Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

KỂ CHUYỆN NHÀ VĂN NƯỚC NGOÀI (2)…

                 

                                       (tiếp theo)

       Chúng tôi rời khách sạn mang tên nhà văn Thuỵ Điển nổi tiếng  Auguste Strinberg ở Stockholm trên một chiếc mini bus do nhà văn Tomas lái làm một cuộc hành trình vòng quanh phần phía Nam đất nước Thụy Điển. 
Xe chúng tôi lao thẳng xuống chiếc tàu phà (ferry boat) rộng lớn và sang trọng,có phòng ngủ đủ tiện nghi,có  nhà ăn,có  quán càphê  dẫu rằng giá cả ở đây đắt gấp....10 lần ở Việt Nam.
Tuy nhiên, đêm đó, để mua được “sự bình đẳng” với những ngưòi Thụy Điển đang ngồi đầy trong  các căn buồng sang trọng trên boong tàu,tôi đã lẻn khỏi phòng ngủ,bỏ ra 100 cua ron để được ngồi nhấm nháp một ly càphê sữa ngắm nhìn biển Baltique mờ mờ dưới ánh trăng suông.
Không phải  cái không khí lãng mạn đó làm tôi hứng khởi mà chính là  cái khóai được hòa đồng  với những ông tây bà đầm sang trọng  đang vô tư cười nói xung quanh . Họ uống tôi cũng uống,họ trả tiền tôi cũng trả tiền, họ ngắm trăng  tôi cũng ngắm trăng. A ha...chúng ta bình đẳng.
       Sáng hôm sau chúng tôi đặt chân xuống đảo Godland, hòn đảo lớn nhất, đẹp nhất Thụy Điển có thành phố Visby nở đầy hoa như  trong truyện thần tiên. Những thảm cỏ xanh mát, những cây đại thụ xum xuê, những luống hoa đủ màu , bờ biễn Baltique trong xanh và yên tĩnh đến tuyệt vời .Visby gồm tòan các nhà gỗ xinh xinh,các đường phố hẹp lát gạch ,không một tiếng còi xe,không một tiếng động cơ, thỉnh thỏang một chiếc xe hơi lưứt nhẹ,đôi bạn trẻ sóng đôi trên chiếc xe đạp hoặc một cụ già lầm lũi đi trên đường trong bầu không khí ngòn ngọt và yên tĩnh của con ong mải miết làm mật.
Chắc hẳn cư dân trên đảo này đều là nhà thơ hết và nếu trong mấy ngày trên đảo có khi một kẻ “tục tử" như tôi cũng nảy nòi ra một bài thơ cũng nên..Có lẽ chính vì cái không khí nên thơ của một thành phố cổ bên bờ biển Baltique nên ngưòi ta đã nảy ra ý tưởng thành lập một trung tâm sáng tác cho các nhà văn chuyên nghiệp- một nơi để dệt nên những tưởng tượng của họ.
Bắc những nhịp cầu và phá vỡ những rào cản” là phương châm hàng đầu của trung tâm Baltic giành cho các nhà văn và các dịch giả  nhằm tạo ra không khí thanh bình trong một môi trường đầy cảm hứng.Trung tâm được thành lập từ năm 1993,Thụy Điển tài trợ chính,rồi tới Liên minh các nước châu Âu và Hội đồng thị chính Godland.Trung tâm có 11 phòng trong đó có 4 phòng là phòng đôi,có thư viện,vi tính nối mạng,FAX...đầy đủ tiện nghi cho xác nhà văn làm việc.Hàng năm tại trung tâm có tổ chức hội thảo,seminar ...thu hút hàng ngàn nhà văn,nhà dịch thuật tới đây làm việc và nghỉ ngơi. Mặc đầu trung tâm ở ngòai đảo nhưng việc đi lại rất thuận tiện,hàng ngày có vài chuyến bay và ba tuyến tàu thủy chạy vào đất liền.Các nhà văn và dịch giả chuyên nghiệp quanh vùng biển Baltic và Nauy nếu có đề cương cụ thể đều có thể tới đây ăn ở miễn phí trong thời gian từ một tháng trở lên.
         Ngay chiều hôm tới trung tâm,bà Gunnilla Forsen, Giám đốc Trung tâm đón tiếp và  mời  ăn tối cùng các nhà văn đang  sáng tác tại đây. Rượu vang đỏ,bia, bíttết bò và thịt tuần lộc...Thú thực,tôi ăn không lấy gì làm ngon lành vì hầu như món nào nhà bếp cũng cho sữa.Mới xa nhà có mấy ngày tôi đã phát hiện rằng dù sơn hào hải vị ngon tới đâu,thiếu vị ...nước mắm  thì cũng coi như hỏng.Lúc ở nhà,ngày nào cũng có nó nên coi thường,đi xa vắng nó mới thấy nó cần thiết với mình biết bao.Tôi đang tư lự về chuyện ăn uống thì một ông nhà văn Thụy Điển cao lớn,bưng đĩa thức ăn ông đang ăn tới :
         “ Hi...ăn ngon miệng chứ....?”
        Tôi đành phải thú thực với Curman,người đã viết  khá nhiều tiểu thuyết  nổi tiếng  rằng thôi thì chỗ nhà văn với nhau cho tôi phép nói thực,tôi ăn chẳng thấy mấy ngon lành .Ông Curman tròn xoe hai mắt xanh biếc:
          “ Tiệc này đãi thượng khách đó...”       
       “ Vâng thưa ông, nhưng không vì thế mà cái miệng tôi thấy ngon hơn lên được.Tôi thấy người Thụy Điển đã có một nền nghệ thuật kiến trúc tuyệt vời,hệ thống bảo tàng tuyệt vời ,và nói chung everything OK,tuy nhiên tôi xin đề nghị với các bạn hãy bỏ thêm thời giờ chăm chút hơn các món ăn,chẳng hạn món nấm mà chiều nay các chị nhà bếp đi hái về có thể nấu rất ngon bằng cách xào xáo thêm gia vị hơn là nấu với muối và nước lã như thế này.”
        Và thế là tôi thao thao kể về các món đặc sản chế biến từ bò dê gà cho ông Curman nghe,tất nhiên dấu biến cái món cày tơ quốc hồn quốc túy khiến ông nhà  văn tấm tắc hẹn sẽ đi thăm Việt Nam một chuyến cho biết các  món ăn Việt Nam.
Vừa lúc  đó có một bà bước vào dắt theo một con chó ngao khổng lồ.Tomas thấy tôi nhìn con chó với ánh mắt đăm đăm liền đi tới ghé tai tôi :
        “ ổ đây chỉ có tao biết mày nhìn con chó kia với ý nghĩ gì?”
        Tôi cười :
         “ ý nghĩ gì?”
       Tomas nheo mắt :
      “Mày đang tưỏng tượng đưa được nó lên ...điã,đúng không ?”
     Tôi sởn gai ốc,hóa ra kể chuyện cờ tây cho ông tây nghe tai hại thế đấy.ở Thụy Điển ngưòi ta cưng chó tới mức làm cả  “nhà trẻ “cho chó,thuê nguời dắt chó đi chơi công viên.Tôi lấm lét nhìn  quanh.Tomas lại cười cợt :
      “ Yên trí đi,ở đây không ai biết hết,để kỳ tới sang Việt Nam mày dẫn tao đi ăn...thử một miếng xem sao...”.
       Vừa lúc đó bà Gunilla,Giám đốc trung tâm đi tới :
       “ Các ông có chuyện gì mà vui thế...”
      Tôi lo lắng nhìn Tomas,chỉ sợ anh ta nói ra điều đó,may quá nhà văn Curman đã đỡ lời :
       “ Ông đây đang đề nghị chúng ta bỏt thêm thời gian vào nấu nướng các món ăn...”
       Bà Giám đốc vui vẻ :
       “Đúng thế,đúng thế...để mai kia tôi nhờ mua gạo và mời các bạn tới trổ tàI nấu nướng các món ăn Việt Nam nhé...”
       Và bà nói bà đã sang Việt Nam và nói chung đó là một xứ sở nhiệt đới  tuyệt vời.Tôi liếc Tomas và  đáp lại rằng  đất nước Thụy ĐIển của các ngài cũng thế,cũng vô cùng tuyệt vời ,và với lòng hiếu khách  truyền thống tôi hy vọng nay mai nhiều nhà văn Việt Nam sẽ  được mời tới viết tạI hòn đảo Godland đầy mộng mơ này....
Tôi hôm đó tôi phải đãi Tomas chai vang đỏ "tạ ơn" đã dấu biến giúp tôi chuyện "cờ Tây". Nếu không sáng hôm sau chắc tôi đành ngậm ngùi lên máy bay về nước sớm.


                                                     

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét