Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

NHÓM "MỞ MIỆNG" THỦA MƠ LÀM THI SĨ


   
           “Mở Miệng” thủa mơ làm thi sĩ .




Cách nay hơn chục năm,  trong cuốn “ Tín hiệu mới” ,Tiến sĩ văn học Huỳnh Như Phương ở Sàigòn đã dự báo:
Thoáng thấy đâu đây xuất hiện một xu hướng mới trong một số cây bút trẻ mà tôi tạm gọi là xu hướng phá giới. “.
Sang năm 2001, “xu hướng phá giới” không chỉ “thoáng đâu đây” nữa, đã thành băng, thành nhóm, có cả hội họp, tuyên ngôn, “cơ quan ngôn luận “  ngay chính giữa Sàigòn – đó là nhóm thơ Mở Miệng . Một “chủ soái” của nhóm là Lý Đợi cho biết :
Mở Miệng được hình thành từ ý tưởng của Bùi Chát, lấy từ Thánh kinh: “Khởi thuỷ là lời”, vào cuối năm 2000 — xuất hiện chính thức từ năm 2001. Mà khởi thuỷ của lời là gì, tất nhiên là Mở Miệng [Open-Mouth]. Nhóm này gồm có Lý Đợi, Khúc Duy, Nguyễn Quán và Bùi Chát . Lý do chính của việc thành lập Mở Miệng, ban đầu, là phản ứng lại vấn đế kiểm duyệt và cấp phép xuất bản — vốn đang trị vì một cách bảo thủ, quan liêu. Sau đó, thì muốn bình thường hoá việc tự do ngôn luận, tự do sáng tác và xuất bản. Sau nữa, thì dẫn đến rất nhiều thứ, mà giờ “khai báo” ra, chắc tốn nhiều giấy mực lắm.”
Sáng lập viên thứ hai của nhóm là nhà thơ Bùi Chát “
“ Vào năm 2001, sau khi Vòng tròn sáu mặt có được một ít dư luận trong giới văn nghệ, chúng tôi -4 trong số 6 gương mặt trên: Bùi Chát, Khúc Duy, Lý Đợi, Nguyễn Quán cho ra đời Mở Miệng, vì thấy cần thiết cho đời sống văn nghệ ở một nơi nhiều tinh thần tự do như Sài Gòn. Nói rõ hơn là khi đó; trong lúc chúng tôi còn rất trẻ (ngoài 20), mới tốt nghiệp đại học, đầy nhiệt huyết và dự định trong việc cống hiến cho xã hội, cho nghệ thuật... càng khao khát, chúng tôi càng thấy rõ sự phi lý, trì trệ, sự cam chịu đến khó hiểu trong sinh hoạt văn hoá ở Việt Nam. Không thể nào khác được, chúng tôi đã phải quyết tâm để Mở Miệng. “
Thơ của “Mở Miệng” vào thủa ban đầu “mơ làm thi sĩ” tất nhiên là “ngoài luồng”, “bàng thống”, khác hẳn thứ thơ xu nịnh, xu thời của Hội ông Hữu Thỉnh. Chưa đủ dũng khí để trực diện với những “ẩn ức chính trị”, những bức xúc thời thế, phần lớn họ đành giải tỏa chúng vào…cái “lồ..n”. Văng tục trong thơ là một cách văng tục vào cái xã hội mà họ tởm lợm và phủ nhận nó bằng hư vô chủ nghĩa.

Bùi Chát trong “Mưa móc lồn dân tộc” :
….
Buồn vì không ai trò chuyện ngoài vườn _
Tôi lết lôồng**** quay trở lại nhà. Cóc
có thể thay thế được chàng? ngay góc
cửa – hương của tình yêu đầu nhắc nhở*****
Kéo quần, tôi ngồi xuống cạnh đèn. Cóc
nhảy sang bên. Tôi đổ mồ hôi vì
phải xoay vòng. Bực mình, tôi bỏ vào
buồng _ mặt đầy mụn mà bày đặt làm
phách. Biết vậy nằm nghỉ sướng hơn, thua
thiệt _ thế là toi cả đêm. Đủ moá******
từ nay… Đừng hòng ông kiếm. Gí buồi
Chúng ta đi dưới ánh sáng đường hầm
- Không phải!
Dưới ánh sáng nhiều ống cống
Ngày này qua ngày khác, chúng ta trôi
Đôi lần mắc kẹt, một thứ rác thải
hoặc :
“ Như cách Bá Thọ lấp đít Bei Dao
Tôi lấp lỗ miệng một đứa bé
hoặc :

Làm thế nào để tới sự cực khoái

   Bên chai jiệu*”

  Khúc Duy « mở miệng »  ô nhiễm môi trường  không thua các thi hữu trong nhóm :
«  nghiêm chỉnh chấp hành luật
    từ lỗ rún lên
     tụi bây đụ đéo tao tức dái… tai lắm
      …ụ cái thằng … ngực nào đâm lỗ …
     miệng tao vậy.”

So với cả nhóm, thơ Lý Đợi thiên về “cái đầu” hơn là “trái cật”, “lý sự” nhiều hơn là “văng tục”, nói theo kiểu các nhà phê bình “quốc doanh”, giàu chất “trí tuệ” hơn “bản năng”.

Bọn mày tưởng tao là ai?

tang tóc bao trùm khắp các bức tường [cả những chữ khoan cắt bê tông]
ô nhục xâm chiếm thành phố từng được tưởng là một cục ngọc [y như cục cứt]
….. 
nơi đây, là một ổ phục kích đối với thi ca
một đối thủ hung ác của sự sống, và một con rắn độc hèn mọn của loài người...

chúng ta đổ máu
chúng ta tự cắn lưỡi, trám lỗ đít và bóp cổ mình...
còn bọn hèn nhát kia vừa nghe tin dữ thì trốn chạy
thành phố thành chốn lưu chân của bọn ngoại bang-xâm lược
con cái chúng ta bị tấn công, hãm hiếp và ngược đãi
mồ mả của chúng ta bị lật lên
thi ca của chúng ta bị làm giấy chùi đít...

hỡi dân thành tưởng mình là cục ngọc
xưa càng vinh nay càng nhục
xưa cao cả nay thấp hèn...
các ngươi tưởng mình là ai
các ngươi trông chờ vào cái gì
các người là hến chăng - sao im hơi thế?

Nhóm “mở Miệng” vừa xuất hiện, evan” - trang nhà quốc doanh cũng vừa ra lò, đã hoan hỉ thông báo :
Có một nhóm sáng tác trẻ tự xuất bản những tác phẩm của họ dưới dạng photocopy, và coi đó như văn bản chính thức. Họ rảo bước qua những đường phố Sài Gòn, những quán cà phê, quán thịt chó, ngày và đêm, ánh đèn, xe cộ, bụi và tiếng ồn... Họ làm thơ.”
Sốt sắng hơn nữa, “Evan” mượn lời  anh xe ôm khen  Bùi Chát :
Tôi có gặp Bùi Giáng một vài lần, nay gặp Bùi Chát, thấy cũng giống giống [ít nhất cũng một chữ Bùi]; nhưng có vẻ to & ăn nhiều hơn vì tôi có chứng kiến. Bùi Chát thì chắc chắn ít đến chùa hơn Bùi Giáng, tính đến lúc này. »
Hoặc mượn giọng « chợ búa » một chị công nhân tôn vinh Bùi Chát
« Em không hiểu gì hết về thơ, nhưng em vẫn thích thơ anh Bùi Chát vì em mắc cười, em cảm thấy người phụ nữ mình cao sang hơn, được quý trọng hơn khi có những người như ảnh. Nhiều người bảo em không biết gì mà bày đặt, em chỉ nói: Tui cứ thích thơ Bùi Chát đó, làm gì tui. Bộ hổng thích được, ghen hả! »
“Mở Miệng “ ra đời, kéo theo nhiều cây bút cũng đòi “mở miệng”.  Phan Bá Thọ, cũng “lập ngôn “ như các thi hữu, nào là “ kafkacocain” nào là “ Nói trong vận hành ý thức sự giới hạn của lý trí”:
“đọc, như leo cỡi trên một thứ gì đó hoặc, bị nó tha chạy
tôi, đã từng ngồi lên cái mặt bùn nhơ marquez
những lớp mỡ chạy vòng quanh thắt lưng của henry miller…”

Nguyễn Hữu Hồng Minh làm thơ  sặc mùi “công nghệ Trần Dần” :
“Tổng lực trận chữ
Thua tháo máu thua hết dấu
Mơ trời chưa người bay
Bay trong thơ mở trời “
Cũng học theo sư phụ đòi chôn “Thơ mới”, Nguyễn Hữu Hồng Minh cũng cao giọng :
Tôi luôn cảm thấy Thơ Mới là một cái xác và chất nặng lên vai mình một hình bóng ngất ngoải không sống không chết….”.

Khổ nỗi với cảm hứng hư vô, các thi sĩ trẻ có thể kể thêm Miên Đáng, Thanh Xuân , Nguyễn Quán …“mở miệng” mãi cũng chưa vượt qua được “thơ mới” … Vào dịp tết Giáp Thân, một cuộc ra mắt “ngoạn mục” được tổ chức tại quán càphê Uyên Nguyên, phố Nguyễn văn Trỗi , Q3 TP HCM. Gần 100 giấy mời được phát đi, khách mời sẽ được nghe các nhà thơ trẻ phát biểu, đọc thơ , khoảng hơn một chục thi phẩm in vi tính đã được chuẩn bị tặng, trong đó có tập vẽ “nguyên con” cái “lồ..n “ ở ngoài bìa.
Đứng đón khách ngay tại cửa quán càphê là nhà thơ Bùi Chát, tất nhiên khách danh dự số 1 phải là Hoàng Ngọc Tuấn, ông chủ “tiền vệ” , “cơ quan ngôn luận” của nhóm “mở miệng” . Không may, cuộc họp ồn ào quá hoặc có “thi hữu” nào chỉ điểm, công an phường tới lập biên bản vì …mất trật tự và yêu cầu giải tán. Sau khi hội ý chớp nhoáng, Ban tổ chức quyết định rời về quán Ruốc của nhà văn Mường Mán trên đường Trần Huy Liệu. Tại đây công an Quận Phú Nhuận cũng đã tới yêu cầu ai về nhà nấy cũng với lý do …an ninh trật tự .
Cuộc tụ hội bất thành, tất nhiên không một tờ báo trong nước đưa tin về nó, tuy ngày ngày vẫn sốt sắng đăng chuyện sinh hoạt thơ tại các tổ phụ lão phường. Duy nhất có evan buông lời an ủi sặc mùi cải lương  :
Trên hành trình đi tìm miền đất gieo hạt giống thơ ca của mình họ đã hát những bản du ca trên những thảo nguyên của sự sáng tạo. Mỗi người một khúc thức tràn đầy sinh khí, và luôn được cất lên với niềm hoài vọng nơi cố hương xa xôi của thơ ca sẽ nghe được những lời ca ấy…”
và doping các “nhà sáng tác trẻ” cứ vững bước mà đi về miền …bất tử :
“  Những gì có ích với cuộc sống sẽ đồng hành với nó trên hành trình bất tử. Sẽ không có một sự kỳ diệu nào bằng sự lắng đọng kỳ diệu của thời gian. Các tác giả của nhóm thơ này đã tạo được một điều gì đó để làm sôi động hơn đời sống văn học, nhưng trước hết họ đã tạo cho chính họ một niềm tin trước những thách thức mới.”
Thời gian trôi nhanh như nước …”sông Côn mùa lũ”, mới đó mà đã gần mười năm. Các nhà thơ nhóm “Mở Miệng” đã chín chắn , nhuần nhị,  “mở lòng” nhiều hơn “mở miệng” , nhiều bài thơ đã đi vào bạn đọc.
Bùi Chát có :”Sáo chộn chong ngày”, “ Tháng Tư gãy súng”,”Xin lỗi chịu hổng nổi”, “Cái lồn bỏ đi” và gần đây nhất là tập thơ “Một vần” nổi tiếng.
Lý Đợi có “Khi kẻ thù ta buồn ngủ” , “Khoa cắt bêtông”,”Nếp nghĩ không căn cước”…

Khúc Duy có “ Nắng nữa đi anh”, “Nghị định 1/VN”…
 Vừa qua, Bùi  Chát đã trả lời Nhã Thuyên về hơn 10 năm “mở miệng” :
Nhìn lại quãng đường khá dài của mình chúng tôi thấy đó là công việc đi tìm kiếm sự đồng cảm một cách bền bỉ, dài lâu. Các dự án sau này là cao trào của sự đồng điệu, trong quá trình hoạt động chúng tôi thực sự nhận thấy ngày càng có nhiều tiếng nói, quan điểm có thể chia sẻ và gắn bó được; Khoan cắt bê tôngCó jì dùng jì có nấy dùng nấy được ra đời giản dị như thế. Dĩ nhiên kèm theo chúng là các ý tưởng về việc tạo lập một dòng chảy khác cho thơ Việt, khuyến khích và cổ vũ cho tính thiểu số trong nghệ thuật, đề cao tự do sáng tác, mạnh dạn thể nghiệm, không thoả hiệp (với những quan điểm cũ kĩ lạc hậu) thông qua tác phẩm của mình, sẵn sàng là những kẻ thất bại ngay khi bắt đầu... Khoan cắt bê tôngCó jì dùng jì có nấy dùng nấy là ý thức bảo vệ quan điểm một cách không khoan nhượng. Xuất phát từ ý niệm tự vệ của tác phẩm nghệ thuật trước những tác phẩm khác, nói hình tượng là nếu những quan điểm khác, tác phẩm khác không chịu chung sống hoà bình mà biến thành những bức tường giam hãm, tấn công tác phẩm của chúng tôi thì tác phẩm của chúng tôi cũng có thể tự bảo vệ mình bằng cách biến thành những công cụ khoan, cắt thậm chí có thể dùng bất cứ thứ gì có thể (có jì dùng jì) để chống trả, tự giải thoát... Dự án Có jì dùng jì có nấy dùng nấy được bắt đầu từ tháng 10/2007 đến bây giờ vẫn chưa kết thúc, với ý định tạo môi trường hoà bình, hợp tác cho tất cả mọi loại hình và quan điểm nghệ thuật chung sống.
Xác ướp trở lại là dự án thực hành ‘thơ nghĩa địa’ của tôi gồm 333 bài, vào năm 2004. ‘Thơ nghĩa địa’ là cách sử dụng lại những bài thơ đã xuất bản trước đó để diễn đạt những ý tưởng hiện tại của mình mà không phải tốn nhiều thời gian cho việc xây dựng từ đầu, như cách người Việt vẫn dùng hàng nghĩa địa mấy chục năm nay. Trong lời tựa tập Xin lỗi chịu hổng nổi (một phần của Xác ướp trở lại), tôi viết: “Việc thực hành thơ nghĩa địa – thơ rác một cách ý thức & triệt để, theo thiển ý của tôi đã đưa các nghệ sĩ Mở Miệng & những người cùng ý hướng trở thành những tác giả (có lẽ) mang màu sắc truyền thống nhất trong lịch sử văn hoá/chương Việt Nam”. Thật ra đó chỉ là một cách nói vui mang hàm ý giễu nhại, trong lịch sử hơn 2000 năm của Việt Nam, chúng ta có sáng tạo được gì đáng kể đâu ngoài việc đi lượm lặt những cái người ta đã hết sử dụng, chúng ta đã và vẫn đang tiếp tục lượm văn hoá như lượm rác...
Bằng vào tâm sự của Bùi Chát, “Mở Miệng” đã qua thủa ban đầu “mơ làm thi sĩ”, trên những bước tới, liệu có mang đến một hơi thở “ hậu hiện đại “ cho thi ca Việt Nam vốn đang “chợ chiều” trên báo Văn Nghệ, tạp chí Thơ, tạp chí Nhà Văn của Hội ông Hữu Thỉnh.

      Tham khảo :
        Bùi Chát :
    Tập đếm (thơ)
     http://tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=12812
    Bài thơ một vần (thơ) :
    http://tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=12640
    Công việc của nhà thơ (thơ)
:   http://tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=3296
      Lý Đợi :
    Bọn mày tưởng tao là ai? / Who Do You Take Me For?  (thơ) 
 http://tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=10560
    Người ăn xin ở Hà Nội  (thơ)  
 http://tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=7733
 khoan cắt bê tông  (thơ) 
 http://tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=3912

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét