Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Life in a Day now available on YouTube

On July 24, 2010, thousands of people around the world recorded videos of their lives to take part in Life in a Day, a cinematic experiment to document a single day on earth. From more than 4,500 hours of footage recorded and uploaded to YouTube, Oscar-winning director Kevin Macdonald and executive producer Ridley Scott created a 90-minute feature film that offers an entertaining, surprising and moving view of life on earth.

After a theatrical release in countries around the world including appearances at the Sundance, Berlin, SXSW and Sydney film festivals, Life in a Day is finally coming home to YouTube—in its entirety, for free.

Starting today you can watch Life in a Day on YouTube, available with subtitles in 25 languages. So if you haven’t seen it yet or want to relive the experience that The Times of London considers “a thrilling piece of cinema” and the Washington Post called “a profound achievement,” now’s your chance.



If you’d like to own Life in a Day, a DVD is also available. You can find more details about this, and the whole project, on the film’s official YouTube channel.

Tim Partridge, Marketing Manager, recently watched "One Year Later: Cathy and Bob Linginksi."

ĐỌC LẠI "DẠ KÝ" CỦA PHÙNG CUNG (1)

  NHÀ VĂN..."HỒI ẤY" (10)

       Đọc lại “Dạ ký” của Phùng Cung   (1)    
  


 Nhà thơ Phùng Cung sinh ngày 18 tháng 7 năm 1928 tại Vĩnh Yên,tham gia cách mạng từ năm 1945,tới 1954 về sống tại Hà Nội , năm 1961 bị bắt giam ,năm 1973 được phóng thích tuy vẫn bị quản thúc và theo dõi.Ra tù ông vẫn âm thầm làm thơ. Năm 1997, ông qua đời vì bạo bệnh. Ông được biết tới nhiều do truyện ngắn nổi tiếng “ Con ngựa già của chúa Trịnh” in trên báo Nhân văn số 1.Chỉ hai năm sau đợt tảo thanh văn nghệ sĩ   Nhân văn Giai- phẩm, ông đã viết “Dạ ký” – “ghi chép trong đêm” về những gương mặt con người trong trận “gió tanh  mưa máu” mới vừa đi qua.  
  Phải đặt bài viết vào thời điểm tháng 9 năm 1959,  thời đen tối nhất của văn nghệ sĩ miền bắc dưới sự “xử lý “vô cùng khắc nghiệt của các cơ quan “chức năng” mới thấy Phùng Cung khác xa các cây bút trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm. Ông đã dũng cảm biết bao, đã đi xa trước thời đại biết là chừng nào ?
Trước hết, vào tháng 9 năm 1959 – vào cái “thủa trời đất nổi cơn… văn học Diên An, cát chạy đá bay, ma kêu quỷ hét , người người sợ hãi, thì nhà thơ Phùng Cung sau trận đòn chí tử giáng xuống , vẫn chưa chịu chừa cái nết báng bổ, cả gan ví von “con đường cách mệnh” bằng hình ảnh mà cho tới tận bây giờ khối anh vẫn còn chưa dám nghĩ tới :
Tôi đang thong thả bước trên một đường phố - trước kia rải nhựa nay đầy những vết xe tăng để lại nham nhở. Tôi mất phương hướng, mất cả lập trường, lại không phải nhà quân sự nên không nhìn nhận rõ đây là dấu tích tàn phá của chiến tranh vệ quốc hay xâm lược. Tôi tiếc con đường nên nghĩ dông dài thô thiển: Tất cả chỉ là sự bày đặt, buôn bán máu xương của ma vương quỷ dữ!”
Hạ một câu như vậy về cuộc “kháng chiến thần thánh ” quả thực nhà văn Phùng Cung đã đi trước thời đại biết chừng nào !
Gương mặt “tiêu biểu” cho các “nhà văn bồi bút” được Phùng Cung đề cập tới, không ai khác, đọc dăm ba dòng là người ta thấy hiện ngay ra gốc gác Nguyễn Đình Thi :
“ Trước hết tôi lần nhớ dáng đi của anh ta, lon ton, lon ton - lối vận hành của quan hoạn - À! nhớ ra rồi! Kho nhớ của tôi về anh ta như ổ khoá mở đúng chìa; thậm chí tôi có thể biết cả sơ yếu lý lịch của anh ta - Con trai thứ của một viên chức loại thường ở thành phố cảng, nhà lại có cửa hàng cửa hiệu; học vấn đã qua tú tài, và đã qua vài năm trường luật - nhờ tham gia cách mạng từ thời Nhật thuộc - trình độ văn hoá - giữa lúc mà Bác mình đang kêu gọi diệt giặc dốt - thì anh ta thuộc loại có hạng. Bởi vậy anh ta được giao công tác "tuổi trẻ chức cao". “
Cứ theo như mô tả của Phùng Cung thì đúng là tác giả “ Xung kích” chứ không còn ai :
Hình hài xếp loại đẹp giai, trông rất đàn ông, da ngăm ngăm, mũi cao, mày rậm, mắt sáng, râu quai nón - lúc nào cũng cạo nhẵn - khi chưa kịp cạo, râu hơi lờm sởm càng đẹp vẻ mày râu. Anh ta được trên sủng ái; cái giọng nói to nhỏ từ miệng khuôn ra toàn đạo đức; mới nghe ngọt sớt nhưng ngẫm nghĩ thì nó lộ nguyên hình mỹ ký. Chả biết anh ta học ai mà nhuần nhuyễn bài bản mỹ ký đến thế; chẳng lẽ bẩm sinh? - Hẹp hòi, ích kỷ, thù vặt, đầy người - kể cũng được việc lắm!...”
Nhưng nói về “tài năng” thì đúng là căn cước của Nguyễn Đình Thi :
“ Văn, thơ, kịch cọt, nhạc nhiếc, triết trủng, anh ta tự hào "thập bát ban võ nghệ tinh thông!" Nhờ tài hoa ấy mà đời anh ta thông bén luồng lạch, ngóc ngách công tác cũng như riêng tư. Tôi được biết nhiều phụ nữ từ quan hệ công tác - môi trường tạo gần gụi, nguỵ trang - chị em phái yếu nhà mình không ít nhẹ dạ, nhẹ như xăng - như thùng xăng. Anh ta rất nhạy bén đánh hơi khi thùng xăng hở nút, hoặc rò rỉ, quẹt diêm đúng lúc - Dẫu đội quân cứu hoả nhà trời cũng đừng hòng tắt ngay được! Hậu quả chị em đã bị anh ta làm cho khốn khổ; chị em đã có chồng con không xiêu nhà nát cửa, cũng mang hận suốt đời! Kiêng nể cách mạng nên phụ nữ không dám lên án anh ta là tên "Sở Khanh cách mạng" mà chỉ nhổ hơi nặng bãi nước bọt! Anh em trong ngành văn nghệ đã phong tặng anh ta danh hiệu "con chó dái đầu bảng!"
Bản chất cơ hội của ông quan văn này được tác giả nhìn thấu qua vụ “đánh” anh em Nhân Văn – Giai Phẩm và được khắc hoạ :
“ Con người như thế phải là như thế. Khi vợ anh ta bị bệnh lao phổi, chết tại Việt Bắc, biến đau thương thành hành động; anh ta lao vào công tác vừa phần rảnh chân kiếm bạn đời, rảnh cảng lông nhông. Chẳng hay, cấp trên trực tiếp, gián tiếp có biết đầy đủ về con người anh ta không? - Sáng suốt nhường ấy thì chắc chắn phải biết. Có phải vì văn thơ kịch cọt của anh ta hợp khẩu vị - mà trên làm ngơ, hoặc đang có tác dụng này nọ; cân nhắc thấy những "nhược điểm nhỏ" của anh ta không ảnh hưởng gì đến nền đạo đức cách mạng, chỉ là cá tính vô hại. - Anh ta cũng đã mấy lần lầm lữa - giở quẻ - hợm mình - nâng giá, lên voi xuống chó, những lúc ấy trông anh ta thiểu não, ai cũng động lòng - người trong ngành nhận định chỉ là sự "giơ cao đánh khẽ" để vào khuôn phép, kỷ cương!”
Nhưng về đường hoạn lộ thì thênh thang ung dung “ta bước” “
“ Nhận định như vậy hình như đúng - Trên đường hoạn lộ anh ta vẫn được đàn anh dấm dúi thập toàn đại bổ. "Nhược điểm nhỏ" anh ta cũng có phải trả giá - giá chợ chiều. Tóm lại đâu vẫn hoàn đấy; vẫn lông nhông leo thang; công tác vẫn ngon lành. Thế mới biết con người ta đều có số phận cả! “
Nguyễn Đình Thi được Phùng Cung xếp vào loại “tứ bất tử” – tức bốn văn thi sĩ được chế độ bảo kê . Ngoài ông Thi ra còn lại ba ông kia là ai ? Liệu có phải Chế Lan Viên – Huy Cận-  Lưu Trong Lư hay  ông quan văn nào trong triều ?
“ Biết rõ anh ta là ai rồi nhưng tôi vẫn thắc mắc về sự ẩn hiện của anh. Theo truyền ngôn, nước ta chỉ có "Tứ bất tử", các vị này đều dày công tu luyện đạo gì, đạo gì đó. Vậy chẳng lẽ anh ta đã bổ sung vào hàng ngũ đó sao? Chẳng lẽ học thuyết Mác Lê Nin cũng là đạo sao? Vô thần cơ mà! - Ừ thì cứ cho là đạo vô thần đi - Đạo vô thần mà lại lắm phép lạ đến thế thì khiếp thật! Và đương nhiên anh ta phải là bực chân tu chính đạo! Tôi tự thấy mình hoá thành kẻ đa sự nên vội trụt ý nghĩ lại. Từ lúc trong đầu bận tập trung suy nghĩ về anh ta, quen chân, đều bước cũng chẳng biết mình đã đi bao xa và đi đến đâu. Chỉ thấy chân mỏi nhừ, khát nước bỏng cổ họng. Tôi trở lại cái thói quen thiển cận, những điều gì không tự giải đáp nổi cho quên béng đi, là thượng sách “
Sau ông nhà văn Nguyễn Đình Thi, Phùng Cung điểm tới “nhà thơ già thiểu số” không biết có phải Bàn Tài Đoàn tác giả bài thơ “Muối cụ Hồ” chăng  :
“Tôi vừa đi vừa nghĩ bỗng cơn mưa ập đến, nghe tiếng mưa rào rào, tôi nhìn xa gần để tìm nơi trú. Nhưng lạ thay, mưa mà quần áo tôi không ướt. Mới ở chùa ra, có lẽ mưa tưởng tôi là người nhà Phật, hay ít cũng vương mùi Phật nên kiêng nể chăng? Lại thình lình một mũi giày đá vào mông tôi. Đá khá mạnh nhưng không đau. Tôi lại giật mình quay lại. Chẳng phải ai xa lạ, ông bạn cao tuổi, nhà thơ giả thiểu số - Tôi hơi bất bằng cái lối mở đầu sự gặp gỡ kiểu này, nhưng không tiện tỏ thái độ, chưa hẳn sợ anh mà là ngại anh thì đúng hơn. Anh đá tôi bằng giày vải quân đội nước bạn Trung Hoa viện trợ - Trong giày nó có sức điều tiết lúc êm, lúc đau - phát đá hữu nghị giao hảo thì nghe êm; ngược lại thì gấp ngàn vạn lần giày săng đá của lính Lê dương.”
Lúc này cơn “kiểm điểm” đấu tranh ở ấp Thái Hà về vụ Nhân Văn- Giai Phẩm vừa mới qua đi, nhưng ấn tượng vẫn còn nóng bỏng, bởi vậy ông nhà thơ hỏi liền :
“ Anh hất hàm hỏi tôi: "Đã thật thành khẩn chưa?" .Tôi chưa kịp trả lời mà nghĩ nhanh: sao anh ta lại hỏi đột ngột thế nhỉ? Anh ta có ở trong đầu mình đâu mà biết được bản tự thuật lúc nãy mình chỉ mới nghĩ, chứ có viết hoặc nói ra đâu. Lạ thật! Chẳng lẽ tiếng lịch kịch khi tôi nghe thấy lúc còn đứng ở thềm đại bái lại là tiếng do anh ta tạo nên. Có lẽ anh ta nấp đâu ở trong chùa mà tôi không biết. Cái khoa "Phật vận" của anh làm tôi phục anh sát đất. Cũng có thể do anh ta quen lấy tiếng chó làm chuẩn để cân đong đánh giá sự gian ngay chăng? - Như người bị bắt quả tang, tôi cứ ngớ ra: Chút bình tĩnh dần dần được hồi phục, vì mình không khuất tất, không trộm cắp gì. Vả lại nhà tôi cũng có nuôi chó. Người lạ đến nhà là nó sủa; bất kể là ai. Nhiều con khôn còn biết sủa lập công phò chủ. Tôi ít nhiều bị chúng hiểu lầm nhưng chẳng đáng để ý. Anh nhà thơ lên mặt giáo dục tôi: "Chưa được thành khẩn, phải đào sâu suy nghĩ, còn phải, bộc lộ!..." Tôi nghĩ đây đâu phải là đang cuộc chỉnh huấn. Nếu là chỉnh huấn tôi cũng chẳng tiếc gì vài cái gãi đầu đấm ngực, lên án mình - dù thật hay vờ miễn học uỷ gật đầu chấp nhận... Anh nhà thơ lại hạ giọng: "Cũng tạm được, cũng đã có ít nhiều chuyển biến!...". Nói xong anh quay đi, đi rảo bước cho kịp một người bạn đồng hành của anh. …”
Nhưng định thần nhìn lại, tác giả giật mình vì trong tay ông bạn “nhà thơ già thiểu số” có cầm một cây côn chứ không phải cây bút, chắc là dùng để “uýnh nhau” :
“Quái lạ! Anh nhà thơ, lúc nãy tôi có thấy anh ta cầm cái gì đâu. Bây giờ lại thấy tay phải cầm ngang một chiếc côn gỗ đầu đen, đầu đỏ - Nếu là côn đầu trắng đầu đỏ thì tôi đã biết nó là côn công sai - côn thuỷ hoả! Nhưng loại côn này thì tôi chịu.”
Thế còn người cùng đi với ông nhà thơ là ai ?


