Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

VĂN CHƯƠNG THẾ HỆ A CÒNG @ .



NHÀ VĂN VÀ SỰ THẬT (KỲ 5) :

            Văn chương thế hệ “A còng (@) “ 

  Từ xưa, các cụ ta đã phân biệt : văn chương bác học gồm  những tác giả lớn như Nguyễn Du, Đoàn thị Điểm, Nguyễn Bỉnh Khiêm v…v…, văn chương bình dân gồm những tác phẩm khuyết danh như Trê Cóc, Ba Giai-Tú Xuất, Trạng Quỳnh, Trang Lợn…
Than ôi, từ sau 1951, du nhập “đường lối văn nghệ Diên An” của “Mao Chủ tịch” , Đảng ta đã hạ “văn chương bác học” xuống thành “văn chương bình dân” tức “văn nghệ công nông binh”. Từ  nay chỉ còn một loại văn chương duy nhất “văn chương đại chúng”.
 “ Viết cho ai ?” – Viết để làm gì” là câu hỏi canh cánh trong đầu các văn thi sĩ mỗi khi cầm bút. Tất nhiên câu trả lời là viết cho quần chúng công nông – và như vậy phải viết sao cho thật dễ hiểu , phải có “tính đại chúng”, chớ có viết lắt léo, chớ có biểu tương hai mặt , siêu thực, dòng ý thức gì hết trơn…
Bất hạnh thay cho các nhà văn, vào độ tuổi chín nhất của ngòi bút lại kéo nhau hết lên rừng chém tre, đẵn gỗ, học tập, kiểm thảo và đổi bầu sữa mẹ, từ nay trong cái nhà trẻ của thời đại công nông - Diên An, Lêninít, Xtalinnít... sẽ là nguồn sữa mới, cách ly với cả một thời “phục hưng” sau Thế chiến 2 bùng nổ những trào lưu hiện sinh, tiểu thuyết mới, các chủ nghĩa "hiện đại"...
Sau 9 năm kháng chiến, các nhà văn “công nông binh” trở về Hà Nội choáng ngợp trước nhũng sách vở, tạp chí mới chất đầy trong "Thư Viện Quốc Gia”. Nhưng than ôi trong con mắt họ, phần lớn đã được gắn tròng kính mới để thấy “Picasso là nấm độc mọc trên  cây gỗ mục của chủ nghĩa tư bản”, di truyền học và phân tâm học là sản phẩm của tư sản đế quốc." Không những lóa mắt vì những trào lưu hiện đại mà còn lóa mắt vì cách sống thị dân khác hẳn lối sống “ ổ rơm ấm tình đồng chí”. nhiều cây bút muốn đào thoát khỏi “văn chương bình dân” tức “văn nghệ công nông binh” để trở về với cốt lõi của văn chương tức “văn chương bác học”. Bởi thế, sau năm 1954, dân Hà Nội  chứng kiến nhiều anh bỏ doanh trại về ngủ qua đêm ở nhà, thậm chí có anh chơi trội…”dắt chó” đi chơi trên phố phường Hà Nội. Phong trào lấy chồng “bốn túi, chân chì” tức bộ đội cấp đại đội trở lên nở rộ trong giới tiểu thư Hà Nội.
Trong tình hình đó, phong trào Nhân Văn Giai phẩm mang nhiều tính chất “trở lại văn chương bác học” hơn là một phong trào đòi tự do sáng tác.
Thông thường tại các nước phương Tây, công chúng tức “độc giả” phát triển theo quy luật “hình chóp”, tác phẩm càng “phá cách”, “đổi mới”,” tiền phong” thì lượng độc giả càng ít đi. Và như vậy trong hình chóp đó phần ngọn gọi là “happy few” – tức chỉ một số ít ngưởi có hạnh phúc thưởng thức được tác phẩm “avand-garde” đó. Ở Pháp số happy few này thường  tụ tập tại salon các mệnh phụ phu nhân. Ở đó thực sự là bà đỡ cho các tác phẩm khi mới xuất hiện chịu đựng sự ghẻ lạnh của đại đa số độc giả. Những nhà văn lớn như Kapka, Samuel Beckett... đều qua “thẩm định” của happy few đó.
Tất nhiên khi văn học nghệ thuật phục vụ công nông  thì chẳng có cái thứ gọi là “Happy few” nào mà chỉ có “quần chúng công nông binh” quen với các món ăn tinh thần có đủ cả tính Đảng, tính giai cấp, tính dân tộc .
Tác phm của các văn thi sĩ Nhân Văn Giai phẩm bước đầu đã hướng tới một thứ happy few trong thị dân Hà Nội. Tất nhiên, thơ văn viết theo “công nghệ Trần Dần” thì công nông binh nào thưởng thức được ? Tiếc thay thời của Nhân Văn Giai phẩm quá ngắn ngủi chưa đủ hình thành một thứ happy few đã bị dẹp tan.
Trở lại với diện mạo văn chương thế hệ @ :
 Nếu ngày xưa cha anh viết xong tác phm ch âm thm ct ngăn kéo  hoc gửi “lai co” ti báo Văn Ngh  thì bây gi các “ A còng” dt khoát không chu  nằm ch “m s” vy nữa. Người m đu “công ngh lobby văn chương” phải ghi cho nữ sĩ Phm th Hoài. Nhng năm mi đt chân vào ch ch, nàng đã phi đôn đáo  “đặt quan h” vi khá nhiu sếp , đc bit thi sĩ Hoàng Hưng đã kết nối nàng với báo Lao Động khiến ông Tổng biên tập phải dặn dò “ưu tiên đăng bài em Hoài và bài “viết v em Hoài””.
Các nhà văn thơ trẻ bây gi còn tiến xa hơn các bậc đàn ch. Ngoài lobby tại “hành lang” trong nước và ngoài nước, các “A còng “ còn gây tiếng vang ( kiểu Vi Thuỳ Linh dai dng kin nhc sĩ Ngc Đức đòi bn quyền thơ trong CD “Nhật thc” ) , gây scandale, đăng đàn , din thuyết, tranh th các báo cn ăn khách đưa tin và phỏng vn… ti mc nhà thơ trẻ Nguyễn Hu Hng Minh cũng phi kêu lên vi “Thi sĩ cùng thi” :  
                “Tự phong mình là kẻ tr danh
         Thêu dệt nhng giai thoi nhiu hơn chăm chút vào tác phm”
       và trên hết là “t ho chân dung” mi lúc, mi nơi .”
 Ta hãy nghe một “ A còng” ”mác-két-tinh” mình :
                “ Tôi  rất thích tên Linh ca mình, nó thật nhiều ý nghĩa. Thu Linh tc là cánh tay thiêng. Mỗi câu thơ của tôi bay lên như sợi tm gai, như cánh chim khắc khoải…Tôi thy mình rt n tượng, vì là mt người đàn bà tr, đy thanh xuân và đích thực nng nàn…Có người ví tôi như Hồ Xuân Hương, như Vệ Tuệ, cô gái Thượng Hi, hin tượng văn hc ca Trung Quc đương đại vì s bo lit và ni loạn. Và Linh đã phóng nhng con ch thoát khi v bc vào thế gii thi ca vô tận bng s mt cân bng tt cùng, vi tc đ choáng váng...".
          Tự “đánh bóng” đến vy thì các bc đàn ch Xuân Qunh, Ý Nhi, Tho Phương…đành chào thua. “Nhà thơ hiện tượng” Phan Huyn Thư  còn  cẩn tc hơn,  trước khi “t bc thơm” phải “t bo kê” vi nhà cm quyn cái đã. Bi thế, thơ em thì quẩn quanh thân xác, phát ngôn li nhảy bổ vào chính tr :
                Nào :
              ”Thế hệ viết tr chúng tôi tht t hào tht may mn vì chúng tôi đã là công dân của một đất nước tự do”…
                Nào :
              “Tôi luôn hình dung ra nền văn chương của mi quc gia như một con diu có ba đuôi. Cái đuôi dài nhất, đẹp nhất ở chính giữa giúp cho con diều bay lên được là văn chương chính thống. Bên cạnh đó, hai cái đuôi nhỏ hơn, ngắn hơn nhưng lại giữ vị trí cân bằng cho con diều là thứ văn chương lưu vong của những người xa tổ quốc ( hì hì…). Cái đuôi còn lại là loại văn chương đi tù.(Có thể gộp chung cả văn chương mang tính chất chống đối). Chúng tôi đương nhiên là muốn đứng trong hàng ngũ của cái đuôi chính thống, nhưng biết làm gì nếu cứ mãi không được tiếp nhận vào nền văn học chính thống của đất nước bằng cái biển đợi: "Có triển vọng" “. 
           Hi hi, yên tâm em nhé, thế nào cũng ti mt ngày đp tri, Hi nhà văn Vit Nam sẽ đưa xe taxi tới rước em vào Hi và có khi còn trao tng c gii thưởng nữa y ch. Nhưng làm gì thì làm cần nh phi bt bt chê bai  cha chú đi, bởi l h còn ngi đy c Ban chp hành đó :
             “"Nếu những người trẻ tuổi làm thơ hôm nay có thất bại, vẫn còn đáng trân trọng hơn nhiều so với cái việc tiếp nối một dòng thơ của thế hệ đàn anh, cho dù là thành công".
          Hoặc mỉa mai :
          “ Chúng tôi hiểu về họ(các cụ nhà văn)  cũng rất tỉ mỉ và cam đoan là không ai dám hiểu sai những gì họ viết; ít nhất chúng tôi cũng phân biệt được mỗi người trong số họ khác nhau thế nào, và tại sao lại có giọng điệu riêng như thế... Điều này vô cùng quan trọng bởi vì chúng tôi không được phép giống họ, không được phép làm những gì họ đã làm. Thực tế cho thấy thất bại ê chề của một số những cây bút lao vào viết a dua theo các cụ, các chú đều chết yểu, không mấy ai nhớ đến.”
             Vi Thuỳ Linh khôn khéo hơn, trấn an mấy bác tuyên huấn bằng lời tuyên bố :
          “ Tôi tôn vinh thân thể và những gì thuộc về con người đẹp đẽ như một kẻ si tình và duy mỹ chung thân. “
            Vậy là Đảng yên tâm nhé, các em là “chung thân duy mỹ”, dứt khoát là không có xía dzô việc Nhà nước, mới hay “công nghệ Trần Dần” đã được thế hệ “A còng”  tiếp thụ và nối dài một cách xuất sắc. Tuyên ngôn thì vậy, còn thơ thẩn ra sao ? Không dám chơi bạo kiểu :
                "Đêm Hà Nội phủ váy chùng
              Anh con cu ngỏng ấm cùng đít em. “
như đàn anh Đỗ Khiêm , không dám “sờ Linga”, “dương vật buồn thiu”, coi “l…voi” … như đàn chị Phạm thị Hoài ở hải ngoại, nhưng mấy em “ A còng” nội địa cũng không chịu thua “Tung hứng chiếc lưỡi …Véo von một giọng “ ( Nguyễn Hữu Hồng Minh- Gửi Phan Huyền Thư) :
                 “  đôi bầu vú thông minh
             không cứu nổi cặp đùi dài ngu ngốc
                chảy vào nhau
           tình chảy vào sâu tràn trề lênh láng”
                                                       ( Phan Huyền Thư)
        Hoặc sau khi “bập bẹ” theo “công nghệ Trần Dần” :
           “ vũ- trụ- sơ- sinh, có- phải- tôi- đấy- không, để- biết- mình- đang- sống, triệt- tiêu- nỗi- khổ “.
        thấy chưa “phê”, Vi Thuỳ Linh  còn mở toang cửa phòng the  để cho bàn dân thiên hạ thấy nàng :
          "Khoả thân trong chăn
            Thèm chồng...
          "Cứ để chăn trễ nải
                                     Biết đâu
                                                  Một tối trở về
                                                               Chồng nằm trong đó".
Cầu được ước thấy, có chồng nằm ngay đó bằng da bằng thịt để nàng được  :         
              
                          "Cái lưỡi mềm của anh nơi gan bàn chân em
                                Làm thế giới hoá lỏng”
             Và rồi cuống quýt :
                           "Em vén áo lên để cho anh tràn tinh khôi và mãnh liệt"
      Thơ “phóng tinh” thế cũng được chứ sao, chỉ ái ngại một điều “chàng” có đủ nội lực cho mấy  em hình dung vậy được chăng, khi vẫn ca cẩm “thế gian này không có đàn ông “ ?  Hay chàng lại giống như thơ của mấy em, chỉ nhểu ra thành sình lầy chứ chưa trào vọt thành dòng, thành suối thơ lai láng ?
Thôi cũng được đi, “làm gì thì làm miễn sao đừng đụng tới “ghế” của mấy ổng” là OK rồi. Bởi thế mấy anh thợ “thổi” đã “nống” các “A còng” lên thành “sao”. Nhà thơ , nhà nhạc Nguyễn Trọng Tạo coi “"hiện tượng" Vi Thuỳ Linh, nữ tác giả tập "Linh" vừa ra mắt gây xôn xao làng thơ VN “là tín hiệu mạnh mẽ của sự khẳng định. Sự đóng góp đó không chỉ trong văn học nghệ thuật mà còn tác động đến chính sự phát triển xã hội mà họ đang sống". Còn nhà nhạc, nhà nghiên cứu Nguyễn Thuỵ Kha thì phát hiện : "Thơ Linh giàu tính giao hưởng"(!). để rồi lại “xui trẻ ăn cứt gà” :"Linh cứ tiếp tục đanh đá, tiếp tục lắm lời. Đừng sợ, đừng ngán gì hết trọi. Độc mã...Cứ xổ hết ra đi!"
         Ối giời ôi, quả này chẳng biết mấy em phải “bo” cho hai chàng “ thợ thổi” cái gì cho xứng với công của chàng ?

                                                                                       (còn tiếp)


                  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét