Thứ Hai, 5 tháng 9, 2011

NHÀ VĂN VÀ..."HỒI ẤY" (KỲ 9)

NHẠC SĨ  DƯƠNG THỤ :


              "bờ bên kia cuả ...đời sống"

“Nếu giai điệu là giọng điệu cuả tâm hồn thì tiết tấu phải là hơi thơ”

“Hồi ấy”, vào sáng một chủ nhật vui vẻ, nhạc sĩ Dương Thụ nói với tôi như thế. Anh tâm sự :
“ Người đời vốn không dịu dàng với tôi,nên tôi ước ao cho tôi cái diụ dàng...”
“ Bởi thế anh đã đi tìm cái dịu dàng trong ... âm nhạc ?”
“ Hơn hẳn thế.Tôi làm nhạc là để được sống,để có những giấc mơ.Hãy tưởng tượng đời sống con người như bờ một dòng sông thì bờ bên kia chính là nghệ thuật do tâm linh tạo ra, giúp con người qua được khốn khó.Nếu bờ bên này là nơi trú ngụ cuả thân xác thì bờ bên kia là nơi ra đời những bài thơ,bài hát.Âm nhạc đã cho con người một mái nhà khác, nơi trú ngụ cuả tâm linh.Tôi đã có một bài hát :
“Ai hát bài hát buồn,một bờ bên kia,một đời bên kia... “
“ Người ta thường sáng tác một bài hát nói về tình yêu...nói về thân phận.Thế còn anh ?”
“ Không, bài hát cuả tôi không ‘nói về’ cái gì hết.Theo tôi,khi sáng tác,tôi chỉ hát lên bằng” giọng điệu cuả tâm hồn”.Tôi không là một “ con chim ngưá cổ hát chơi “,tôi hát, hay chính xác hơn,tôi sáng tác trong những lúc vu vơ nhất,trống rỗng nhất nhưng lại chưá được nhiều nhất những kết tinh cuả đời sống, những cảm xúc trong tâm hồn - lúc đó ôm đàn hát như thần nhập,những lúc như thế tôi gọi là ‘trạng thái sáng tạo”.Tiếc thay,những lúc như thế không có nhiều , dường như ông trời thường khe khắt ,hà tiện với tôi.Mặt khác,để kiếm sống tôi phải viết nhạc,đặt lời ,một thứ tạo tác cuả nghề nghiệp thường được làm theo ‘thói quen sáng tạo’.
“Như vậy có thể nói khi ở “trạng thái sáng tạo”, anh thường ‘hát lên”,còn khi ở ‘thói quen sáng tạo’,anh chỉ...nói lên .Và như thế anh đã phân biệt hai thứ : nghệ thuật thuần tuý  và kiếm sống bằng nghệ thuật ?”
“ Không rạch ròi được như vậy,nhưng theo tôi,khi hát lên thường có nhạc,còn khi nói thường không có nhạc,nhạc chỉ phụ trợ sao cho nói có duyên.Tôi có một bài hát thể hiện rõ vấn đề này :
Những hạt mưa
rơi vào rạng sáng
Những hạt mưa
rơi vào tiếng gà
..........................
Những hạt mưa rơi vào bóng lưả bếp muà đông mẹ nhóm...
Mưa có nhạc,mưa không lời
Mưa...mưa hát mà không nói...’
Như vậy đấy,tôi không ‘nói về’ cái gì hết,tôi chỉ ‘hát lên’ như mưa hát mà thôi.”
“ Anh có cho rằng những ca khúc cuả anh mang cái người ta thường gọi là tính dân tộc ?”