            (còn tiếp)

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

HÀNỘI...HỒI ẤY (12)

                     Hànội…’hồi ấy’   (12)


                           (tiếp theo)
Tôi co cổ đạp xe, chở thẳng cái bao tải nặng chịch lên phố Hàng Giấy bán lỗ mất nửa tiền mà vẫn vui như trúng mánh lớn. Tôi ngồi nhấm nháp chén rượu suông trong quán “nghệ sĩ’ nhớ lại từng cử chỉ, từng lời nói của nàng lúc chiều. “Sau này anh sẽ hiểu… sau này anh sẽ hiểu…” nàng đã nói như thế phải không ? Vậy nàng đã tin chắc hai đứa còn gặp nhau và hơn thế nữa, rất có thể tôi sẽ thành người trong nhà nàng nữa kia.
Bác sĩ Trịnh lò dò bước vào, vấp phải cái vẻ hí hửng của tôi, hắn ngẩn ra :
-         Mới trúng xổ số hả ?
      “Còn hơn cả trúng độc đắc nữa kia…”, tôi reo lên, vui vẻ kéo Trịnh ngồi bàn hứa đãi hắn một chầu rượu thoải mái.Quả thực nghe tin Giám đốc bệnh viện bị bắt quả tang ôm cô y tá cũng chẳng làm hắn ngạc nhiên đến thế. Hắn vừa nốc rượu vừa dỏng tai lên nghe tôi kể lể từ việc nàng cho tôi cái bánh đậu xanh tới việc tôi mua báo cũ của ông Đ. phải bù lỗ, sau cùng hắn thốt lên :
-         Năm mươi tư ký, mỗi ký lỗ hai trăm rưởi, vị chi trên chục ngàn đi đứt hai lít rượu ngon, ôi điên ơi là điên…
    Tôi nổi cáu :
-         Tao không điên thì lấy đâu rượu cho mày uống thế kia.
- Đúng đúng, nhưng dẫu sao … ái tình phí như thế là khí tốn kém. Thôi kệ mày… nào uống chén này chúc sức khỏe nàng… à mà nàng của mày tên  gì nhỉ ?
     Tôi ngớ người, ừ nhỉ, hoá ra đến cái tên nàng tôi cũng chưa biết. Phải nghĩ bừa ra một cái tên không hắn cười vào mặt. Hà, Hường, Huyền… không được, toàn vần “h” vần “hư hỏng” cả, lấy tên một loài hoa có lẽ hơn. Mùa xuân có hoa đào, mùa thu có hoa lan, mùa đông có hoa cúc, tôi gặp nàng vào mùa hè vậy tên nàng là… Nghe tôi nói hắn phọt ra cười :
-         Vậy là mày yêu… con sen …
   Tôi sa sầm mặt, đóng ngay chai rượu lại, gọi bà chủ tính tiền.
    Trịnh há miệng kinh ngạc :
Ghê quá nhỉ ? Tao không ngờ mày lại tôn thờ tình yêu đến như vậy. Thôi từ nay tao thề không báng bổ nàng của mày nữa. Nhưng mà… mẹ kiếp, tao bảo thực, trước sau mày vẫn là một thằng điên…
   Tôi tiếc đã cho hắn uống nhiều quá, hắn say rồi vừa cười há miệng đã lại khóc rưng rức rồi, thôi chấp làm gì, ngày xưa khi sắp cưới, hắn cũng tôn sùng vợ hắn như Đức mẹ Maria ở trên trời, rồi như có ma quỷ nhảy nhót trong lòng người, vợ hắn ngày càng trở nên nanh nọc tai quái, chỉ giành cho hắn nụ cười sau khi hắn đã hoàn thành một công việc vốn dĩ chỉ giành cho thằng ở như lau nhà, nấu cơm, rửa bát hoặc mỗi lần hắn mang về số lương ít ổi theo cách nói của vợ hắn “chỉ vừa đủ ăn quà sáng”.
Một khi đã trở thành người “ăn theo” trong nhà thì ngay cả quan hệ vợ chồng trong phòng the hắn cũng rơi xuống địa vị phụ thuộc. Người vợ càng cau có, bẳn gắt thì càng ít đòi hỏi, tháng tháng một đôi lần may lắm thị mới cho hắn được một đêm thỏa thuê, ngoài ra mặc kệ, mặc cho hắn tán tỉnh lạy lục, thì vẫn trơ như  đá.
Không biết bao nhiêu lần hắn đã phải uống vài viên thuốc ngủ cho trôi qua những đêm trắng nằm bên người đàn bà cuộn tròn chiếc chăn quanh người như một khúc gỗ. Than ôi, một khi thị đã không ham thì hắn biết lắm, hắn có đập đầu vào tường tự tử thị cũng mặc xác, cứ như trong khúc gỗ đặc ruột kia chẳng có một sợi tình thương nào giành cho hắn. Hắn uống rượu một phần cũng nhằm phá huỷ cái sức lực đàn ông đêm đêm vẫn làm hắn trằn trọc. Cái nỗi bất hạnh gia đình ấy, chẳng bao giờ hắn lộ ra với người ngoài, ngay cả với vợ, hắn cũng nín nhịn và chịu đựng như một người thầy thuốc với bệnh nhân, tự biến thành một thứ “bị thịt” theo cách nói của vợ hắn, và cũng giống như sự biến đổi thân xác của thị, hắn ngày càng trở nên lãng cảm về mặt… tinh thần.
Hắn chẳng quan tâm tới những thành tựu y học thế giới, hắn chỉ còn nỗi đam mê duy nhất : rượu. Chuyện đó chẳng là cái gì nếu hắn làm cái nghề vô thưởng vô phạt như tôi, hại thay hắn lại là thầy thuốc, bởi vậy từ một “ đôi tay vàng” cầm dao mổ, hắn rớt xuống bác sĩ phòng khám, nhân viên y vụ và bây giờ hắn chỉ còn làm mỗi việc vào sổ thuốc. Nhưng công việc này lại làm hắn ưng ý nhất, nó cho hắn cơ hội moi thuốc trong kho đổi… rượu. Đôi lúc tôi hỏi hắn tụi mình rơi tới đáy chưa ? Hắn cười : chưa, dưới chúng ta còn thằng ăn mày, tôi bảo hắn rằng làm cái việc ma cô dắt gái còn tồi tệ hơn cả thằng ăn mày hắn cười khì khì rồi lại hát cái bài ca muôn thủa của hắn : mày yên tâm đi, sẽ đến một ngày tao được phép mở bệnh viện tư, tao sẽ điều hành hết, tao chỉ cần ba nàng y tá rõ thật xinh và giỏi nghề, chỉ một năm là tao hốt bạc thiên hạ. Tôi phì cười hỏi hắn thủa nào mới tới được cái ngày ấy, hắn trừng mắt : sẽ tới, sẽ tới, nhất định phải tới…
Than ôi, cái “bệnh viện tư” của hắn còn ở mãi nơi đâu, sổ nợ của các quán rượu nhất là của bà Dậu này đã ghi quá dài tới mức chẳng ai còn cho hắn ghi nữa, cùng tắc biến, và hắn đã biến ra một thằng như thế kia đây. Hắn nói như mếu :
- Con y tá phải đi nạo rồi, tao phải thay em khác. Con này nó đòi cao quá, tính ra tao với mày chẳng được bao nhiêu, mẹ kiếp, hoá ra là chị em bóc lột mình, đời đểu thật.

     Hắn kể với tôi cái “em mới” này đúng là một con ngựa vía, học nghề kịch mới được một năm bỏ trường leo lên cabin một gã lái xe đường dài, trước khi đút tay vào còng gã đã kịp “sang tên” em cho một ông Giám đốc goá vợ. Để giữ được cô vợ trẻ thua trên ba chục tuổi, nguyên thủ trưởng đã phá tán gần hết số tiền “mồ hôi nước mắt” của… dân, rồi tới lượt “tài sản cố định” trong nhà cũng đội nón ra đi. Tuy nhiên, nàng “ngụa vía” vẫn ở lại không phải vì ông mà vì gã lái xe con ngày xưa của ông. Gã đã có vợ con rồi, bởi vậy không đâu tốt bằng chính nhà thủ trưởng cũ, gặp gỡ người đàn bà bốc lửa đã sai hắn kỳ lưng từ thời ông chồng đương chức, vừa được tiếng tình nghĩa vẫn lui tới nhà thủ trưởng hưu, vừa được hưởng những tiện nghi ngày trước chính gã đã chở tới từ cơ quan. Mọi chuyện cứ diễn ra như vậy cho tới năm sau người ta đưa ông già đi Mai Dịch.
    Nàng “ngựa vía” chỉ đóng cửa thủ tiết chưa tròn một tháng, vào một buổi mùa đông mưa rét, gã lái xe ngày xưa trở lại. Số phận gã cũng chẳng may mắn hơn ông thủ trưởng cũ của gã. Gã than thở :
- Em là người đàn bà gây xui xẻo nhất trần gian. Bất cứ người đàn ông nào dính dấp tới em đều đi đứt. Oâng giám đốc thì mất mạng còn anh thì mất nghiệp.
     Nàng ngựa vía trừng mắt :
- Vậy anh còn quay lại với tôi làm gì ?
    Gã thở dài :
- Đã mắc vòng nghiệp chướng rồi, tránh đâu cho thoát.
   Gã kể lể hơn một năm qua gã phất to nhờ móc nối với bọn buôn trầm hương, lợi dụng các chuyến chở ông Giám  đốc đi công tác kết hợp chở hàng.Gã làm ông chót lọt được năm chuyến, gom hết vốn lãi đánh một quả cuối cùng, ngờ đâu đổ bể.
     Nàng cười như ngựa hí :
- Tại anh không chia chác cho thủ trưởng đấy thôi.
Gã trợn mắt :
- Sao không ? Mười lăm phần trăm lãi mỗi chuyến đấy. Mẹ kiếp, lúc ăn thì thầy trò cùng ăn, tội mình anh gánh chịu. Đời đểu vậy…
- Thua keo này, bày keo khác, lo gì…
- Đúng đấy, em nói đúng đấy…
Gã reo lên và bế thốc nàng lên, hăm hở trút hết mọi nỗi niềm cay đắng khi xa nàng với cung cách đánh bạt cả hương khói trên trang thờ ông Giám đốc hưu làm nàng ngựa vía từ lâu lắm rồi mới được trận cười no nê đến thế.
-Anh không sợ cái tướng em “sát phu” hả ?
= Ồ… được sống với em chết cũng cam.

Lúc đó bốc lên hắn nói hăng vậy không thể ngờ rằng mình gở miệng, hơn hai tháng sau, một chiếc xe chở gỗ đứt thắng đè bẹp chiếc xe con của hắn dưới chân một con dốc. Hắn hấp hối trong một bệnh viện miền núi, và ông Chủ nhiệm công ty dịch vụ, thủ trưởng mới của hắn may mắn thoát chết đã hứa chuyển giúp hắn món quà nhỏ tới tận tay nàng “ngựa vía”.
Một lần nữa nàng lại âm thầm gạt nước mắt, chít thêm một vành khăn tang và thề trong bụng sẽ không gắn bó vớ bất kỳ người đàn ông nào khác. Nhưng sắc đẹp mê hồn của nàng đã khiến ông Chủ nhiệm không thể nào mà không quay lại sau khi đã làm xong việc nhờ cậy của người đã khuất. Khác với ba người đàn ông trước ông Chủ nhiệm này chia sớt cái xui xẻo “sát phu” của nàng cho bạn bè :Giám đốc, Trưởng phòng, Trưởng ban, uỷ viên Hội đồng… và quả nhiên không một ai phải chết “bất đắt kỳ tử”, ngược lại biến nàng thành thứ điếm nghiệp dư, khách chọn lọc và được duyệt trước trong danh sách do đích thân ông Chủ nhiệm lập ra.
Mọi việc sẽ diễn ra đều đặn và xuôi xẻ theo lịch phân phối nếu một ông trưởng ban không sa vào vòng đấu đá và địch thủ của ông đã mua đứt tên lái xe để tổ chức một trận phục kích bắt tại chỗ ngay tại phòng nàng. Chẳng khó khăn gì người ta phăng ra bằng hết các vị chức sắc đã tới mua vui bằng tiền… nhà nước, may thay, đó chỉ là chuyện “sinh hoạt”, không có bằng cớ tham ô nên chỉ mới “xử lý nội bộ” rút kinh nghiệm, riêng nàng là người bán mới nặng tội nhất suýt nữa thì bị xử theo án chính trị, cố tình làm hư hỏng cán bộ nhằm mục đích phá hoại tổ chức.
Cảm thấy nỗi hiễm nguy treo trên đầu, nàng cãi lại viên chánh án : “Mấy năm qua, bao nhiêu nhen nhóm phản động nỗi lên cũng chẳng làm nên trò trống gì huống hồ tôi là phận gái thân cô thế cô, cố sống cho qua ngày chả nổi, hơi sức đâu phá hoại tổ chức của mấy ông…”. Rốt cuộc nàng bị kết án ba năm tù treo, tài sản “bất minh” bị xung vào công quỹ, trừ cái nhà do ông Giám đốc hưu để lại. Nhưng lời phán quyết của ông toà không đáng sợ bằng đòi hỏi của dạ dày, thi hành cái án treo kia chưa đầy một năm, nàng đã hành nghề trở lại, không phải tại nhà nàng mà tại nhà… tôi. Tôi lo lắng bảo Trịnh :
- Nguy hiểm quá mày ạ, cảnh sát khu vực tới thì tao mất cả nhà lẫn mất cả việc.
= Có chí làm quan có gan làm… tiền, không chịu liều một tý thì đói cả tao lẫn mày.
  Tôi nhớ tới nửa tháng lương vừa bù lỗ cho nửa tạ giấy báo của ông Đ. mai kia chắc còn phải bù cả giấy vụn nữa nếu còn nuốn quay trở lại với con gái ông, thôi  đành, tôi căn dặn Trịnh hết sức cẩn thận, hẹn nửa đêm sẽ về và chia tay hắn, chẳng biết đi đâu, tôi lại lóc cóc đạp xe qua nhà nàng…

     (còn tiếp)


Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

TẶNG PHẨM CHO EM



             

                            
                             Tặng phẩm cho em

                                                         

             Người đàn ông ngồi cuối xe khóc lặng lẽ.Không ai nhìn thấy những giọt nước mắt đang làm nhòa cặp kính đen to tướng.Chiếc xe búyt chạy rất chậm.Con đường dọc theo những ngôi nhà nhiều tầng đang xây.Buổi chiều thu muộn trong veo làm rõ những đuờng gờ đỉnh núi lãng đãng mây trắng .Trên đó là vệt mòn chân thú chạy ngoằn ngòeo qua tầng lá mục.Những cây đại thụ cổ kính .Chú sóc nào đó nhởn nhơ và vô tư trên sợi dây leo đu đưa.Trên đó nữa là...bầu tròi.
  “ Nó mới nói cuối năm hai đứa sẽ làm đám cưới.”
Cô gái nói bâng quơ bên tai người đàn ông  mang kính đen.Trong xe,những người ngồi và những người đứng vẫn im lìm.Tiếng máy rù rì chảy dài trên đường. Bắt đầu lên dốc,người lái gạt cần chuyển số và bất ngờ lên tiếng :
“ Chiếc xe này lẽ ra sáng nay chở khách về Hà nội.Hôm trước nó mới xin tôi cho nó đi nhờ.Nhà chồng nó ở phố bà Triệu phải không ?”
Không ai trả lời.Xe vẫ n chạy rất chậm và lên cao dần.Chiều thu muộn trải ra mênh mông trên dòng sông quanh co.Ven bờ,những máy san màu vàng đang gạt dất,lầm lũi như con dế trũi .Xa hơn nữa những cánh tay cần trục đang quay trên nhũng hàng giáo nhọn hoắt.
“ Năm ngóai đã có một người ngã từ dàn giáo tầng năm xuống đất ,chết ngay...”
“Tại sao không đeo giây phòng hộ?Tại sao an tòan viên không kiểm tra?Tại sao...”
Giọng gay gắt của một người ngồi đầu xe chìm vào tiếng động cơ rầm rì.Không ai trả lời.Mắt mọi người dường như đang nhìn xuống.Người đàn ông dừng khóc đưa khăn tay lau kính.Cô gái ngồi bên nói rất khẽ:
“Ông ấy mới trên Tổng công đòan xuống.Ông ấy đã hỏi rất nhiều câu “tại sao”mà không ai trả lời được.”
“ Rồi sẽ phải trả lời.Tại tôi,tại các anh hay tại nó?”
“ồ...không đâu.Đã có nhiều chuyện xảy ra không quy được tại ai cả.”
Cô gái nghĩ một điều gì đó chợt trừng mắt:
“Nhưng rút cuộc,vẫn do một người nào đó chứ.”
“ Tôi không biết.Tôi không được biết chuyện đó.”
“ Nó hiền như đất ấy.Nó sợ tất cả mọi người.Bố chết,mẹ đi lấy chồng từ khi nó còn bé.Nó ở thuê cho người ta rồi lớn lên đi công trường.’
Ngưòi đàn ông quay đi và lại khóc trong cặp kính.Xe búyt đi vào thung lũng,không còn nhà cao tầng, không còn cần trục, không còn dàn giáo.Phía trước những nếp nhà sàn nằm nép mình trong lùm cây xanh tươi.Đường máng nước mảnh khảnh đổ xuống từ suờn núi.Chiêc cối cổ xưa nặng nhọc kéo cần và tự rơi buồn bã.Một con trâu đen bỗng nhô ra từ bụi rậm.Nó nhìn ngây ngô chớp chớp đôi mắt ướt nhoèn và nhảy quàng lên đồi.Tiếng lục lạc trên cổ lóc cóc điểm vào không gian ngưng đọng.Sau đó người đàn ông ngồi cuối xe không còn nhìn thấy gì nữa,ngọai trừ cặp  mắt kính đen nhòa nước.Cô gái ngồi bên nhìn thấy những gương mặt căng thẳng.Tất cả mọi người đều đang nghĩ.Trong giây phút này,không ai là không nghĩ một điều gì đó.Nguời có tuổi đứng giữa xe nghĩ về trách nhiệm của mình.”Tôi đã đôn đốc thực hiện mọi quy tắc.Tất nhiên,là Giám đóc,tôi không thể đi lay từng cái cột dáo xem có chăc chắn hay là không .”Chàng kỹ sư ngồi đầu xe nghĩ về cái”ngày hôm ấy.”.Thật là may, ngay từ đầu giờ,mình đã đến giao việc tỉ mỉ đầy đủ cho bà đội trưởng.”Bà đội trưởng đang âm thầm ngồi ở gần cửa xe.Hai hôm nay,bà luôn luôn cảm thấy bị nhìn bằng những con mắt kết tội.”Các đồng chí kết tội tôi sao được?Tôi không thể chờ phòng vật tư cấp cho tôi gỗ tốt hơn để làn giàn giáo.Ai cho phép tôi chờ?Tiến độ là cái cao hơn hết thảy.Thành tích của chúng tôi ở đó.Trong hàng trăm cây gỗ ,làm sao biết đuợc cây nào đã mục ruỗng ở bên trong?Không ai có thể biết đuợc.Năm nay, đội tôi mất danh hiệu đội lao động Xã hội chủ nghĩa là cái chắc.Nhưng cái đó đâu phải tại tôi...”
Vậy ai là người phải chịu trách nhiệm về nó trong tất cả những gương mặt căng thẳng kia? Ông Giám đốc, anh kỹ sư hay bà Đội trưởng?Không,không ai cả.Thế còn ông Thư ký công đòan đang trầm tư và  ông Trưởng phòng tổ chức đang nhìn xuống cuốn sổ ghi chép kia?Cũng không phải nốt.
Thôi thì ...tại trời.
Nhưng ông Trời cũng đã chết từ lâu , chết trong từng mỗi nguời.Trong chuyến xe này không có ai còn tin cái điều nhảm nhí nói rằng có một ông Trời ở trên cao và ở cả trong từng mỗi con nguời.Đó là một bày đặt nhảm nhí,mê tín,dị đoan.Tít trên cao kia có con tàu vũ trụ và sâu mãi trong ta chỉ có ta mà thôi.Và những ‘cái ta”ấy đều đã sắp sẵn một cung cách tự bào chữa một khi bị hỏi tới trách nhiệm về nó.
Riêng ngừời lái xe,từ nãy vẫn chăm chú nhìn con đuường, nghĩ về những chiếc ổ gà sẽ phải tránh,chợt quay lại hỏi to:
   “Cái thằng chồng sắp cưới của nó có lên kịp không hả các ông?"
“Có biết đâu mà lên”
“Tại sao ông không điện cho người ta?”
“Nó chưa xin giấy chứng nhận để làm giá thú.Trong lý lịch ,nó cũng chưa khai tình trạng hôn nhân.Vậy hà cớ gì   phải đánh điện?
Rồi ông Trưởng phòng tổ chức nói thật to cho mọi người đều nghe thấy:
“Trong mục ‘khi cần báo tin cho ai”nó cũng không khai ai cả.”
Người lái xe lại hỏi tiếp:
“ Vậy ai sẽ lĩnh tiền tuất?Tài sản của nó sẽ thuộc về ai?”
Bà tài vụ ngồi ghế trên cùng trả lời rành rọt:
“ Không ai được lĩnh tiền tuất cả.Tài sản của nó sẽ bán hóa giá nhập công quỹ.Ngay sau cái lúc đó,chúng tôi đã cử người phối hợp với công đòan làm bản kiểm kê.Một cái hòm gỗ,hai bộ quần áo,một chăn bông vỏ hoa,một cái gương con và một cái chậu thau.                                                         
     Bà tài vụ quay xuống nhìn ông Giám đốc và yên tâm về câu trả lời của mình,bà trở lại vẻ mặt rầu rĩ cần thiết.
Trong buổi chiều thu êm đềm chiếc xe búyt chạy rất chậm.Nó đã đi hết đọan đường lớn trải nhựa chạy qua công trường.Nó đã leo đường dốc sang bên kia dãy núi .Nó đang đi vào thung sâu để đến một nơi mà mọi người đều nóng lòng muốn đến : nghĩa trang.
Lẽ ra sáng nay nó chở cô ấy về phố bà Triệu gặp chồng sắp cưới.Bây giờ nó đang chạy rất chậm theo sau chiếc xe tải chở cô ấy.Đó là đọan đường đi xe cuối cùng của một cô gái công trường.Nhưng lần này,cô không mang theo chiếc hòm gỗ tùy thân chứa đựng tất cả gia tài góp nhóp được sau bao chuyến đi  qua các công trường.Trong chuyến di chuyển này,cô chỉ mang theo chiếc hòm gỗ dài,chứa đựng hình hài của chính cô.

                                            x
                                             x x
      Cô nằm trong đó-chiếc quan tài màu đỏ xung quanh đặt những vòng hoa rừng sặc sỡ.Hoa bằng lăng tím ngát,hoa mò o đỏ tươi,hoa tóc tiên vàng dịu.Không tìm được đâu ra bông hoa màu trắng để biểu thị sự trinh nguyên của cô...Người con gái nằm xuống không được nói đúng về mình -đó là lỗi ở thiên nhiên.                                                        
  Chiếc xe tải đi rất chậm rất chậm cũng không sao tránh hết  đưọc những lồi lõm mặt đường.Mỗi lần ổ gà,chiếc quan tài giật nảy,gõ vào thùng xe,gõ vào đầu anh lái,gõ vào chiều thu mênh mông.Con đường,con đường-xin đừng gồ ghề cho cô được nằm yên để đi cho hết đọan đi cuối cùng. Phađin...Cam đuờng...Trái Hút...Những chặng đường cầm mòn cán cuốc ,người con gái công trường không bao giờ còn vần  chiếc  hòm gỗ lên những chuyến xe di chuyển,không bao giờ còn thức dậy trong tiếng kẻng thúc vào giấc ngủ chập chờn,không bao giờ còn bịt khăn vuông kín mặt chống che nắng gió.Màu da cô ,thân xác cô sắp được ấp ủ trong lòng đất kín.
Chiếc xe tải đi rất chậm rất chậm.Đã nhìn thấy màu đất đỏ bãi san sườn núi dùng làm nghĩa địa.
Ngát ơi..Ngát ơi..”
Tiếng kêu than níu kéo thảng thốt chấn động trời chiều .Một cô gái ngồi trên xe tải chợt ôm cứng lấy chiếc quan tài đỏ.Đó là người duy nhất phá bỏ tập tục,chít vành khăn đại tang để trở bạn.Suốt dọc đường cô ngồi bên thùng xe như hóa đá.Đôi mắt cạn khô và vô tri.Dường như cô không còn nhìn cái gì nữa.Cô chỉ thấy ở bên trong cô “cái Ngát”.Nó đấy.Miệng cười mơ hồ,ánh mắt xa xăm,thân quen lắm và cũng xa lạ nhiều.
“Ngát ơi,có đau lắm không ?”
“Không đau đâu,chỉ thấy tối xầm lại rồi có còn biết gì nữa đâu.”
“ Tại cái xô đấy.Lúc dàn gíáo đổ xuống,cái xô úp lên đầu Ngát,200 viên gạch đè lên người Ngát.Rồi thì...thôi,đừng nhắc lại chuyện ấy nữa.Không có cái chuyện ấy đâu.Ngát không chui xuống dàn giáo để gánh nước đâu,cái xô vẫn treo ở đầu hồi đấy.Ngát về Hànội với anh Uyên rồi.Vài ba hôm nữa Ngát lại lên,đúng không ?”
“ Không đúng đâu...”
“Đúng đấy,hôm nào Ngát lên mình phải đi rỡ sắn đấy.Tháng này mỗi người phải trừ một cân gạo tiết kiệm.Cả năm phải cắt đi một tháng đấy.Mình chẳng sợ Ngát nhỉ.Mình đã thái và phơi đuợc ngót một yến sắn khô rồi.Chẳng đói đuợc đâu mà lo,mình lại còn vạt khoai lang đằng sau nhà kho nữa.à...Ngát này,con gà mái tơ sáng nay nó đẻ đấy.Trứng to lắm.Tớ đã cất vào thùng gạo rồi.Chả mấy chốc mà đủ một chục.Dành cả cho Ngát bồi dưỡng anh Uyên đấy.Phấn khởi nhé.Dậy đi..”
“ Không dậy được đâu...”
“Tháng hai này hai đứa có 7 công tăng ca đấy.Giành cả tiền cho Ngát để mua lụa cung cấp nhé.Về Hànội đi chơi với người yêu mà cứ diện  mãi quần tatăng cũ chẳng  sợ người ta cười cho.Còn tiền bán đỗ xanh thì để cuối năm Ngát làm đám cưới nhé.Lo cho cô đến vậy,mai kia cô mải chồng quên tôi,mất chị mất em thì đừng có trách .Dậy đi ..anh Uyên anh ấy ở Hànội về kìa..”
“ ....”
“Giời ơi...Ngát đâu rồi.Ngát đi đâu thế này.Đêm nay Ngát ngủ đâu.Ngày mai,ngày kia...ối Ngát ơi là Ngát ơi...”
Cô gái òa khóc và kể lể.Chiếc quan tài giật nảy trong vòng tay cô khi chiếc xe tải dừng sững lại.Xe búyt cũng vừa tới nơi.Nghĩa trang là một vạt đất do xe ủi san bằng ven sườn núi.Màu đất đỏ,ráng chiều đỏ.Những hàng cây trang nghiêm.Những con bướm trắng bay chập chờn.Tất cả mọi người đều đã xuống xe và vây quanh chiếc áo quan đang được buộc giây.
Ông Giúam đốc ra lệnh khẽ:
“Nhanh tay lên...”
Đám ma đi trong sương chiều,tiếng khóc và những bước chân bấm trên mặt đất trơn lầy.Huyệt mộ đã được đào sẵn.Những búi cỏ giập nát đã chớm héo vàng.Người đàn ông mang kính đen đứng lần vào đám người xung quanh huyệt.Hai sợi dây nylông trắng chầm chậm đưa xuống chiếc quan tài đỏ.Từ đâu đó anh cán bộ nhân sự bước ra cầm mảnh giấy đọc những lời điếu viết sẵn.Trong im lặng nặng chĩu,giọng anh khê nặc và trầm bổng.
“Cô Phạm thị Ngát sinh năm 1960,bố chết,từ nhỏ ở với mẹ,năm 15 tuổi theo tiếng gọi của Đòan và của Đảng cô xung phong đi làm công nhân công trường..”
Người  đàn ông khóc nức lên sau cặp kính.Cổ ông tắc nghẹn trong lúc chính ông muốn ông phải nói.”Không đúng,không đúng đâu.Bố “nó” không chết.Bố “nó” còn sống đấy.Tôi đã im lặng từ hai mươi năm nay và cho tới bây giờ tôi vẫn còn im lặng.”
Ông ta chới với níu cong xuống một cành cây gần đó.
Người con gái nằm xuống không được nói đúng về mình đó là lỗi tự con người.
Hãy biến đau thương thành hành động.Hãy ra sức thi đua hòan thành kế họach của Tổng công ty giao cho.Phút mặc niệm bắt đầu...”
Cô ấy sắp đi hẳn rồi.Đi về đâu em ơi?Về những nếp nhà sàn có chiếc cối nước rơi buồn bã . Về ngôi nhà đang xây với cánh tay cần trục quay tròn trên hàng gíao nhọn hoắt. Đi về đâu em ơi?Về đỉnh núi có chú sóc nhỏ vô tư hay về bầu trời mây trắng lãng đãng.Không ai biết,không ai có thể biết được.Cái điều huyền bí ấy là của riêng em,là tặng  phẩm duy nhất em mang theo được cho một đời nỗ lực.
Những hòn đất đỏ đã rơi xuống rồi.Ngôi mộ đầy lên và sau cùng người ta đặt lên đó một bát cơm và một quả trứng bửa đôi.Gió đưa khói hương bốc lên cao và tan đi mất.Một cánh bướm chập chọang trong nhá nhem tối.Hai chiếc ô tô nổ máy trở về công trường.Người đàn ông mang kính đen ngồi bên ngôi mộ mới.Ông còn ngồi lại làm gì? Người con gái do chính ông sinh ra và ông đã chối từ  cho tới tận lúc nó chết chỉ vì sự bình yên cho chức quyền của riêng ông,đâu còn nói được những lời tha thứ nữa..
Và ông cầu xin ai?
     
                                                                                

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

More great content creators coming to YouTube

Wonderful things happen when cool technology meets great entertainment. Cable television expanded our viewing possibilities from just a handful of channels to hundreds, and brought us some of the most defining media experiences of the last few decades-- think MTV, ESPN and CNN. Today, the web is bringing us entertainment from an even wider range of talented producers, and many of the defining channels of the next generation are being born, and watched, on YouTube.

Today we’re announcing that even more talented creators and original entertainment will soon join YouTube’s existing channel lineup, including channels created by well-known personalities and content producers from the TV, film, music, news, and sports fields, as well as some of the most innovative up-and-coming media companies in the world and some of YouTube’s own existing partners. These channels will have something for everyone, whether you’re a mom, a comedy fan, a sports nut, a music lover or a pop-culture maven.

Our goal with this channels expansion, along with the grants and educational programs we’ve launched in the past year, is to bring an even broader range of entertainment to YouTube, giving you more reasons to keep coming back again and again. And for advertisers, these channels will represent a new way to engage and reach their global consumers.

The first of these new original channels will appear on YouTube starting next month and will continue over the next year. They’ll be available to you on any internet-connected device, anywhere in the world, with all the interactivity and social features of YouTube built right in.

Be the first to know when the original channels launch by signing up here. For a sneak peak, take a look here.

Robert Kyncl, Global Head of Content Partnerships, recently watched “Halloween Light Show 2011.”

Halloween Costume tips and tricks from YouTube

Halloween weekend is here! If you’re still looking for the perfect costume, the YouTube community has your last-minute Halloween costume tips and tricks.

Nicki Minaj is the fourth fastest rising costume search this year (check out the Official Google Blog for more details) and a subject of several YouTube video tutorials. Check out this playlist of videos that show how to channel your inner pop star, including Nicki, Katy Perry/Russell Brand (at the same time!), Ke$ha, Lady Gaga and her alter-ego Jo Calderone.



If you’re on a budget or crunched for time this Halloween, YouTube partners have some last minute, DIY Halloween ideas for you. Quick, easy, recession proof ideas include: a 30-second ninja made from just a t-shirt, a “cute” nerd, a fierce 5-minute street fighter, a spooky ‘head on a platter,’ and a few ideas you can pick up at your local thrift shop.



Convinced 50 of your closest friends to show up as a flock of Angry Birds (Halloween 2011’s fastest rising costume search) or a coven of vampires, but don’t have the costumes worked out yet? Checkout these makeup tutorials for an easy Angry Bird look, an Oscar-worthy Black Swan, male and female vampires, and a scary rotting zombie.



Finally, if your goal is to stand out from the crowds of Kate Middletons and Jersey Shore cast members, then try dressing as a YouTube star from this year. Some ideas include: the adorable 8-year old Nicki Minaj singer and her cousin, Rebecca Black, the stars of ‘Webcam for Seniors,’ the Ojai Valley Taxidermist, or the Old Spice Guy and the New Old Spice Guy.




Beyond costumes, YouTubers have also shared lots of ideas for pumpkin decorating and delicious recipes this year. Use their tricks and share some of your own to make the most of this weekend, and have a happy Halloween!


Jessica Mason, Communications Associate, recently wached "Piper and THE END OF POLIO.”

This week's Trends: commercials, conflicts, light shows

Each weekday, we at YouTube Trends take a look at the most interesting videos and cultural phenomena on YouTube as they develop. We want take a moment to highlight some of what we've come across this week:



Check back every day for the latest about what's trending on YouTube at: www.YouTube.com/Trends

Kevin Allocca, YouTube Trends Manager, recently watched "Japanese Monkey Potato Feeding Frenzy."

HÀ NỘI ...."HỒI ẤY" (11)

Hà nội …”hồi ấy” (11)
            
              ( tiếp theo)


 Đến nước này cái bụng tôi không còn chịu nổi, mặc cho cái miệng tôi vẫn tươi cười, còn nó, nó gào lên : “Cô có mù không đấy, chả lẽ cô không nhận ra người ta đang đói toát mồ hôi ra sao ?”. Tôi phải bịt ngay miệng nó lại, vui vẻ hỏi nàng ăn vậy đã no chưa và khi nàng khăng khăng không thể nhận thêm một tí gì nữa vào dạ dày, tôi mới nâng niu nàng lên ngồi sau xe và gò cổ đạp.
     Tôi chắc nàng Ánh Tuyết sẽ miễn thứ khi tôi nhớ lại chuyện này, tẹp nhẹp, tầm thường quá, nhưng không phải lỗi tại tôi, mọi chuyện dính dáng tới nàng tôi đã quên sạch, chỉ tại đôi mắt vô cùng nhạy cảm của con gái ông bà Đ. và chiếc bánh đậu xanh nàng dúi vào tay mới làm bật ra những điều vốn đã quên lãng như thế.
Lòng chuếnh choáng những cảm xúc vô cùng mới mẻ về tình người, tôi đạp xe trở về gõ cửa phòng. Bác sĩ Trịnh ra mở cửa, cau có :
- Sao về sớm thế ?
 - Không thấy chiếc xe máy dựng ngoài cửa tao tưởng khách về rồi.
   Trịnh nháy mắt :
-Đúng lão về rồi, riêng em vẫn ở lại, lâu lâu em “boa” cho tao một chầu  miễn phí.
Cô y tá trở ra, ghé tai Trịnh nói nhỏ rồi lại quay vào. Hắn nhìn tôi cười cợt :
-Em vừa bảo nếu mày thích thì em cũng chiều mày một cái, gọi là… bồi dưỡng người trong nhà .
 Tôi từ chối dứt khoát, đành lại đạp xe lang thang và quanh co thế nào tôi lại thấy mình đang đứng trước cửa nhà cô gái vừa cho cái bánh đậu xanh. Hỡi ôi, nàng không còn ở đó nữa, hai cánh cửa đóng im ỉm, bậc hè nàng ngồi dường như chỉ còn vương lại đôi mắt mắt đen láy.
 Tôi bỗng nhận ra mình đang phạm vào lời thề độc tránh xa đàn bà, nguồn gốc mọi thứ khổ đau, phiền toái ở trên đời. Mặc dầu vậy chiều hôm sau tan sở, tôi thôi không vào thư viện như mọi ngày mà đạp xe tới chực ngay trước cửa nhà nàng. Giá như tôi cứ đứng xa xa như người đi đường thì chả sao, đằng này chẳng hiểu một ma lực nào đó cứ kéo tôi lại gần, gần nữa cho tới lúc lù lù ngay giữa cửa nhà nàng, mắt đau đáu nhìn vào trong. Tôi cứ đứng thế chờ, chờ mãi và rồi tim muốn nhảy ra ngoài khi có tiếng lạch xạch mở khoá bên trong. Than ôi, cái người vừa ló ra không phải cô gái tối qua mà là một ông già cau có, hom hem, ông Đ., thân sinh của nàng . Ông quát vào mặt tôi :
-Anh hỏi ai ?
  Tôi đớ người, hệt như con bạc mở đĩa đinh ninh con lục ngờ đâu lại vớ phải con nhất. Tôi còn ấp a ấp úng chưa tìm ra được cái cớ chính đáng ông lại đã quát lên :
- Anh rình mò nhà tôi hả ? Tính chôm chỉa hay sao đây ?
  Một sáng kiến vĩ đại vừa nảy ra làm tôi nhanh nhảu :
- Không ạ, cháu tới nhà bác mua… giấy cân ạ.
- Giấy cân là thế nào ?
- Là báo cũ, sách cũ, giấy vụn… bác không dùng đến để chật nhà, bán đi cho người ta xay thành bột giấy.
   Ông Đ. dịu hẳn lại :
- Ra thế đấy, vậy anh mua bao nhiêu tiền một ký ?
 Trời đất, khoản này tôi mù tịt, cứ đáp bừa :
- Dạ…năm trăm đồng giấy báo, ba trăm đồng sách cũ và hai trăm đồng giấy vụn ạ.
Anh mua vậy thì được, tôi sẽ bán cho anh. Bữa trước con mẹ đồng nát bắt bí trả tôi có hai trăm rưởi một ký giấy báo thôi.
  Nguy to rồi, tôi chẳng biết giá cả ra sao, phen này ông ấy ấn cho mua một tấn thì sạt nghiệp. Tôi ôm nỗi lo, luýnh quýnh đẩy xe theo ông vào nhà. Cô gái đang lúi húi nấu nướng trong bếp, nhìn tôi đầy kinh ngạc. Ngọn lửa làm má cô đỏ au, mái tóc dài mượt chảy xuống đôi vai nhỏ khiến tôi mải ngắm suýt nữa đâm sầm vào vại nước.
- Lối này, đi lối này…
Ông Đ. kéo tay tôi vào căn buồng thấp, tối mờ, thoáng một vệt nắng rọi từ lỗ thủng trên mái xuống để thấy lơ lửng đám bụi dày đặc.
- Anh ngồi tạm đây rồi tôi sẽ soạn cho anh đủ thứ. Báo Nhân Dân, báo Quân Đội, báo Tiền Phong tôi giữ được gần đủ bộ từ ngày mới giải phóng kia nhé. Rồi chuyện dày chuyện mỏng từ Nhân dân ta rất anh hùng,Sống như anh đến Bút Ký Hoà Vang, Dấu chân người lính… tôi có đủ, không thiếu cuốn nào. Ôi dào, giữ mãi cũng chẳng làm quái gì, tổ chật nhà, kỳ này tôi sẽ soạn ra bán hết, bán hết.
Tôi lo ngay ngáy nhìn ông hăng hái leo lên nóc tủ lôi xuống từng chồng từng chồng báo cũ nát, kéo theo những đám bụi bay mù mịt.
-  Bố làm gì đấy bố ?
 Cô gái bước vào, cất giọng ngọt ngào, đứng sát ngay bên làm tôi quên béng ngay ông già với mớ di sản quá khứ định bán giá rẻ. Tôi quay sang cảm ơn nàng về chiếc bánh đậu xanh tuyệt vời đêm qua và khẽ nói cái đống báo cũ kia chẳng dính dáng gì tới tôi, chẳng qua là cái cớ để tôi đến gặp nàng.
- Anh có biết không ? Ông Đ. chợt kêu to – đã có một thời tôi nghiện đọc xã luận đấy ạ, sáng nào cũng pha ấm trà, việc cơ quan bận mấy bận, gác đấy, đọc cho hết bài cái đã. Phải nói ba cái thằng đó viết giỏi thật anh ạ, câu chữ cứ sang sảng, đọc lên người cứ như mê đi mới chết chứ. Mẹ kiếp…
 Cô nàng vội cắt ngang lời ông bố khỏi tuôn ra những lời bình luận về báo chí mà chắc cô đã được nghe nhiều lần và chẳng hay ho gì. Tôi nói tôi mù tịt chuyện đó vì xưa nay rất ít khi tôi sờ đến tờ báo và bây giờ đối với tôi báo nào cũng vậy thôi, tôi chỉ quan tâm đến trọng lượng của chính nó. Ông Đ. chợt nhớ :
-Anh không đem cân theo hả ?
Tôi chống chế rằng bước đầu mới đi dạm mua thôi, nếu thoả thuận được giá cả mai tôi mới mang cân tới, như vậy, tôi đã có cớ để trở lại gặp nàng. Nàng như hiểu được thâm ý của tôi, mặt ửng đỏ và quay sang bảo ông bố tạm dẹp đống báo cũ mời tôi ra phòng ngoài uống nước. Nhưng ông Đ. đã chạy vào nhà trong xách ra một cái cân tạ, hăng hái nhét đống báo cũ vào cái bao tải như thể muốn tống khứ chúng đi ngay tức khắc. Cả tôi và ông đều phải ghé vai vào cái đòn gánh mới nhắc bổng được nó để ông nhìn vào mã cân reo to :
- Năm mươi tư cân ba lạng rưỡi…
- Mẹ kiếp có thế thôi ư ?
- Thôi bố ơi…
Giọng cô gái vang lên làm ông Đ. nổi xung, chửi cha cuộc đời đen bạc, đổ xương đổ máu biết bao năm trời rốt lại về già tay trắng thua cả con mẹ rửa bát cho chủ hiệu phở. Lúc đó tôi chưa biết ông ám chỉ chính vợ ông, chỉ thấy cô gái hốt hoảng chạy tới bịt miệng bố :
- Thôi con lạy bố, mẹ con sắp về tới kìa, rồi lại ầm ĩ lên, nhà đang có khách.
Cô gái nhìn tôi với ánh mắt cầu khẩn như muốn tôi rút cho nhanh khỏi nơi này, tránh tham gia vào tấn kịch rất riêng trong gia đình cô. Tôi buộc thật nhanh bì tải báo cũ lên xe đạp, ấn tiền vào tay ông Đ… thật không may cho nàng, tôi chưa kịp đẩ xe ra cổng đã nghe tiếng người đàn bà xoe xoé từ trước khi nhìn thấy bà :
- Giấy má ở đâu mà vung vãi khắp sân ra thế kia ? Một đống người nằm không mà để nhà cửa như cái bãi rác thế kia cho khổ tôi không cơ chứ ?
Bà giữ chặt lấy ghi đông xe đạp như thể tôi đang cướp của nhà bà :
- Anh là ai ? Ở đâu đến, ai cho anh chở đồ nhà tôi đi ?
    Oâng Đ. từ nhà trong nhảy phắt ra :
- Bà làm cái gì thế ? Bộ bà là công an sao đòi giữ người ? Tôi bán báo của tôi cho anh ta đấy. Quyền gì bà cấm tôi nào ?
   Cô gái ôm chặt lấy bà mẹ van vỉ :
- Con lạy mẹ, mẹ để cho anh ấy đi, người ta mua bán đàng hoàng chứ có gì mẹ phải làm ầm lên, hàng xóm cười cho…
     Nàng đẩy tôi ra khỏi nhà với cái nhìn ảo não :
- Em xin lỗi anh… anh đi đi… sau này anh sẽ hiểu… bố mẹ em không phải thế đâu.

                             (còn tiếp)


Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

CÁI CHẾT CỦA NHÀ VĂN

Cái chết của nhà văn


                                                                                          
Ong ngồi trong công viên và chẳng hiểu sao cứ ngửa cổ lên trời. Thì ra ông đang nhớ tới hai câu thơ thi sĩ Thi Hoàng :
”Trời thì xanh như rút ruột mà xanh…”
Cây thì biếc như vặn mình mà biếc…”*
Ông cũng đã “rút ruột”  mà …sống, cũng “vặn mình” mà viết,nên được tôn vinh thành “ cây đại thụ”, được trao giải văn chương cao nhất nước làm khối anh  ghen tức .
Nhưng mà chuyện đó đã…xong rồi, affaire accompli, việc đã xong – Hội nhà văn đã tổ chức lễ trọng thể, ông “cấp cao” đã trao vào  tay ông giấy chứng nhận có cả chữ ký của ông to nhất , giờ có kiện tới  trời cũng chẳng làm gì được. Mà có gì phải kiện. Khối anh viết ít hơn, nhạt hơn ông  nhận giải thưởng trước cả ông thì  sao ? Lẽ ra ông phải được từ hồi phát giải đợt 1 cách nay cả 10 năm kìa. Chẳng qua lão nhà thơ Bút Thép thọc gậy bánh xe  mới chậm chễ vậy. Đáng đời lão, một đời tận tuỵ  hầu bút, lúc chết người nhà chạy chọt mãi cũng không vào được Mai Dịch vẫn phải chôn Văn Điển . Còn ông, yên trí đi, mai kia nhắm mắt tắt hơi, chắc chắn phải được cử hành tang lễ cấp Nhà nước .  
Thôi quên ba chuyện đó, quên cả lễ thượng thọ ông 70 tuổi vắng mặt gã Chủ tịch Hội làm ông mất ngủ một đêm, quên cả chiều qua thằng  cháu nội đi học về mải bạn không chào, quên cả sáng nay vợ ông làm ốp lết không phải bằng trứng gà ta mà lại là gà công nghiệp... Thôi thôi, bao nhiêu phiền tạp trên đời chẳng là cái gì khi ta đắm chìm vào cái thăm thẳm của bầu trời kia. 
Ong cố gắng xoá đi mọi ý nghĩ, mọi liên tưởng, mọi yêu ghét mong hoà được vào cái vô hạn của tự nhiên . Ong cứ ngồi như thế và nhìn như thế. Dần dà ông cảm thấy mình nhẹ bỗng, bồng bềnh sương khói như người mất trọng lượng, những tạp niệm trong đầu bị xua đi gần hết, những ám ảnh hằng ngày tan nhanh. Thế rồi đúng vào lúc ông cảm thấy sắp được bay lên, bất chợt tiếng gọi của ai đó chọc vào tai, tàn nhẫn lôi ông về chiếc ghế đá trong công viên sặc mùi khói xăng. Một con bé áng chừng ngoài chục tuổi gánh hai cái sọt đứng lù lù từ lúc nào :
“Ong còn thở không ông ?”
Nó đặt quang gánh , sà tới :
“ Cháu thấy mắt ông cứ trợn trừng cháu tưởng ông không…còn thở .”
“ Tầm bậy , ông đang suy nghĩ…”
Con bé cười  nhoẻn : 
“ Cháu biết rồi…ông đang sáng tác đúng không ?”
Ong trợn tròn cả mắt :
“ Sao biết ông đang sáng tác ?”
“ Biết chứ . Cháu biết ông là nhà văn  mà. Bữa trước ti vi truyền hình sinh nhật  ông. Đông ơi là đông…cả mẹ cháu cũng biết ông đấy. “
Ong cười hài lòng. Thêm một người trong số cả triệu người hâm mộ là chuyện thường ngày ở công viên. Tuy thế ông vẫn hỏi chiếu lệ :
“ Mẹ cháu làm nghề  gì ?”
“ Làm đồng nát chuyên mua sách báo cũ. Nhà ông chắc nhiều lắm, bữa nào cháu tới mua được không ông ?”
Ong cười , gật đầu :
“ Cháu mua về bán cho hàng sách  cũ à ?”
“ Hàng sách cũ chỉ mua Thuỷ Hử, Tây Du thôi , truyện của tàu ấy ông ạ, còn truyện ta họ không mua…”
Ong cau mày :
“ Sao truyện ta lại không mua ?”
“ Cháu không biết. Cháu có đọc sách bao giờ đâu mà biết…”
“ Phải đọc cháu ạ, đọc để mở mang đầu óc …”
Con bé cười  nhoẻn :
“ Có biết chữ đâu mà đọc. Nếu biết chữ cháu đã chẳng mua truyện ta , khó bán lắm…”
“ Vậy cháu mang tới các trường bán cho học sinh , chúng nó cần lắm đó…”
Con bé lắc đầu :
“ Học sinh chỉ mua sách giáo khoa thôi ông ơi…”
Ong lại mách nước :
“ Cháu về nói với mẹ gom thật nhiều rồi mở cửa hàng cho thuê …”
“ Chẳng  ai thuê đâu . Cháu chỉ bán cân  cho người ta xay làm bột giấy thôi …”
Ong cau mày :
“ Cháu có biết cháu làm thế là phá hoại của cải tinh thần không ?”
Con bé cười cười :
“ Cháu không biết, cháu hỏi mẹ cháu tại sao thì mẹ cháu cười :” nhà văn nói láo, nhà báo nói phét. Có chó nó đọc. …”
“ Ha ha…ha ha…ha ha…”
Ong nhà văn cười giàn cả nước mắt mà vẫn cứ cười .
“ Ong làm sao thế ông ?” – con bé lo lắng.
Ong chùi nước mắt :
“ Không, không làm sao. Tại mẹ cháu nói đúng quá mà…nhà văn nói láo, nhà báo nói phét.  Ha ha…”.
Con bé đồng nát lại hỏi :
“ Thế ông có nói láo không ông ?”
Ong sững cả người. Bình sinh chưa ai dám hỏi ông hỗn xược vậy, họ toàn cứ  tung hô ông :”thiên tài …thiên tài…”. Bởi vậy ông đùng đùng nổi giận :
“ Không nói láo thì bốc cứt bỏ mồm hả. Đi đi…cút đi…”
Con bé đồng nát vừa ngạc nhiên, vừa sợ hãi, cuống queo xếp quang gánh chạy thật nhanh trả lại bầu trời xanh cho ông nhà văn tiếp tục nghiền ngẫm. Lạ thay, ông không còn buộc cái đầu không nghĩ ngợi gì được nữa. Nó đang như cái chợ chiều vắng tanh vắng ngắt giờ lại om sòm những tiếng cãi cọ của mấy con mẹ hàng tôm, hàng cá. Nào chuyện này, nào chuyện nọ, cứ ùn ùn kéo về như con suối mùa lũ vậy. Đầu óc ông nhức buốt như có ai vừa đóng một cái đinh.
Con bé đồng nát nó nói đúng. “ Nhà văn nói láo, nhà báo nói phét…”. Bốn mươi lăm năm liên tục nói láo, không ngưng không nghỉ, chắc sản xuất ra toàn hàng giả nên những đứa con tinh thần của ông mới bị hành quyết trong lò bột giấy.  Ong còn nhớ lúc ngồi chuyện vui với vợ, ông bảo cái quý nhất trong tài sản ông để lại cho con cái sau khi ông chết không phải tiền bạc, không phải nhà đất mà chính là sự nghiệp, sau này vợ con cứ tái bản sách ông là thừa tiền sống . Lúc đó bà vợ cười khẩy :
“ Vậy ông coi thử có cuốn nào mình bỏ vốn tái bản có lãi mình làm luôn chẳng  chờ tới khi ông chết ?”
Ong lần lượt  điểm danh những đứa con tinh thần nổi tiếng một thời .“Bay trong mây” . “ Đường trên núi” “ Hãy tiến nhanh  hơn nữa”…Bà vợ ông  cười rũ :
“ Bây giờ in lại những cuốn ấy ma nó đọc. Có mà lỗ vốn…”
Ong châng hẩng. Cái phép thử đơn giản tuy có hơi tàn nhẫn của vợ xem ra lại chính xác hơn cả kí lô bài viết của các phê bình gia ăn lương và ăn lộc Nhà nước. Hoá ra thời gian đã làm tung toé hết sự nghiệp.  Một đời tận tuỵ tay trắng vẫn hoàn trắng tay. Mea culpa…mea culpa…lỗi tại tôi, lỗi tại tôi. Bốn mươi lăm năm nói láo, có lúc nào nói thật ? Có đấy, chắc là có đấy, chỉ chưa tới thôi. Tới cái lúc đó ông sẽ vót nhọn ngòi bút đâm một nhát cuối cùng. Ong ngước nhìn và trừng mắt với trời xanh. Đúng đấy, ông sẽ đâm một nhát cuối cùng vào sự giả dối, sự trí trá, sự nói láo bao năm nay ông đã dốc hết tâm huyết cho nó. Ong bỗng thấy người phừng phừng, bao nhiêu chất chứa bấy lâu nay như sắp nổ tung.  Ong đứng bật dậy, phải viết, phải viết thôi, ngay bây giờ, ngay lúc này nếu không thì chẳng bao giờ nữa. Nhưng mà…viết cái gì nhỉ ? Viết gì cũng được nhưng mà là của ông, của chính ông chứ không phải của bất kỳ  ai khác.
Thế là ông rời ghế đá công viên, chống gậy lập cập bước về nhà. Nhà ông là một  biệt thự bề thế. Thực ra ông chưa đủ “tiêu chuẩn”  được “phân” ngôi nhà to vậy, phải lão thành cách mạng kìa. Còn ông tuy là cây đa cây đề trong làng văn nhưng xét ngạch bậc cũng chỉ tương đương Vụ trưởng , một căn hộ loại 1 là hết xuất rồi. Ây thế mà nể ông, Nhà nước cấp hẳn ngôi biệt thự lớn thế kia đủ biết ưu ái ông cỡ nào. Rồi mai kia ông nằm xuống, nhất định con phố  này sẽ mang tên ông chứ còn  ai ? Ong bấm chuông, phớt lờ con bé người làm chạy ra mở cổng tròn xoe mắt nhìn vì mọi ngày giờ này ông còn đang dạo công viên. 
Ong đi qua khu vườn  trồng toàn phong lan và cây cảnh .  Một con chim trong lồng cất tiếng hót. Ong đi qua hòn giả sơn khổng lồ có nước chảy róc rách , có ông Lã Vọng ngồi câu, có ông Khuất Nguyên đang đứng rũ bên sông và có cả bức tượng nàng tiên cá bé tí xíu đang mê mẩn  giữa biển khơi tưởng nhớ xã hội con người. Ong đi qua tất cả và bước vào phòng viết . Những kệ sách bóng loáng bên trong xếp những cuốn sách của ông, dày cộp, bọc da đỏ, in nhũ vàng nom không thua gì bộ toàn tập của Mác-Lênin . Nhà nước đã bỏ tiền ra in tất cả chỉ để phát không cho các thư viện. . Ong thờ ơ nhìn những cuốn sách đứng nghiêm, xếp hàng thẳng . Lạ thay, chúng chẳng còn gây cho ông sung sướng và tự hào như mọi ngày,  ngược lại càng lúc càng làm ông khó chịu. Và rồi ngạc nhiên chưa, ông quát lên :
”giả dối, giả dối, giả dối…”.
Một cái gì đó đâm nhói trong ngực làm ông lảo đảo. Không, không sao cả, thỉnh thoảng tim ông vẫn thế. Bốn mươi lăm năm qua  nó đã đập theo nhịp của người khác nên thỉnh thoảng vẫn nhói lên thế. Nhưng dẫu thế nào trong đời cũng cần có một lần cho nó đập theo nhịp của chính ông chứ ? Ong cố bước lại bàn viết, mở máy vi tính, kéo ghế  ngồi trước màn hình LCD trị giá 35 triệu đồng chí Bí thư  tỉnh uỷ mới tặng ông  nhân lễ thượng thọ . Thôi quên đi mọi thứ đó, tất cả chẳng là cái  gì, lúc này  ông chỉ còn nghĩ tới ông sẽ viết gì đây ? Một nỗi hối tiếc, một câu sám hối,  một lời nhắn nhủ hay một nhát bút cuối cùng ? Ông cứ ngồi như thế, rất lâu trong cái lắng im của buổi sớm mai mát mẻ, trước màu xanh ngọc của màn hình gợi nhớ bầu trời. Nào viết đi , viết gì cũng được, miễn là của chính ông. Thế rồi trong ánh sáng mờ mờ của tia nắng cố vượt  qua khe cửa, trong tiếng thánh thót của chuông đồng hồ treo tường, bất chợt ông lại thấy đau nhói ở ngực – con tim đang cố thoát khỏi nhịp đập của người khác để trở về với chính ông nhưng không thể. Đó là việc quá sức . Nó đã ngừng đập…

         

Meet AlexanderCarpenter, your October “On The Rise” YouTube Partner

Congratulations to Alex Carpenter, whose channel AlexanderCarpenter received the most votes for the October On The Rise poll, and his channel will be featured on the YouTube homepage today.

Looking for videos that draw on late ‘90s TV shows to offer suggestions for surviving the Apocalypse? Perhaps songs inspired by literature are more your style. Or maybe you’d prefer to catch Alex on tour with his band, The Remus Lupins. For these pop-culture preferences and more, Alex is here to bring you a mix of vlogs, music and entertainment.



And finally, Alex wanted to share a few of his own words on his success and gratitude for your support:
I think I have the coolest job in the world. For the past 6 years, I have gotten to play all sorts of nerdy music, travel around the world performing my songs and basically live out every geek's fantasy. Now I can add to that getting to be featured on the front page of one of the interwebs' most visited websites. My mom hasn't been this proud of me since I learned to do the Live Long and Prosper symbol with my hand. None of it would have been possible without the support of my amazing friends though, and I must take a moment to say thank you for the incredible outpouring of encouragement from those who enjoy the silly things I put out onto the internet. I owe you all a milkshake next time I see you. Thank you so much, and remember: Be Brilliant.
If you’ve enjoyed this monthly On The Rise blog series and want to see more rising YouTube partners, check out our On The Rise channel or look for our playlists on the browse page. Keep an eye out for next month’s blog post, as your channel may be the next one On The Rise!

Devon Storbeck, YouTube Partner Support, recently watched “AmgezaGautengSavingCalf_Short.”