Giải thưởng văn học Hồ Chí Minh hiện đang có tới những 4 ông xin rút. Xin đừng ngạc nhiên, ngay đợt đầu khi xét thưởng cũng đã có người lăm le xin rút rồi.
Sau hơn nửa thế kỷ cầm bút, tận tụy phục vụ cách mạng, cuối cùng vào năm 2001 các nhà văn Việt Nam cũng đã được đền bù đích đáng : giải thưởng Hồ Chí Minh trị giá 20 triệu đồng VN, hồi đó tương đương 1400 USD, tuơng đưong giải nhì thi hoa hậu báo Tiền Phong và một góc nhỏ giải nhất đố vui có thưởng “Đường lên đỉnh Olympia” của đài truyền hình Việt nam.
Đành rằng “miếng” thì chả có mấy, nhưng cái tiếng thì lại rất to, được mang tên bác Hồ kia mà. Chẳng thế mà rậm rịch trao giải suồt từ năm 1985 mãi tới 2001 mới ngã ngũ ai được ai không, khiến bà vợ nhà thơ Lưu Trọng Lư sốt cả ruột. Nhưng đến khi nghe tin chồng mình đang bị kỳ kèo rằng ông ấy tuy đã mấy chục năm theo cách mạng mà vẫn “ngơ ngác con nai vàng”,tức thì bà bèn nổi trận lôi đình gửi ngay đơn lên “trung ương” xin rút tên Lưu Trọng Lư ra khỏi danh sách xét chọn.Hăng lên nữa ,bà còn gọi điện cho nữ văn sĩ Vũ Thi Thường rủ rê bà này rút tên lang quân là nhà thơ Chế Lan Viên ra luôn.
Bà Thường vốn là cây bút trẻ, xuất thân nông dân,viết được hai tác phẩm có tên là “gánh vác” và “Cái hom giỏ” thì được nhà thơ Chế Lan Viên "rước" về Hội nhà văn để ông đích thân kèm cặp. Người đời thấy thương cô gái quê, nên có thơ rằng :
“ Nghĩ Thường “gánh vác” mà thương...
Lẽ đâu sự nghiệp chỉ bằng...”cái hom.”..”
Đúng vậy, sau truyện “cái hom giỏ”thì nữ văn sĩ chả đẻ thêm tác phẩm nào vượt được nó.Tuy thế bà vẫn cảm phục nhà thơ “Điêu tàn” lắm, bà nhất quyết không nghe rủ rê đòi rút tên chồng khỏi danh sách xét chọn.Quả nhiên,ông nhà thơ suốt đời chỉ “nghĩ trong những điều Đảng nghĩ” này,được duyệt ngay đợt đầu , khỏi bị cọ xát.
Trong đợt này ta thấy những nhà văn tiền chiến, không tỳ vết, không rung rinh, chao đảo, rất ư là cốt cán của cách mạng như Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận, Hoài Thanh vv..vv..Ôi, .cái ông Hoài Thanh “Thi nhân Việt nam” này tuy nói là theo cách mạng nhưng mà người đời thấy rõ là “đại vô tích sự:” nên có kẻ mới hạ hai câu thơ :
“ Bình thơ tới thủa bạc đầu
Cũng chưa thể tất nổi câu “nhân tình”...
Ấy thế nhưng ông vẫn được “vô giải đợt này” bởi lẽ vẫn theo thiên hạ thì :
“ Nửa đời vị nghệ thuật ?
Nửa đời còn lại vị ...người cấp trên...”
Trong danh sách Đảng chủ trương “thưởng liền, khỏi bàn cãi” còn có nhà thơ “ sỏi đá cũng thành cơm” Hoàng Trung Thông, nổi tiếng với câu đồng dao “Đảng đoàn là Đảng đoàn Thông,ở đâu có rượu là ông tới liền”, còn có nhà văn Tô Hoài,cả đời có mỗi con dế mèn mà bay đi khắp thế giới khiến cho người đời cũng tức cảnh ngâm vịnh:”Đảng đoàn là Đảng đoàn Hoài,hễ đi nước ngoài là có ông ngay...:”.