“ Có môt nhạc sĩ từ hải ngoại về nhận xét rằng bài hát cuả tôi rất Việt Nam.Tôi cho rằng một người Việt nam có văn hoá là một người mang tính dân tộc.Thật khó phân định cái đó trong sáng tác cuả tôi.Tôi chỉ có thể nói rằng tôi rất mê hát chèo,quan họ và chầu văn.Thông thường,trong nhạc phương tây,những đảo phách (syncope) thường gây cảm giác mạnh,cứng.Nhưng trong chầu văn ,khi đánh nguyệt,xênh ,phách,điểm rơi cuả nhịp không nhắm vào phách mạnh,nó rơi lung tung ,đảo phách cuả Việt Nam thường tạo cảm giác liêu phiêu.Tôi cũng được nhiễm cái đó trong sáng tác.Tôi rất muốn tìm tòi,tôi thích tìm trong mọi người chứ không trong ‘tắc tị’,”salông”.Tôi khao khát hoà nhập với đám đông và từ đó tôi hát...”
“ Nếu vậy hẳn những ca khúc cuả anh có những đặc trưng riêng ?”
“ Tôi cho rằng cái đẹp là cái thực.Trong chân thiện mỹ,tôi thiên về “chân”.Bởi thế giai điệu cuả tôi không nhất thiết phải du dương,nó có thể dung dị,gãy góc,thậm chí ngang phè miễn thể hiện được cảm xúc.’
“ Anh có nhiều bài hát hay.Chẳng hạn “Em đi qua tôi” “ Lời ru’ “Tiếng sóng biển”...nhưng lại ít đi vào quần chúng vì nó...khó hát .”
“ Đúng thế .Đó là vì tiết tấu cuả tôi rất riêng.Nó gắn liền với giai điệu.Nếu giai điệu là giọng điệu cuả tâm hồn thì tiết tấu phải là hơi thở.Nếu không có hơi thở sao phát ra được giọng điệu ?Tôi rất muốn mọi người hát tôi ,tôi rất mong được hoà vào cùng với mọi người nhưng thực là khó khi những yếu tố cuả bài hát không thể xé lẻ,không thể thiếu một yếu tố nào.’
“ Hoá ra ca khúc cuả anh chưá một nghịch lý : giai điệu rất giản dị, nhưng hát được nó lại khá phức tạp ?”
“ Đúng là giai điệu cuả tôi thường chỉ có một môtíp thôi, chẳng hạn trong bài “Lời ru” :
   Ru lời mây trắng
  Ru lời suối nguồn
  Ru lời đá núi
  Ru lời bếp lưả
Ru lời tôi ru...”
Rất giản dị, rất ít nốt .Tôi thường chủ trương dùng ít vật liệu nhất để tải được nhiêu nhất cái bên trong.Có điều muốn hát được nó,anh phải giữ đúng tiết tấu và cả hoà thanh nưã.Về hoà thanh tôi thường không theo mạch cổ điển mà thường tuỳ thuộc cảm nhận riêng.”
“ Và như vậy, liệu có thể nói sự đặc sắc trong ba yếu tố : giai điệu,tiết tấu, hoà thanh đã tạo nên một hệ thống - hệ thống Dương Thụ.’
“Cái đó...là anh nói chứ không phải tôi.”
“ Vậy thì trong hệ thống đó anh đã có được những gì ?”
“ 8 tập mỗi tập 12 bài chưa xuất bản lần nào.Một album “Em đi qua tôi “ chung với Phú Quang,hai album riêng “Ngày mưa hãy đến với em”.Và một album “Tiếng sóng’ ,Nhà xuất bản âm nhạc,với các giọng ca quen thuộc : Hồng Nhung,Thanh Lam  ,Lê Dung,Trần Đức,Thu Hiền...”
‘ Và còn một Dương Thụ,người đầu tiên tổ chức các tụ điểm ca nhạc ở TP Hồ Chí Minh, người cầm chịch chương trình ‘Nưả thế kỷ âm nhạc...”?”
Dương Thụ lắc đầu,vẻ mặt xa vắng như không còn muốn nhắc tới những việc đã qua và chắc không lấy gì làm vui vẻ...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét