bốn xung quanh, yên tâm không có ai quen biết nhìn thấy mới chịu bước vào quán.
(còn tiếp)
Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014
FOX Sports' $1 million YouTube challenge to redefine the sports show
Love sports highlights on YouTube? Love music? How about a bit of both? You're about to see what happens when one of YouTube's beloved musical channels teams up with one of the biggest names in sports, with $1 million on the table.
Last week, FOX Sports Digital VideoFest challenged a dozen popular YouTube channels to create the next big idea in sports video, in 48 hours from the YouTube Space LA. FOX Sports’ judges selected AVByte for a $1 million development deal, based on their idea of putting your sports to music to create the next big idea in sports video on YouTube. To see how AVByte sets sports news to song, stay tuned to FOX Sports’ YouTube channel at youtube.com/foxsports.
If you’ve never heard of AVByte before, you should join the 400,000+ subscribers who’ve learned that these brothers can turn anything into a musical, from hipster Disney princesses to "Grand Theft Auto" to "Sherlock."
Want to see what all the channels tried to do with new forms of sports shows? Check out this playlist of all their videos, and look for clips of them in a Ford ad this weekend during this Sunday's Big Game.
Liam Collins, YouTube Next Lab, recently watched “Seattle Seahawks' 12th Man - Room of Silence.”
Last week, FOX Sports Digital VideoFest challenged a dozen popular YouTube channels to create the next big idea in sports video, in 48 hours from the YouTube Space LA. FOX Sports’ judges selected AVByte for a $1 million development deal, based on their idea of putting your sports to music to create the next big idea in sports video on YouTube. To see how AVByte sets sports news to song, stay tuned to FOX Sports’ YouTube channel at youtube.com/foxsports.
If you’ve never heard of AVByte before, you should join the 400,000+ subscribers who’ve learned that these brothers can turn anything into a musical, from hipster Disney princesses to "Grand Theft Auto" to "Sherlock."
Want to see what all the channels tried to do with new forms of sports shows? Check out this playlist of all their videos, and look for clips of them in a Ford ad this weekend during this Sunday's Big Game.
Liam Collins, YouTube Next Lab, recently watched “Seattle Seahawks' 12th Man - Room of Silence.”
Meet ActiveMelody: Your January On The Rise featured partner!
Congratulations to Brian Sherrill of ActiveMelody, our featured “On The Rise” partner for this month. You’ll see his channel and videos in the spotlight on the On The Rise homepage and then YouTube Spotlight channel today.
Brian is a music professional that has taken his passion for guitar online to help aspiring musicians. His expertise spans from Rockabilly to SRV and Delta acoustic blues. On YouTube, Brian goes one step further, uploading tutorials to share his experience and knowledge with fellow guitarists. It doesn’t matter which video you choose to watch; you’ll be impressed with Brian’s talent and dedication to sharing his knowledge with his viewers.
Here are a few words from Brian:
One afternoon, while sitting on the front porch playing the guitar, it dawned on me that I should share my love for playing blues guitar by creating how-to videos that provide a detailed look at the many nuances that most seasoned guitar players take for granted, and share them on YouTube. I launched my first guitar lesson video on YouTube back in spring of 2009 with a great amount of angst. At present, I release a new, detailed guitar lesson each Friday so come check out the ActiveMelody channel on YouTube if you enjoy learning new things on the guitar. I’m honored to be YouTube’s January On The Rise channel and would like to thank all of my subscribers and those who voted for the opportunity.
If you’ve enjoyed this monthly blog series and are interested in learning more or participating, we encourage you to visit our On The Rise homepage. You can check out all of our past featured partners on the Featured Partners tab.
Christine Wang and Kathryn Sahr, YouTube Partner Team, recently watched “The Query - Breeze.”
Brian is a music professional that has taken his passion for guitar online to help aspiring musicians. His expertise spans from Rockabilly to SRV and Delta acoustic blues. On YouTube, Brian goes one step further, uploading tutorials to share his experience and knowledge with fellow guitarists. It doesn’t matter which video you choose to watch; you’ll be impressed with Brian’s talent and dedication to sharing his knowledge with his viewers.
Here are a few words from Brian:
One afternoon, while sitting on the front porch playing the guitar, it dawned on me that I should share my love for playing blues guitar by creating how-to videos that provide a detailed look at the many nuances that most seasoned guitar players take for granted, and share them on YouTube. I launched my first guitar lesson video on YouTube back in spring of 2009 with a great amount of angst. At present, I release a new, detailed guitar lesson each Friday so come check out the ActiveMelody channel on YouTube if you enjoy learning new things on the guitar. I’m honored to be YouTube’s January On The Rise channel and would like to thank all of my subscribers and those who voted for the opportunity.
If you’ve enjoyed this monthly blog series and are interested in learning more or participating, we encourage you to visit our On The Rise homepage. You can check out all of our past featured partners on the Featured Partners tab.
Christine Wang and Kathryn Sahr, YouTube Partner Team, recently watched “The Query - Breeze.”
Nhà văn Nhật Tiến : Sự thực không thể bị chôn vùi ( kỳ 12)
(tiếp theo)
30 PHÚT VỚI NHẬT TIẾN
Phỏng vấn của Hoa Thịnh Đốn Việt Báo
sau buổi ra mắt tập truyện MỘT THỜI ĐANG QUA
Hoa Thịnh Đốn Việt Báo : Anh Nhật Tiến, thưa anh, trong bài nói chuyện của anh nhân dịp ra mắt tác phẩm “ Một Thời Đang Qua”, có đoạn anh đề cập đến khía cạnh nhân bản của một số nhân sự hợp tác với chế độ bên kia vì hoàn cảnh, vì gông kềm của áp bức…Theo đó , anh cho là : “ Nếu đem tâm tình của một con người chống Cộng cực đoan trước 1975 áp dụng vào thời điểm này hẳn sẽ có những điểm trục trặc, bất ổn. Nó chẳng những giới hạn khả năng đấu tranh của những Quốc Gia tự do mà còn ngăn cản con đường trở về với đại gia đình dân tộc đối với một tập thể đông đảo nhân sự, trong đó bao gồm cả những con người đã từng có thời gian chiến đấu trong hàng ngũ CS, nay đã bừng tỉnh nhưng chưa có cơ hội nói lên tiếng nói đích thực của mình.” Nhân vật thủ trưởng trong truyện ngắn “Người Tù Cuối Năm” của anh có liên hệ gì với lối lập luận trên của anh không ? (Xin coi truyện ngắn này ở trang 137)
Nhật Tiến : Có, thưa anh là có. Tôi muốn nhấn mạnh đến giá trị nhân bản còn tồn tại trong những con người vì lý do này hay lý do khác đang phục vụ cho chế độ bên kia. Người văn nghệ sĩ sáng tác chân chính nên có nhiệm vụ tạo điều kiện để đưa họ về với dân tộc. Họ giống như một thanh thép bị CS làm cho gỉ sét.Văn nghệ cần phải có sứ mạng làm bật ra những hoen gỉ đó.Tôi đã có dịp ra thăm và quan sát đời sống cũng như tâm tình của nhiều người dân miền Bắc sau bao năm sống dưới ách cai trị của CS. Tôi nhận thấy con người của họ có hai mặt. Một mặt giả dối, cứng ngắc do hệ thống CS nhào nặn. Một mặt khác, họ còn có rất nhiều chất người. Trong khi đa số bọn lợi dụng nằm trong giai cấp thống trị chạy theo chiến thắng ở miền Nam để vơ vét thì tôi thấy một số khác ở miền Bắc nhếch mép cười khinh bạc, buồn bã “phát biểu : “Bao năm hợp tác , đóng góp cho chế độ, đâu phải để thực hiện một xã hội như thế này.”. Phải là người có lòng nhân bản thì mới nêu ra nhận định này, nhất là đang ở phe chiến thắng.
Điều đó cho phép tôi khá vững tin vào việc người cầm bút ở hải ngoại cũng cần phải có nhiệm vụ soi thấu giá trị nhân bản này. Vì chỉ có ở góc nhìn nhân bản đó, con đường đấu tranh giải phóng dân tộc mới có tập hợp được nhiều người, rút ngắn được thời gian tranh đấu và tránh được cuộc chiến nồi da xáo thịt lại có nguy cơ xẩy ra lần nữa.
HTĐVB.- Khi lập luận như thế anh có mường tượng ra rằng anh sẽ bị phản ứng bởi một số người có thể vì quá sức cực đoan mà cho đó là một nhận định thiếu tích cực không ?
Nhật Tiến: Thưa anh có. Nhưng mà nhà văn, người sáng tác là phải can đảm và trung thực. Hơn nữa vấn đề mà tôi đã trình bầy chỉ mới là điều gợi ý. Nó còn cần có sự đóng góp ý kiến để soi sáng của nhiều người. Nhà văn Nguyễn Mộng Giác cũng hy vọng rằng những người cầm bút ở hải ngoại sẽ cùng nhau thảo luận để làm sáng tỏ vấn đề.
HTĐVB.- Thưa anh, chúng tôi có một câu hỏi khác liên quan đến vấn đề tự do trong sáng tác. Anh có nói là anh “thấy rõ người cầm bút ở đây chưa thực sự có tự do cầm bút”. Xin anh vui lòng nói thêm một chút nữa về điều này.
Nhật Tiến : Đúng như vậy, người cầm bút ở đây chưa thực sự có tự do cầm bút! Chuyện chụp mũ, bè phái, ngộ nhận, thành kiến, bôi nhọ…. là những chuyện làm đắn đo và gây chán nản không ít cho nhiều người cầm bút. Nó đã làm cho bộ mặt văn hóa ở hải ngoại thiếu sinh động.
HTĐVB.- Điều anh vừa nói, một đàng cũng rất chia xẻ và đồng ý với anh, đàng khác, về phía người đọc chúng tôi muốn chuyển tới anh một suy nghĩ khác. Đó là trước kia, ở bên nhà, người cầm bút được khích lệ và đền bù bằng ít nhiều danh vọng và vật chất. Yếu tố này đã tác động mạnh mẽ đến một số người (chúng tôi chỉ nói một số người), nay sang đây, những đền bù đó coi như không có. Phải chăng vì đó mà một số người cầm bút trở nên lười biếng chăng ? Nếu quả tình như vậy thì ngoài cái điều anh đã nói ra còn có một điều khác, điều này nằm ở phía người sáng tác, cũng cần phải nói tới. Đó là tấm lòng. Phải chăng vì thiếu tấm lòng. Hay vì tấm lòng không đủ lớn, không đủ kích thước để bao trùm lên mọi chuyện khác, để đủ và thừa sức mạnh mà sáng tác.
Nhật Tiến : Có lẽ vấn đề phải được giới hạn. Nó chắc không đúng cho trường hợp những người cầm bút chân chính. Về phần tôi, tôi sáng tác vì bạn bè và vì đồng bào còn lại ở quê nhà. Nó là một thôi thúc không ngưng nghỉ. Khi tôi thức suốt đêm để viết, tôi không hề nghĩ tới những đền bù mà quý báo vừa đề cập. Dù sao thì cũng cám ơn anh đã đưa ra một góc nhìn khác.
HTĐVB- Xin thành thật cám ơn anh đã có nhã ý dành cho Hoa Thịnh Đốn Việt Báo buổi nói chuyện thân mật, tâm tình và hữu ích này.
**********
Thời điểm 1996
Sinh hoạt Văn hóa ở Nam Cali
PHÁT BIỂU TRONG BUỔI RA MẮT CUỐN
VIỆT NAM QUA LĂNG KÍNH 24 NHÂN VẬT THỜI ĐẠI
của NGUYỄN VẠN HÙNG
Ngày 29-6-1996 Tại Trung Tâm Công Giáo VN –
Orange County – California.
* Nhật Tiến
Trước hết, tôi xin được ngỏ lời cám ơn ban tổ chức đã có nhã ý dành cho tôi cái cơ hội được tham dự và phát biểu trong buổi ra mắt tuyển tập ngày hôm nay.
Tôi cũng nhân dịp này xin bầy tỏ lời đặc biệt cám ơn nhà báo Nguyễn Vạn Hùng , một ký giả chuyên nghiệp đã liên tục trong nhiều năm tìm đến những nhân vật có liên quan đến các vấn đề thời sự để phỏng vấn và tường trình cùng độc giả, và đến nay lại san định và chọn lựa để in chung vào một tuyển tập như chúng ta thấy trong buổi ra mắt ngày hôm nay. Chính nhờ cuốn sách này mà tôi có dịp ôn lại những điều do chính mình đã nghĩ, đã phát biểu từ hơn sáu năm qua, tất cả tưởng đã vùi sâu trong dĩ vãng không ai còn nhớ đến nữa. Nay nhờ thế mà đôi điều có thể được ôn lại thì đối với tôi quả là một điều lý thú. Và cũng chính nhờ tuyển tập này mà tôi cũng lại có cơ hội được đọc một cách tổng hợp hơn những vấn đề mà hơn hai mươi vị khác đã phát biểu, qua đó tôi cũng đã có dịp thu nhận được nhiều điều bổ ích, bởi vì mỗi vị với một vị trí riêng, một hoàn cảnh ricng, một kinh nghiệm sống riêng đã soi sáng được nhiều phía, nhiều mặt xoay quanh nhiều vấn đề liên quan đến tình hình đất nước. Chỉ riêng với một ưu điểm này, nhà báo Nguyễn Vạn Hùng cũng đã thành công trong việc ấn hành tuyển tập để chúng ta có được buổi gặp gỡ ngày hôm nay.
Thưa quý vị, riêng về phần tôi, khi nhìn lại hoàn cảnh và thời điểm mà cuộc phỏng vấn được thực hiện khoảng cuối năm 1990, tôi nhận thấy cũng nhân cơ hội này nên phát biểu một vài cảm nghĩ, một phần là để làm sáng tỏ thêm những nhận định của mình từ sáu năm về trước , và một phần khác cũng là để bổ túc thêm cho thích hợp với hoàn cảnh thực tế vốn cũng đã thay đổi rất nhiều trong mấy năm vừa qua.
Có một điều tuy đương nhiên nhưng cũng nên khẳng định lại, đó là ở đâu, bao giờ và trong bất cứ thời điểm nào thì nhận định sau đây bao giờ cũng đúng :
“ Đó là chế độ Cộng Sản không bao giờ đem lại tự do, hạnh phúc cho con người và tạo dựng được một xã hội công bằng, phát triển và thịnh vượng. ”
Sáu năm về trước, cái tạm gọi là chân lý này hầu như chỉ phổ biến đối với người thuộc chế độ Miền Nam cũ, nhưng nay thì càng ngày thực tế càng cho thấy, ngay cả những người được tôi luyện trong xã hội Cộng Sản cũng đã nhận ra và đã có nhiều người công khai phát biểu. Nhìn lại 10 năm trở về trước, những tên tuổi như Dương Thu Hương, Tiêu Dao Bảo Cự, Hà Sĩ Phu, Hoàng Minh Chính, Lữ Phương, Nguyễn Kiến Giang, Nguyễn văn Trấn..v..v ...dù tên tuổi của họ vẫn tồn tại trước đó nhưng họ đã không xuất hiện ồn ào, phong phú và đa dạng như thời gian gần đây. Liên tục trong vài năm qua, họ cũng như nhiều trí thức khác trong nước đã cất lên tiếng nói tuy còn trong mức độ tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và vị trí mà họ đang sống, nhưng nội dung đã không chỉ bộc lộ sự thay đổi nhận thức riêng tư mà họ đã hướng rất nhiều về những nguyện vọng chung của dân tộc. Sự kiện xẩy ra như thế đã phù hợp với hoàn cảnh thực tế trong đó hàng loạt chế độ C.S. đã sụp đổ ở các nước Đông Âu và ngay cả Liên Xô nữa. Như thế, theo tôi nghĩ, nhất thiết con đường chống Cộng của người Việt ở hải ngoại phải được đặt trước một hoàn cảnh mới, đòi hỏi phải có một nhãn quan mới qua đó có thể đề ra được những sách lược mới thích nghi được với tình thế hiện nay.
Vào thời điểm mà cuộc phỏng vấn của nhà báo Nguyễn Vạn Hùng được thực hiện, tôi đã góp phần cùng với nhiều anh chị em văn nghệ sĩ khác đi tìm một phương thức đấu tranh trong chiều hướng này, và đó là lý do cuốn Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương đã được xuất bản vào cuối năm 1990 sau gần 2 năm chuẩn bị cùng với sự ra mắt của một vài tờ tạp chí có cùng một khuynh hướng như tờ Hợp Lưu, tờ Đối Thoại hay những cuộc trao đổi, thảo luận cùng các sinh hoạt khác. Cũng chính từ những hoạt động này mà đã có nhiều người cho rằng chúng tôi chủ trương giao lưu văn hóa, một từ ngữ tức cười thay, không do chúng tôi đặt ra, và ngay cả cho tới nay, chúng tôi cũng chưa hề thảo một bản văn nào đem công bố để vận động cho một trào lưu mang cái danh nghĩa đó !
Tôi còn nhớ Họa sĩ Khánh Trường cách đây 5 năm khi làm bản maquette cho tờ tạp chí của mình, anh dự định lấy tên tờ báo là Giao Lưu, nhưng chính tôi đã góp ý nên đổi là Hợp Lưu để tránh ngộ nhận. Anh Khánh Trường đã chấp nhận ý kiến đó và tờ báo của anh vẫn còn mang cái tên Hợp Lưu cho đến tận ngày hôm nay.
Nhưng ta hãy gạt qua chuyện từ ngữ để đi vào thực chất của vấn đề. Đối với chúng tôi, dù trong bất cứ một sinh hoạt văn hoá nào, chuyện giao lưu văn hoá một chiều chỉ là chuyện thơ ngây, phi lý, không cần phải có người dạy dỗ cho thì mới biết. Bởi nếu có sự giao lưu đúng nghĩa thì sách báo của người Việt ở hải ngoại đã tràn ngập thị trường ở trong nước rồi. Ở đây, tôi thấy cần phải nhắc lại rằng khi đề cao phong trào văn chương phản kháng vào thời điểm đó, chúng tôi chỉ mong mỏi nối được vòng tay với những ngòi bút phản kháng ở trong nước, cổ võ họ, nâng đỡ tinh thần họ, và nếu có thể , yểm trợ được họ trong công cuộc phổ biến những tác phẩm do họ đã viết để khơi dậy một cao trào văn chương phản kháng, nói lên được tâm tư và nguyện vọng của toàn thể dân tộc ngõ hầu góp phần vào công cuộc đấu tranh cho Tự do và Dân chủ trên quê hương.
Trong một vài lần phát biểu ở đây đó rải rác trong mấy năm vừa qua, tôi cũng đã từng nhấn mạnh rằng:
“ Chúng tôi không chủ trương thỏa hiệp với cường quyền hay bạo lực. Bởi khi người cầm bút thỏa hiệp với bất cứ một bạo quyền nào thì anh ta cũng sẽ chỉ là một thứ công cụ và tự biến vai trò độc lập của mình trở thành một thứ văn nô vốn là điều mà không một người cầm bút chân chính nào chấp nhận.”
Nhưng để tiến tới việc chấp nhận những con người phản kháng ở trong nước , nhìn lại điểm khởi đầu từ sáu bẩy năm về trước, tôi nhận thấy đó không phải là một tiến trình suông sẻ bởi vì đã có một thành kiến khá phổ biến cho rằng hễ đã là người của Cộng sản rồi thì dù có thay đổi thế nào cũng không còn gì để đối thoại nữa. Đây là một thành kiến dễ giải thích vì nó xuất phát từ những kinh nghiệm thực tế, nhiều khi bao gồm cả những sự mất mát, đau thương, đổ vỡ với những vết thương rất khó hàn gắn, bởi vì như tất cả mọi người đều thấy, kể từ khi chiến tranh chấm dứt, nhân dân miền Nam đã bị xô đẩy vào một cuộc trầm luân mới với biết bao sinh mạng bị hy sinh một cách phí uổng trong rừng sâu, nơi biển cả, trong các trại tù trại cải tạo hay trong những vùng gọi là kinh tế mới. Biết bao nhiêu đau thương, mất mát, chia lìa trong các hoàn cảnh đó đã ghi thành những dấu ấn hết sức nặng nề về cả mặt tinh thần cũng như thể xác đã khiến cho lòng căm thù có môi trường để nẩy nở lên một cách hết sức chính đáng, khiến cho nhiều người hầu như không muốn thay đổi nhận thức của mình. Hậu quả là cho tới nay vẫn còn những khuynh hướng khoanh vùng, vạch vòng phấn, loại cả ra ngoài những nhân sự vốn trước đây tuy không đứng chung trong cùng một hàng ngũ nhưng nay cũng đã chia xẻ với mình một ước mơ về một tương lai tốt đẹp của quê hương, dân tộc. Tôi cho rằng sự chấp nhận một cuộc thay đổi nhận thức trong thực trạng đó quả là một điều hết sức khó khăn, đòi hỏi nhiều sự thao thức, trăn trở. Nhưng vấn đề đặt ra là thời gian càng trôi qua, cuộc diện thế giới và thực trạng ở quê hương đã có nhiều thay đổi, vì thế vấn đề Việt Nam bây giờ không còn chỉ là vấn đề riêng của người dân miền Nam như trước đây nữa mà đã trở thành vấn đề chung của cả dân tộc, mọi chiều hướng giải quyết nhất thiết đều phải đặt trước một nhu cầu không thể chối bỏ đó là sự thống nhất đất nước và thống nhất dân tộc .
Trong hơn 20 năm qua, lòng hận thù chính đáng kể trên đã có nhiều cơ hội để thử lửa, nhưng chưa bao giờ nó cho thấy sự nuôi dưỡng hận thù trong một nhãn quan khô cứng lại là một giải pháp tốt đẹp nhất, không bị lãng phí thời gian nhất trong công cuộc phục hồi và xây dựng quê hương.
Cho nên tôi vẫn tha thiết khẳng định là chúng ta cần phải mở rộng hàng ngũ dân tộc để tạo dựng sức mạnh cho chính mình, đó là hàng ngũ của những con người không phân biệt quá khứ chính trị hay điều kiện địa dư, miễn là cùng chia sẻ với nhau một mơ ước là xây dựng một quê hương tôn trọng giá trị nhân phẩm và quyền làm người trong một xã hội tự do, dân chủ, hòa bình và thịnh vượng.
Muốn tạo dựng một hàng ngũ như thế, tôi thiết nghĩ chúng ta phải mạnh dạn bước qua những ý tưởng hận thù, như chính ông Nguyễn đình Huy cũng đã phát biểu trong cuộc phỏng vấn in trong tuyển tập được ra mắt ngày hôm nay. Tôi xin phép được nhắc lại nguyên văn lời phát biểu ấy như sau : " Nói đến hận thù thì có lẽ chúng tôi là những người hận thù nhiều hơn ai hết vì gần 17 năm nằm trong các trại tù. Thế nhưng chúng tôi phải lấy súng tự bắn vào trái tim thù hận của chính mình và bắn cây súng khác vào sự chia rẽ và nghèo khổ của dân tộc.”
Chủ trương cỉa ông Nguyễn đình Huy hoàn toàn phù hợp với quan điểm của tôi khi vận dụng công tác văn hóa vào công cuộc vận động chung của dân tộc.
Thưa quý vị, dù thế nào thì những điều tôi vừa phát biểu cũng chỉ là những cảm nghĩ riêng tư, có thể có người chấp nhận, cũng có thể có người sẽ nêu ra nhiều vấn đề để bàn cãi. Tuy nhiên, đó không phải là mục tiêu của một buổi ra mắt tác phẩm. Trong phạm vi của buổi tổ chức hạn hẹp ngày hôm nay, tôi rất tiếc là đã làm mất thì giờ của quý vị. Tôi xin chân thành cám ơn toàn thể qúy vị đã lắng nghe và một lần nữa, xin cám ơn nhà báo Nguyễn Vạn Hùng cùng ban tổ chức đã cho tôi cơ hội phát biểu ngày hôm nay.
NHẬT-TIẾN
26-6-1996
(còn tiếp)
Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014
HẺM BUÔN CHUYỆN- KỲ 140 : Ăn Tết trên … tivi .
Hôm nay 29 Tết, chị Gái hủ tíu mới bưng về hai chậu cúc vàng chóe. Cô Phượng cave cười ngỏn nghẻn :
“ Năm nay chị Gái chơi sang, mọi năm phải trưa ba mươi mới ra chợ mua bông hạ giá…”
Bà Năm hủ tíu cười như mếu :
“ Tôi phải đợi tới chiều xe rác nó đi hốt chợ hoa mới lượm về trưng tết…”
Ông Tư Gà nướng đi đâu về sớn sác :
“ Phản động…tụi này phản động hết rồi…”
Chị Gái hủ tíu tròn xoe mắt :
“ Chú Tư Gà nướng nói ai phản động ?”
Ông Tư Gà nướng lớn tiếng :
“ Tui nói Ủy ban phường chớ ai ?”
Ông đại tá hưu đập bàn quát :
“ Láo …láo…Ủy ban Phường sao phản động ? Ông Tư Gà nướng nói xấu chính quyền nhân dân !”
Ông Tư Gà nướng vặc lại :
“ Tui nói thiệt chớ bộ , cứ Tết là phải căng băng rôn “ Mừng đảng quang vinh, mừng Xuân Giáp Ngọ”, thằng Ủy ban Phường này bố láo dám cắt bỏ “Mừng đảng quang vinh:” chỉ còn “ mừng Xuân Giáp Ngọ” . Vậy chẳng phản động là gì ?”
Cả quán cười ồ. Gã Ký Quèn lên tiếng :
“ Vậy mới gọi gà trống thiến sót …”
Cô Phượng cave cười rinh rích :
“ Đã thiến là thành "công công" luôn chớ sao thiến sót ?”
Gã Ký Quèn cao giọng giải thích :
“ Này nhé…kinh tế hỗn loạn, nhân dân túng thiếu, tham nhũng tùm lum, thằng Tàu đè đầu cưỡi cổ…thảm trạng vậy mà dám tự nhận “đảng quang vinh” thì thật liêm sỉ bị thiến mẹ nó rồi. Bởi vậy Ủy ban Phường này chắc bị thiến sót nên mới cắt cha nó câu “ mừng đảng quang vinh” …”
Cả quán lại cười ồ. Ông đại tá hưu chưa kịp quát thằng Bảy xe ôm chạy vào hớt hải :
“ Tới rồi…tới rồi…”
Gã Ký Quèn trừng mắt :
“ Mày bảo ai tới rồi. Chủ tịch, Bí thư Phường tới chúc tết bà con trong hẻm à ?”
Thằng Bảy xe ôm cười lớn :
“ Tưởng bở , mấy cha đang nhậu trên trụ sở kìa, ở đó vô hẻm chúc tểt bà con…”
Cô Phượng cave sốt ruột :
“ Vậy mày bảo ai tới rồi ?”
Thằng Bảy xe ôm vênh váo :
“ Việt kiều chớ ai. Nhưng là Việt kiều 2 nút, không phải 9 nút…”
Ông Tư Gà nướng gắt :
“ Nhiều chuyện ! 2 nút là sao ? 9 nút là sao ?”
Thằng Bảy xe ôm :
“ 9 nút là Bắc kỳ 54 vượt biên, 2 nút là Bắc kỳ 75 nhập cư Mỹ bằng tiền ăn cướp của dân. Đó…đó…tới rồi đó…”
Cả quán đổ đồn con mắt vào bà phu nhân váy đầm ngắn, dầy cao gót ví tay oai vệ đi ngang. Thằng Bảy xe ôm hít hà :
“ Í mèn ôi…trên người mẻ ít cũng phải tiền tỉ. ..”
Cô Phượng cave gắt :
“ Tiền tỉ đừng hòng sờ, nội cái ví tay đã vài trăm triệu, rồi vòng cổ, vòng tay, hai cái bông tai lúc lẻo, chưa nói ngực bơm, đít bơm, mắt cắt, mũi nâng…”
Thằng Bảy xe ôm vọt miệng chửi :
“ ĐKM nó…toàn tiền dân cả…mẻ tài đéo gì lắm tiền vậy ?”
Ông đại tá hưu lật đật chạy về. Thằng Bảy xe ôm ngó theo :
“ Về đón em gái Việt kiều Mỹ về ăn tết đó…”
Chị Gái hủ tíu trợn mắt :
“ Ủa em gái ông đại tá hưu sao Việt kiều được . Anh cộng sản Bắc kỳ, em lại ngụy Sàigòn à ?”
Ông Tư Gà nướng càm ràm :
“ Con nhỏ này lạc hâu, đến rể Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn là Việt kiều có sao ? Khúc ruột ngàn năm mà !”
Thằng Bảy xe ôm xua xua tay :
“ Không phải , không phải Việt kiều ngụy Sàigòn như rể Thủ tướng. Em gái đại tá hưu là vợ nhỏ ông tướng. Sửa soạn chạy loạn “đa nguyên” nên ổng bao tiền cho bà mua thẻ xanh, tậu biệt thự bên Mỹ rục rịch có loạn “đa nguyên” thì vọt sang đó tiêu tiền ăn cướp…”
Chị Gái hủ tíu hít hà :
“ Hèn gì nom trên người bả chẳng thiếu thứ gì…”
Gã Ký Quèn lớn tiếng :
“ Chẳng cứ gì người bả, mà trong nhà, trong két cũng vậy.. Nhà biệt thự có vườn, xe Lexux, giường ngủ, bàn ăn, bồn tắm nước xịt…cái gì cũng vài trăm ngàn đô, tính sang tiền Cụ vài chục tỉ. Còn trong két, các loại tài khoản phải trăm triệu đô trở lên…”
Cô Phượng cave cười cười :
“ Chẳng thiếu thứ gì sao về VN ăn Tết…”
Thằng Bảy xe ôm trợn mắt :
“ Chớ sao, nào cành đào, cành mai, chậu quất , nào bánh trưng, nào thịt đông, nào cá thu kho, nào gà luộc, nào thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ…cái đéo gì Mỹ cũng có hết, thiếu mỗi thứ …”
Chị Gái hủ tíu tròn mắt :
“ Tiền như nước vậy còn thiếu thứ gì ?”
Thằng Bảy xe ôm cười hô hố :
“ Thiếu … mắm tôm !”
Gã Ký Quèn :
“ Mắm tôm cũng có, siêu thị bán thiếu gì ?”
Thằng Bảy xe ôm cãi :
“ Nhưng không có lòng heo, à …à …Bắc kỳ kêu lòng lợn . Mắm tôm mà không có lòng lợn khác gì tình không có tiền. Mà Mẽo nó đéo ăn lòng lợn , vậy mua mắm tôm làm gì ? Bả đành phải về VN xơi lòng lợn mắm tôm cho nó quốc hồn quốc tuý …”
Cả quán cười ồ, riêng bà Năm củ cải ỉu xìu, buồn như củ cải thối. Cô Phượng cave giục :
“ Bà Năm củ cải sao buồn thúi ruột vậy ? Về đi sắm tết đi chớ…”
Bà Năm củ cải thở đánh sượt :
“ Khỏi sắm, năm nay nhà tui ăn tết trên…”
Chí Gái hủ tiu ngạc nhiên :
“ Ủa…năm nay bà Năm lại lên rẫy ăn tết hả ?”
Bà Năm củ cải lắc quày quạy :
“ Không không, không phải ăn tết trên rẫy mà ăn tết trên..tivi…”
Cô Phượng cave tròn mắt “
“ Ủa…sao ăn tết trên tivi ?”
Bà Năm củ cải hờn dỗi :
“ Thì suốt ngày cứ mở tivi coi ca nhạc xuân, khắp nơi đón tết, Việt kiều du xuân, lãnh đạo chúc Tết …thì chẳng phải ăn tết trên tivi là gì ?”
Cả quán cười ồ nhưng mắt người nào cũng rưng rưng.
29 Tết Giáp Ngọ
nhà văn NHẬT TIẾN : THUỞ MƠ LÀM VĂN SĨ - KỲ 5
1.
) (tiếp theo)
CHƯƠNG 2
Tờ báo của chúng tôi thấm thoắt đã ra được đến số 5. Kiểm điểm lại thành tích hoạt động thì tôi đã viết được sáu bài thơ, ba truyện ngắn và một lô chuyện chọc cười trong lớp. Hòa cũng say mê không kém. Sách vở của hắn hồi này độ dầy bị lép hẳn đi vì hắn chuyên xé ở giữa để lấy giấy làm bản thảo thơ chọc cười và viết truyện kiếm hiệp.
Hậu quả chung cho cả hai đứa là trong bảng xếp hạng, đang từ hạng trên 20 tụt xuống khoảng dưới 40. Hôm cuối tháng xin chữ ký chứng nhận "đã coi" của gia đình, tôi bị ông cụ thân sinh xỉ vả cho một mẻ tối mắt, tối mũi. Còn Hòa thì hình như bị nặng hơn. Hắn không nói ra, nhưng ít lắm thì cũng bị nọc nằm ra giường lãnh vài thanh củi vào mông (ngày trước ở Hà Nội, mọi nhà thường hay nấu bếp bằng củi nên tụi trẻ thường bị đòn bằng thanh củi).
Rồi chủ nhật tuần ấy, ngu dại thay, tôi vẫn vác mặt lại "tòa soạn" tức nhà của Hòa để làm báo. Khi vào đến cửa tôi mới hay là hắn đang bị bố nặng. Thì ra hắn đã mang đồ nghề làm báo ra tô vẽ trong khi chờ tôi tới. Bà cụ của Hòa tuần lễ trước vẫn để cho tụi tôi lúi húi với nhau, nhưng lần này bà đã khám phá ra cái nguyên nhân khiến cho Hòa tụt hạng. Thế là chẳng báo với bổ gì hết, bao nhiêu hồ sơ bản thảo của chúng tôi bị bà xáo tung lên, xé xoàn xoạt. Vừa lúc đó thì tôi thò mặt vào. Lập tức tiếng quát tháo ào ra làm tôi khựng lại :
- Cậu về đi ! Tôi cấm cửa cậu ! Cậu làm hư thằng Hòa. Báo với bổ cái gì…muốn đi ăn mày cả lũ hả ?
Hòa cay cú lắm, như sợ mẹ nên mặt cứ cúi gằm xuống không dám ngẩng lên. Còn tôi thì hết mở được mồm, cứ đứng như chôn chân một chỗ để chịu trận. Rồi thừa lúc bà mẹ Hòa cúi xuống gầm giường kiếm cái ống nhổ, thế là tôi co giò cút thẳng, không một lời chào.
Hôm ấy tôi vừa xấu hổ vừa buồn vô hạn. Cả một buổi sáng chủ nhật tôi đã đi lang thang hết phố này tới phố khác, rồi cuối cùng tôi ngồi một mình trên chiếc ghế đá trong sân tòa án Hà Nội (hồi đó ở đây có một khu vườn rất rộng rãi, lại có một con đường xuyên qua vườn để khách bộ hành có thể đi từ mặt tiền ở phố Rolland qua con đường Gambetta ở phía sau tòa án). Quanh tôi vắng ngắt không một bóng người. Tòa nhà to lớn trước mặt đóng cửa im ỉm. Quanh vườn, những hàng cây trơ trụi lá in hình dáng khẳng khiu trên nền trời đầy mây xám. Gió trong vườn lạnh ngắt thổi xì xào mang theo cái hơi băng giá của mùa đông đang chớm về.
Hà Nội đối với tôi bao giờ cũng đẹp nhất vào lúc tàn thu. Bầu trời mầu chì như thấp xuống. cành cây như vươn cao hơn vì lá đã rụng nhiều. Khung cảnh bốn bề không sáng quá dưới ánh nắng thoi thóp của mùa thu sắp hết. Mọi vật chung quanh, từ những chiếc ghế đá trong công viên im vắng đến những cánh lá úa vàng lượn xào xạc trên thảm cỏ và những hàng cây cao đã xẫm mầu thêm ra, một mầu nâu điểm những vết mốc lốm đốm bạc, tất cả như đang xao động nhẹ nhàng để đón lấy cái lạnh gây gây nhẹ nhàng của mùa đông đang lén tới.
Trong khung cảnh ấy, giữa nỗi buồn đè nặng trong tâm tư, tôi càng cảm thấy mình tách lìa thực tế để thả hồn theo tiếng gọi thơ mộng của văn chương. Tôi đã nghĩ rất nhiều về câu chuyện đã xẩy ra. Tôi thấy coi thường cái "nhân tình thế thái" ở nhà Hòa vừa qua ! Bà mẹ của Hòa thì đã đành đi rồi. Một bà cụ nửa quê nửa tỉnh làm sao biết giá trị của văn chương. Nhưng thái độ cúi gằm mặt xuống của Hòa không dám ngẩng lên biện hộ giùm tôi lấy một lời, làm tôi thấy coi thường hắn quá.
Tôi đâu có làm hư hắn. Chính hắn tình nguyện hợp tác với tôi để ra báo đấy chứ !
Ừ ! Ít ra thì hắn cũng phải nhìn tôi, cũng phải chia sẻ với tôi cái sự nhục nhã mà tôi bị bà cụ hắn giáng xuống. Hoặc ít lắm thì cũng phải là một ánh mắt nhìn tôi với một vẻ như ngụ ý : "Mình gặp hoạn nạn chung. Cụ tớ nói gì thì nói, đằng ấy đừng để bụng nhé!". Thế thì mới được chứ ! Đàng này hắn sợ quá. Mặt hắn cắm xuống, bỏ mặc cho tôi chịu trận. Những câu : "Cậu về đi ! Tôi cấm cửa cậu ! Báo với bổ gì ! Muốn đi ăn mày cả lũ à ?", ôi chao, đối với tôi còn nặng hơn cả những thanh củi mà bà cụ phang lia vào mông của Hòa.
Càng nghĩ tôi càng giận đời. Tôi tự thề trong lòng là phải trả lời những tiếng nhiếc móc ấy bằng công việc. Tôi sẽ viết những truyện thật lẫy lừng. Tôi sẽ in tác phẩm của tôi. Rồi một ngày huy hoàng nào đó khi sự việc ấy xẩy ra, tôi sẽ trịnh trọng đến thăm bà, biếu bà tác phẩm của tôi trong có lời đề tặng đi kèm triện son đỏ chói: " Kính tặng cụ, viên gạch đầu tiên trên đường sự nghiệp của cháu."
Ối chà chà ! Chỉ cần nghĩ như thế là tôi đã thấy nhẹ tênh như chính mình vừa chống trả một cách oanh liệt những câu riếc móc đến rứt thịt vừa qua. Thế là lòng tôi lại tràn ngập cảm hứng. Tôi muốn được viết ngay lúc đó. Và giả sử nếu có sẵn giấy mực, tôi sẽ ngồi đây cả ngày để khởi thảo "viên gạch đầu tiên" của mình.
Hôm ấy tôi về thật trễ. cả nhà đã ăn xong bữa trưa. Tôi gặp ngay ông cụ thân sinh của tôi đứng xỉa răng ở đầu hè. Ông nhìn tôi bằng cái nhìn xoi mói từ đầu đến chân. Cặp mắt của ông nghiêm trang đến như có vẻ dữ dội. Rồi ông hỏi tôi:
- Đi đâu về ?
Tôi cố lấy giọng thản nhiên:
- Thưa, con ở nhà bạn về.
Lập tức ông đổi giọng quát tháo :
- Bạn với bè gì đi lang thang bỏ cả giờ cơm. Muốn trở thành du thủ du thực hả ?
Tôi vội vàng chối lia:
- Không ạ ! Con lại đằng thằng Hòa hỏi nó bài toán, rồi nhà nó có giỗ, nó giữ con lại ăn cơm luôn.
Ông cụ lại nhìn tôi từ đầu đến chân một lần nữa. Rồi như có vẻ xuôi tai về cái lý do tôi vừa nêu ra, ông liền quay vào sau khi nói sõng một câu:
- Liệu cái thần hồn đấy, không thì chết đòn.
Tôi thở ra một hơi khoan khoái. Chưa kịp hết mừng thì bà chị của tôi đã reo lên:
- A ! Cậu Tiến ăn cơm khách rồi hả ?
Tôi nhìn theo thấy ông cụ vẫn chưa bước vô nhà, đành nói to:
- Em ăn rồi ! Nhà thằng Hòa có giỗ !
Chị tôi cười ròn rã :
- Thế thì may cho cậu rồi. Ở nhà hôm nay cũng không có để phần cơm. Cụ vừa ra lệnh đứa nào bữa ăn không về, cho nhịn đói luôn !
Tôi thấy cơn tức đầy ứ lên cổ, lại thêm cái đói bắt đầu hoành hành, nhưng tôi vẫn vênh váo:
- Em việc gì phải nhịn đói. Giỗ nhà nó to, giết cả mấy con gà, ăn căng bụng không hết.
Nói rồi tôi vùng vằng đi vào. Cái sự nhà không để phần cơm cho tôi làm tôi đói thêm lên. Bụng tôi cồn cào. Hai chân, hai tay bắt đầu thấy run. Trong tình thế này muốn hết run thì chỉ có cách là đi pha một ly nước trà đường. Nhưng xui xẻo thay, lúc sờ tới hũ đường thì chỉ còn thấy mấy con kiến đen chạy nhốn nháo ở dưới đáy lọ, y hệt cái cảnh nhà vừa dọn đi, đồ đạc trống rỗng, trẻ con nhẩy múa huỳnh huỵch từ phòng này qua phòng khác một cách tự do như gió trời.
Ngày hôm sau đi học lại, tôi đã chờ đợi cái giây phút bi thảm mà tôi biết là nó sẽ tới. Quả nhiên vừa gặp tôi, Hòa đã nói bằng một giọng buồn rầu:
- Mẹ tớ ra điều kiện là trong 3 tháng liền nếu đứng từ hạng 5 trở lên thì mới được cho cậu tới chơi. Còn từ nay tới đó thì…thì…
Tôi tức giận, nói ngay:
- Tớ đếch cần….Sẽ không bao giờ tớ tới nhà cậu nữa.
Hòa cười gượng gạo:
- Tớ sẽ cố. Tớ sẽ vượt tụi nó để lên hạng 5…
Câu nói của Hòa làm tôi thương mến hắn. Cơn giận vừa ùa đến đã vụt tan đi. Dẫu sao thì Hòa cũng có nhiều tình cảm với tôi. Những lời hứa của Hòa là một cách biểu lộ cái tình cảm ấy. Còn khả năng của Hòa thì tôi dư biết. Trong suốt mấy tháng đầu của niên học, chưa bao giờ tôi và Hòa đứng hạng trên 20. Thường thường, Hòa ở vào khoảng từ 25 đến 30. Còn tôi thì tệ hơn hắn nhiều, không biết sao con số 42 cứ có duyên với tôi hoài, có khi hai tháng liền tôi đứng ở hạng 42. Có tháng tôi lên được thứ 37, nhưng tháng rồi lại tụt xuống 45. Đó là kết quả của những ngày tôi bỏ học bài, bỏ làm toán để ngồi sáng tác đến 2, 3 giờ đêm.
(còn nữa)
YouTube’s your one stop shop for U.S. politics this week
It’s a busy week in Washington, but you don’t need to be in the nation’s capital to be a part of it. YouTube will deliver each big moment live.
Tonight at 9 p.m. ET, President Obama’s fifth State of the Union address will stream live on the White House’s YouTube channel, followed by the Republican response by Representative Cathy McMorris Rodgers on Speaker Boehner’s channel. Senator Mike Lee will deliver the Tea Party response and Senator Rand Paul will offer remarks as well. Several of our news partners will also share their coverage of the event on YouTube, including the New York Times, Wall Street Journal, Washington Post, The Young Turks, and NowThis News.
This Friday at 2 p.m. ET, President Obama will participate in the first-ever Presidential Hangout Road Trip. He’ll “travel” the country and hop into Google+ Hangouts with people from across the nation to answer their questions and hear their thoughts about the topics he addressed in tonight’s speech.
If you’d like to join the Hangout, record a 60-second video with your name, location, a bit about yourself and the question you’d like to ask the president. Then post it on YouTube with the hashtag #AskObama2014.
Tune in all week and keep up with the latest news by subscribing to youtube.com/news.
Brandon Feldman, News Content Partnerships, recently watched "Kid President's Letter to a Person on Their First Day Here."
Tonight at 9 p.m. ET, President Obama’s fifth State of the Union address will stream live on the White House’s YouTube channel, followed by the Republican response by Representative Cathy McMorris Rodgers on Speaker Boehner’s channel. Senator Mike Lee will deliver the Tea Party response and Senator Rand Paul will offer remarks as well. Several of our news partners will also share their coverage of the event on YouTube, including the New York Times, Wall Street Journal, Washington Post, The Young Turks, and NowThis News.
This Friday at 2 p.m. ET, President Obama will participate in the first-ever Presidential Hangout Road Trip. He’ll “travel” the country and hop into Google+ Hangouts with people from across the nation to answer their questions and hear their thoughts about the topics he addressed in tonight’s speech.
If you’d like to join the Hangout, record a 60-second video with your name, location, a bit about yourself and the question you’d like to ask the president. Then post it on YouTube with the hashtag #AskObama2014.
Tune in all week and keep up with the latest news by subscribing to youtube.com/news.
Brandon Feldman, News Content Partnerships, recently watched "Kid President's Letter to a Person on Their First Day Here."
Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014
BAC BA PHI ĐI THĂM MỸ ( KỲ 89)
Ong hoạ sĩ già khích cho cô hoạ sĩ bốc nữa :
“ Cô nói thế nào ấy chớ…chẳng lẽ cái gì cũng mua được bằng tiền…cũng có cái tiền mua sao được ?”
Cô hoạ sĩ hất hàm :
“ Vậy có cái gì không mua được bằng tiền bác nói thử tôi nghe !”
Ong hoạ sĩ già còn đang suy nghĩ, chị chủ gallery đã lên tiếng :
“ Chẳng hạn cô không biết vẽ hoặc vẽ rất dở thì có ai gọi cô là hoạ sĩ không ? Cô có mua được danh hiệu đó không ?”
Cô hoạ sĩ bật cười :
“ Chuyện nhỏ như con thỏ. Tôi thấy ở bên Mỹ này, ai muốn thành hoạ sĩ cứ in một cái card ghi danh mình là “painter” là OK chứ gì ? Còn ở Việt Nam khó hơn. Muốn chính danh mình là hoạ sĩ thì phải được kết nạp vào Hội Mỹ thuật Việt Nam , mà muốn được kết nạp thì phải đã có triển lãm , có hội viên chính thức giới thiệu, rồi được Ban chấp hành Hội thông qua...”
Chị chủ gallery vỗ tay :
“ Đấy …thấy chưa…có phải cái gì cũng mua được đâu…”
Cô hoạ sĩ lắc đầu quày quạy :
“ Nhầm chết …nhầm chết…danh hiệu hoạ sĩ mua dễ ợt…này nhé…chị bỏ tiền ra mua sơn mua toan rồi vẽ nhăng vẽ nhít kiểu như bác Ba Phi vẽ tranh trừu tượng kìa…rồi bỏ tiền ra thuê mấy cậu sinh viên mỹ thuật nó vẽ vài bức ký tên mình…rồi triển lãm…rồi nhờ mấy bác hoạ sĩ già giới thiệu vào hội…rồi phong bì cho các vị chấp hành…thế là cầm chắc danh hiệu hoạ sĩ - Hội viên Hội Mỹ thuật. Tha hồ in card mang đi phân phát doạ thiên hạ…”
Ong hoạ sĩ già bật cười :
“ Cả nhà văn cũng thế ư ?”
Cô hoạ sĩ gật đầu :
“ Cũng một giuộc vậy thôi. Tôi có cô bạn cũng dân cầm bút ở Hà Nội, nó bảo muốn được gọi là nhà văn chính thức thì phải vào Hội nhà văn. Vào đó bề ngoài thì cực kỳ khó vì mỗi năm có cả mấy trăm người xin mà chỉ kết nạp vài chục người. Nhưng đó chỉ là lý thuyết thôi. Khối anh Giám đốc bỏ tiền ra vẫn vào hội được đấy. Chết cười , có anh vào Hội nhà văn năm trước thì năm sau ra Toà tội tham ô. Hội nhà văn không dám ra Toà dự xử Hội viên của mình mà đành cứ lặng lẽ xoá tên…”
Chị chủ gallery cười cười :
“ Thì bên này anh nào muốn thành nhà văn cũng cứ bỏ tiền túi in sách , bỏ tiền túi tổ chức họp báo, ra mắt sách…thế là thành nhà văn chứ sao ?”
Cô hoạ sĩ lắc đầu:
“ Danh hiệu hoạ sĩ, nhà văn đã ăn thua gì…danh hiệu Anh hùng lao động, Nghệ sĩ nhân dân…cũng đều mua được cả đấy…Giả dụ tôi đang là nhạc sĩ vô danh tiểu tốt, tôi bỏ ra một tỉ, nhất định sẽ được kết nạp Hội nhạc sĩ và được “nghệ sĩ ưu tú “ cho coi…”
Ong hoạ sĩ thở dài :
“ Hèn chi cái vụ chở cả xe mì tôm bị giữ lại ở Sàigòn, ông bạn tôi chỉ rút phòng bì ra là giải toả cái rụp. Và rồi lại còn được hỏi có muốn giấy chứng nhận “Việt kiều yêu nước” đã có công cứu trợ đồng bào bão lụt không chớ ?”
Trong lúc mọi người đang bàn tán rôm rả thì bác Ba Phi đang thất tha thất thểu bước đi trên đường phố Bolsa. Từ hôm sang Mỹ bác toàn ngồi xe hơi, cô Ut , ông bạn già , ông hoạ sĩ lái…mãi tới lúc này bác mới phải lò dò cuốc bộ trên đường phố nước Mỹ. Cũng may phố xá ở Little Saigon không nhung nhúc xe cộ như những thành phố lớn khác. Vào buổi trưa, xe cộ cũng thưa thớt. Tại các ngã tư đèn xanh đèn đỏ cũng không đông xe. Bác Ba Phi cứ nhằm cái biển vẽ người đang bước bật đèn xanh mới dám lật đật đi qua đường.
Hoá ra đi bộ ở Mỹ, nhất ở khu Việt kiều ở Cali cũng không có gì ghê gớm . Cứ cái làn đường dành cho người đi bộ mà guồng tới. Đến ngã tử đèn xanh đèn đỏ nhất thiết phải đứng lại chờ cái đèn hình người bật xanh thì hãy sang. Tốt nhất là chờ có nhiều người cùng sang thì yên trí hơn là đi một mình.
Lần đó bác Ba Phi vừa thấy đèn chuyển sang xanh vội vàng sầm sầm bước tới. Bất ngờ bác thấy một chiếc xe con lù lù phi tới. Bác hoảng hồn phóng một phát như tên bắn qua đường . Bụng mừng thầm, rõ hú vía, chậm chân chắc xương tan thịt nát rồi. Vậy nhưng quay lại nhìn, bác thấy chiếc xe vừa nãy đã dừng đúng vạch đỏ, người da đen lái xe nhìn bác nhe răng ra cười. Hoá ra bác thần hồn nát thần tính, cứ tưởng chiếc xe phóng tới, nào ngờ không giống như ở Việt Nam, vượt đèn đỏ ở đây tuyệt nhiên không thấy.
Bác dừng trước một cửa hàng bán đủ thứ. Chẳng biết biển hiệu nó đề cái gì , chỉ đấy cửa đóng kín mít người ra người vào , người xách túi, người đẩy xe thì biết bên trong nó bán tạp hoá.
Bác Ba Phi ngần ngừ rồi tắc lưỡi. Mình có đô la, sợ gì, cứ vào thử coi sao , có bánh trái, chai nước ngọt bỏ bụng cũng tốt.
Bác vừa dợm chân bước vào cánh cửa quay thì như có ai vẫy vẫy. Hoá ra trong góc hè dưới tấm biển quảng cáo có một ông già da đen đang vẫy bác. Quái, có quen biết gì đâu nhỉ ? Thì cứ thử lại gần coi.
Ong già da đen xì xồ một tràng tiếng Anh bác Ba Phi cứ ngẩn ra không hiểu gì. Nói xong ông ta rút trong bụng ra một giây đủ các thứ pin đèn, bác Ba Phi còn đang ngẩn người ra chưa biết xử sự sao, cha kia lại rút ra đủ thứ xà bông với dao cạo râu. A…hiểu rồi..cha này bán đồ “chôm” ở cửa hàng cửa hiệu.
Quái, sao bảo bên Mỹ này nghiêm lắm kia mà. Một là nó quản lý chặt chẽ lắm, bảo vệ nó nhìn lom lom, rồi camera nó quét qua quét lại, có đến con ruồi cũng không lọt, vậy mà cha vẫn chôm của nó cả lố hàng thế kia.
Vậy mới biết chẳng có gì là tuyệt đối trăm phần trăm. Hèn chi hồi ở nhà bác đọc báo nghe chuyện có bà cán bộ cao cấp gì đó ở ngoài Huế đi sang thăm các nước châu Au, lúc vào siêu thị chôm của nó cái kính đắt tiền bị nó quay phim được hết đường chối cãi. Lúc đó bác không tin, làm gì có chuyện đó, một là bà cán bộ cao cấp thiếu gì tiềnphải chôm đồ trong siêu thị, hai là nó quản lý chặt vậy ai dám “chôm” của nó. Nhưng lúc này nhãn tiền chứng kiến ông già da đen gạ bán đồ “chôm” bác mới tin thật. Hoá ra ở đâu, ở hoàn cảnh nào cũng có kẻ cắp.
Ong già da đen lại xì xồ một tràng tiếng Anh, ấn vào tay bác Ba Phi đủ thứ đồ lủng củng. Bác Ba Phi lật qua lật lại mớ đồ rồi lắc đầu quày quạy.
Lão già da đen chợt đổi sắc mặt, lão cau mặt , vẻ hầm hầm. Lão xổ ra một tràng u ơ gì đó làm bác Ba Phi chột dạ. Không khéo cha già này là dân xì ke, đến cữ thuốc rồi mà không có tiền. Không mua cho lão thì cũng phải cho nó ít bạc cắc không có nó điên lên thì nguy .
Quả nhiên lão già da đen rút trong túi ra cái kim tiêm, rất nhanh lão chọc kim vào bắp tay, rút ra giơ lên huơ huơ trước mặt bác Ba Phi. Bác sợ điếng hồn. Chèn đéc ôi, thằng cha già này nó đâm một phát kim tiêm vào người truyền sang một ít SIĐA thì toi mạng, thoi thôi thí hồ thí cháo cho nó. Bác Ba Phi vội rút túi đưa ra mấy tờ một đô la . Nhanh như chớp, lão già chộp ngay lấy. Vừa lúc đó trong cửa hàng có mấy người đi ra, lão già vội lảng đi chỗ khác. Bác Ba Phi nhân cơ hội bước nhanh vào trong, trống ngực hãy còn đập thình thịch.
Rõ hú vía, thằng cha già đâm một phát kim tiêm mắc căn bệnh thế kỷ thì mai mốt về nước, bà con lối xóm tha hồ kháo nhau bác Ba Phi đi thăm Mỹ chơi gái tùm lum nên mang bệnh SIDA thì có mà ôm đá nhảy xuống sông Tiền Giang . Rồi vợ chồng thằng Đậu sẽ nhìn bác ra sao ? Có ai làm chứng xác minh bác nhiễm SIĐA không phải chơi bời bậy bạ mà chính do thằngxì ke da đen đâm kim tiêm vào người.
Bác Ba Phi bước lần lần qua các dãy hàng chân tay vẫn còn run cầm cập. Thôi từ nay cạch đến già không bén mảng lại gần mấy ông Mẽo bụi đời nữa. Thực ra chẳng qua hôm nay bác dỗi ông hoạ sĩ già và cô hoạ sĩ trẻ nên mới đi bộ chứ như mọi khi một bước lên xe đi đâu đến nỗi gặp xì ke.
Hàng hoá ở đây phong phú thật, thứ nào cũng đề giá rõ ràng. Dãy bánh kẹo có cả rừngcác thứ mẫu mã khác nhau. Nào kẹo viên, kẹo ngậm, kẹo mút, kẹo cao su, kẹo trái cây, kẹo sôcôla…í trời ơi…con nít trong xóm nhà bác được vào đây hẳn quýnh quáng chân tay không biết lựa thứ nào bỏ thứ nào.
Sang đến hàng rượu , hàng nước giải khát cũng hoa cả mắt .
Rượu mạnh cả mấy chục đô la, rươu vang 3 chai có mười đô, nước giải khát hoá ra lại rẻ, mua cả lố cũng chỉ có vài đô.
Rồi dãy hàng fast-food cũng làm bác Ba Phi hoa cả mắt.
Dạo đi dạo lại mãi bác Ba Phi mới mua túi bánh mì khô, hộp ba tê với lon nước giải khát tính ra chưa tới 5 đô la. Ở Mỹ mà thế này là hà tiện vắt cổ chày ra nước nhưng so với Việt Nam là quá sang rồi. Tính sang tiền ra là hơn 80 ngàn chứ ít, chèn đéc ôi, ở dưới quê ngần này tiền thì ăn được cả chục đĩa cơm tấm.
Bác Ba Phi xách túi đồ xếp hàng sau cả Mỹ đen Mỹ trắng chờ tới lượt trả tiền. Bác chợt cười một mình. Hoá ra mình cũng oách đấy chớ. Dám tự mình đi vào cửa hàng Mỹ, dám tự chọn đồ, dám tự xếp hàng trả tiền mà chẳng cần anh phiên dịch cóc nào hết.
Đấy … cứ bảo hội nhập với thế giới là ghê gớm, khó khăn , chật vật lắm , vậy mà đâu có gì đâu, cứ trong tay có tiền là dễ ợt.
Bác Ba Phi xách túi thức ăn ra cửa tiệm chợt mắt tròn xoe. Lão già da đen lúc nãy đang bị ba bốn người ăn mặc theo lối đồng phục bảo vệ cửa hàng thộp cổ áo. Thôi rồi, họ đã phát hiện ra lão chôm đồ của họ rồi. Rõ may cho bác, cứ nấn ná tham rẻ mua đồ của lão chắc hẳn bác cũng bị bắt thế kia về tội tiêu thụ của gian chứ không chơi.
Nghĩ bụng vậy rồi bác Ba Phi ba chân bốn cẳng rời cửa hàng đi nhanh vào lối người đi bộ. Bác cứ đi, cứ đi qua mấy ngã ba, qua mấy khu thương xá tới cửa hàng có đề Lee's Sandwiches.
Bác chợt nhớ có lần đã vào đây cùng lão bạn già. Ong chủ này nghe nói hồi mới vượt biên sang Mỹ cũng chỉ là anh bán thịt lương có 8 đô la một giờ, vậy mà bây giờ thành triệu phú có tới 36 siêu thị bán thức ăn Việt Nam trải khắp nước Mỹ. Nhìn gói đồ Mỹ trong tay, bác Ba Phi chợt thấy thèm ăn đồ Việt. Phải đấy bánh mì ba tê, đùi gà Kentucky ngon mấy cũng chẳng bằng cái anh bánh chưng, bánh giò, bánh dầy với cả xôi đậu xanh, xôi đậu phọng, xôi đậu đen.
Bác Ba Phi cứ ngập ngừng đứng ngoài cửa sau lại nghĩ vừa nãy cửa hàng Mỹ còn vào mua hàng được ngon ơ, huống hố đây là cửa hàng người Việt Nam , ngại gì mà không vào. Thế là bác hùng dũng đẩy cửa bước vào trong.
(còn nữa)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)