Trong cái đám được giải này, tất nhiên còn có nhà văn Nam Cao hồi mới kháng chiến viết ngay truyện ngắn “Đôi mắt” chửi xéo Vũ Bằng về tội bỏ kháng chiến, dinh tê về thành, ngờ đâu sau này ai cũng đều ngã bổ chửng ra là cái ông nhà văn nhà báo Vũ Bằng tầm ngầm thế lại hoá ra là dân tình báo nằm vùng được cài lại.
Trong nhũng anh được ơn trên ghé mắt xuống còn có một anh người Thổ, tài năng tầm tầm, mà lại được “cho giải liền” là bởi vì anh có cái ưu điểm gọi tên là ...”cơ cấu”.
Ái dà...cơ cấu là cái khỉ gì mà lại trở thành ưu điểm nhỉ ? Xin đừng lẫn lộn với chữ “cơ cấu” (structure) của nhà ngôn ngữ học Ferdinand de Saussure trong cuốn sách nổi tiếng “Nguồn gốc của ngôn ngữ” .Chữ cơ cấu ở đây xin hãy chỉ hiểu theo một cách rất nôm na tập họp phải đủ mặt , đủ thành phần. Nghĩa là bất kỳ ở đâu,họp Đại hội,bầu bán chấp hành ...cũng phải có đủ mọi thành phần, gọi là cho nó đủ cơ cấu : như Nam , thì phải có Bắc, miền xuôi thì phải có miền Thượng, người kinh thì phải có nguời sắc tộc.
Nhà thơ Nông Quốc Chấn, ngày xưa vốn lẹo tẹo với em P.T.T. ( cán bộ trong cơ quan) khiến cả làng la ầm lên rằng :
Nhà thơ Nông Quốc Chấn, ngày xưa vốn lẹo tẹo với em P.T.T. ( cán bộ trong cơ quan) khiến cả làng la ầm lên rằng :
“ Chuyện “tày” trời...Chó Thổ leo thang mò mèo Thái....”kinh” thật...”
Xin quý vị đừng bỏ qua các chữ : tày,thổ, thái, kinh...rất là có “ý nghĩa” ở trong tiếng la thất thanh này. Cho nên vì ăn theo ‘cơ cấu” nên trong buổi lễ phát giải , nhà thơ họ Nông phát lên một câu rất thành thực :
”Tôi được thế này cũng là nhờ ở Đảng...”.
Chớ sao ! Nếu không nhờ Đảng thì có đến tết Congo nhà ông mới rớ tới được cái giải thưởng văn chương lần này.
Thưa đó là nhũng anh khỏi xét thành tích văn nghệ, cứ ới một cái là cho “vô liền’,thế còn các bác còn phải qua các ý kiến “cọ xát” thì sao ?
Dạ thưa number one là nhà văn Nguyễn Đình Thi.Bác này nổi tiếng là ‘vừa đi theo Đảng,lại thỉnh thoảng thò tay...cấu Đảng”.Bởi vì đã làm lên cái chức Đảng đoàn rồi mà bác còn dám viết thư cho cô bồ lúc đó đang công tác tại Đài tiếng nói Việt nam, nói lén rằng :”Hôm nay anh phải đi nghe thằng Lành giảng đạo...’Ối giời ơi,dám kêu đồng chí Tố Hữu là “thằng Lành”, đi nghe giảng nghị quyết của đảng lại nói là nghe giảng đạo thì chẳng những là thò tay ra cấu mà phải nói là thụi Đảng thì mới đúng.
Ấy vậy nhưng đồng chí Nguyễn ĐìnhThi vẫn thoát hiểm bởi vì trước bàn dân thiên hạ,đồng chí đã xuống xề một câu rất vọng cổ,tự nhận mình là ...hạt bụi, “hạt bụi lấp lánh ánh sáng của Đảng”.
Tưởng là yên,ai ngờ cái máu “cấu đảng”lâu lâu lại nổi lên,lần này đồng chí nhảy sang sân khấu dùng mẹo “mượn xưa nói nay””dùng con vật xỏ xiên con ngừời”,viết ngay một kịch bản có tựa là “Con nai đen’ chửi xéo cách mạng.
Lần này ai cũng tưởng bác Nguyễn Đình Thi đi đoong, không ngờ bác lại dùng chiêu “thoát xác” cũ bằng cách viết ngay một cuốn gọi là “Mặt trận trên cao” ca ngợi anh hùng không quân ta bắn rơi máy bay Mỹ. Che được mắt ai thì không biết, chứ thiên hạ thì biết tỏng cái miếng võ đó của bác rồi ,nên mới có thơ vui rằng “
“ Mơ chi “Mặt trận trên cao”
Nai đen còn đó rình bao tháng ngày...
Học lối thoát xác của Nguyễn Đình Thi thì có cụ Nguyễn Tuân.Sau khi bài tùy bút có tên là “Giò” vừa in ra cụ đã bị báo chí Đảng giã ngay một trận ,rồi đến bài tùy bút ”Phở” cũng bị chỉnh ngay rằng “cả nước đang đói sao nói chuyện tái nạm,tái gầu , tái mỡ, tái gân làm chi?”. Chuyện Phở chưa qua thì lại đến bài “Tình rừng” ngụ ý Đảng ‘trồng văn nghệ sĩ” như trồng rừng. Tưởng đấy là một phát hiện hay ho lắm, nào ngờ đồng chí Trường Chinh phải nổi giận :
“ Nó không muốn làm chậu kiểng mà lại muốn mọc theo rừng hoang hả”.
Cụ Nguyễn Tuân nhà ta tuy lạnh toát gáy nhưng cũng phải vuốt bụng mà than lén rằng :
”Mẹ kiếp, “giò” mình đã giã kỹ thế rồi nó còn “giã” lại.”
Nhà thơ Xuân Sách than một câu an ủi :
“Chén rượu “Tình Rừng” cay đắng lắm...”
Rồi để gỡ bí, cụ bèn học cái chiêu thoát xác của Nguyễn Đình Thi, viết ngay loạt ký “Hà nội ta đánh Mỹ giỏi” để gọi là lập công chuộc tội với Đảng. Bởi thế lọt ngay vào danh sách thưởng dễ dàng.
Bị ‘cọ xát “ kỳ này còn có một nhà văn nhất quyết không dùng chiêu “thoát xác” kiểu ông Thi,ông Tuân...mà phát minh ra một mẹo ‘tam thập lục kế", gọi là ’tịnh khẩu” tức ngậm miệng ăn tiền.Nguyên nhà văn Kim Lân hồi mới hoà bình năm 54,đi thực tế nông thôn về viết truyện ngắn “Làng” bị chê là thiếu cái nhìn biện chứng,rồi sau đó ông nhà văn lại cho ra lò cái truyện ngắn “Con chó xấu xí” làm ban tuyên huấn phải kêu lên :
”Bộ nguời hết chuyện nói rồi sao phải nói chuyện chó ? Ý gì đây ?” .
Đã thế, con chó vốn đã bị coi là xấu rồi,tại sao lại còn phải thêm là “chó xấu xí “nữa . Đích thị là nó có ý đồ gì đây rồi...”.
Hi hi nhà văn Kim Lân được gỉ tai , chim có teo không thì không biết nhưng mà hai má thì tóp thấy rõ !
Cũng vì chuyện này, thiên hạ lại làm thơ xì xào :
“ Làm thân con chó giữa “làng”
Mang tiếng “xấu xí “ vì quàng miếng ăn...”
Mặc kệ,ai nói mặc ai,nhà văn Kim Lân cứ mũ ni che tai , không biết không nghe không thấy ,chơi cái võ ba không liền tù tì trong suốt mấy chục năm trời .Không ngờ bí kíp “tịnh khẩu” thế mà lại ăn tiền kia đấy ! Trong danh sách giải kỳ này vẫn có tên ông.
Xem thế thì đủ hiểu, chẳng cứ đợt trao giải bây giờ mà ngay từ ngày xưa cũng đã lắm chuyện eo sèo nơi...quán nhậu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét