Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011

NGHỀ ĂN THEO XÁC CHẾT (2)


             Nghề ăn theo xác chết (2)

                  (tiếp theo)                                    
         
           Hơn nửa thế kỷ sau…
            Tính từ thủa “ tranh luận văn nghệ Việt Bắc 1949” , hơn nửa thế kỷ mới có một cuộc “toàn quốc” lần thứ 2 gọi là  Hội nghị lý luận phê bình văn học của Hội Nhà văn Việt Nam họp tại Tam Đảo từ ngày 14-8 đến ngày 15-8-03.
        Vì sao phải họp ? Họp những ai và để làm gì ?
       Cứ theo như lời Tiến sĩ “hữu nghị” Nguyễn thị Minh Thái phát biểu ở Hội nghị thì “Cấp báo, cấp báo, trong 16.000 bài thi văn vào các trường đại học Hà Nội chỉ có …1 bài được điểm 9, còn  hàng ngàn bài khác càng đọc càng thấy …rùng rợn”.
         Quả rùng rợn thật. Một bài thi phân tích câu “ sông dài, trời rộng, bến cô liêu”, có thí sinh tán rằng :” Ở cái bến sông kia, có một cô gái tên Liêu theo trai, chửa hoang, bị cho rớt “cái bịch”, phải tự tử. Từ đó người ta đặt tên bến sông đó là…bến cô Liêu…”.
Hại thay cái kiểu “tư duy phân tích bến cô Liêu” như vậy lại phổ biến, rất phổ biến mới chết chớ.
      Vậy thì Hội nghị LLBP VH toàn quốc nhằm nâng cao kiến thức văn học cho học sinh ?
     Không hẳn thế, bởi nhà thơ Phạm Tiến Duật cũng đăng đàn nói rằng :
” Chúng ta đang ở trên núi cao, càng cao không khí càng loãng, càng có dịp cho chúng ta nhìn lại chính mình…”.
     Vậy là Hội nghị sẽ kiểm thảo các quý vị có dính dáng tới “lý luận phê bình ?
    Cũng không phải nốt, thôi thì đành nghe theo Ban tổ chức :
” Hội nghị này nhằm tổng kết đánh giá những thành tích, ưu khuyết điểûm trong chặng đường vừa qua của ngành LLPB VH, từ đó thúc đẩy những bước mới đi lên đầy hứa hẹn…”
    Câu văn này có thể dùng làm “câu mẫu” cho tất cả các Ban tổ chức các Hội nghị cấp toàn quốc từ Hội nghị xoá nạn mù chữ, Hội nghị chống muỗi sốt rét…cho tới Hội nghị nuôi trồng thuỷ sản , Hội nghị xây dựng gia đình văn hoá mới ở tổ dân phố….
    Vậy thì đành phải hiểu là từ trên núi cao, quý vị đại biểu sẽ dễ dàng nhìn xuống bức dư đồ rách của nền văn học Việt Nam, đặc biệt là vùng chuyên canh “lý luận và phê bình”.
Chẳng hiểu có phải vì văn học VN đang ốm nặng, cả chục năm nay Đảng và Nhà nước chi cho cả vài chục tỉ đồng, vẫn chưa thấy xuất hiện tác phẩm nào “ngang tầm thời đại”, sách báo ra cả tấn mà chẳng thấy cuốn nào “ đáng mặt văn chương”, ngay đến nhà nghiên cứu Nguyễn Thiện Đạo , ngàn trùng xa cách mãi tận bên… thủ đô nước Pháp ( Paris) cũng phải than thở  :” đọc truyện Việt Nam thấy cứ như là có …mỗi một người viết” !
Tuy nhiên cũng có người cho rằng  tiền Đảng chi cho Hội nhà văn VN trong năm 2003 còn dư nhiều quá, nếu không chi hết thì Bộ tài chính nó “cắt” nên  cuối năm bận rộn thế mà tự dưng  Hội lại đứng ra tổ chức cuộc họp đông tới hơn 200 nhà phê bình lý luận cũng vào tiết thu, chỉ khác trước ở chỗ không họp “dưới chân núi” mà lại kéo nhau lên đỉnh Tam Đảo ! Có lẽ từ ngày lập nước, chưa có cuộc “bắt mạch kê đơn” cho  “nền văn học cách mạng” nào lại rầm rộ, đồ sộ đếùn thế.
               Để ngăn ngừa các vị “lang băm” đến phá thối, đồng chí Tổng thư ký Hữu Thỉnh đã gạt ra khỏi danh sách mời tất cả những  thày lang nào “bảng hiệu chưa đăng ký”, hoặc coi giò coi cẳng thấy bốc mùi “tà khí”.
Rào chắn kỹ càng như vậy mà vẫn chẳng mời được đồng chí Trưởng Ban tư tưởng Nguyễn Khoa Điềm, nhân vật sô 1 trong nền văn hoá văn nghệ cách mạng VN đến dự, chẳng hiểu có phải do đồng chí ấy bận công việc lãnh đạo hay là do cẩn thận tránh xa những nơi có thể xuất hiện lắm anh Chí Phèo chuyên đánh võ mồm dễ xúc phạm  uy tín lãnh đạo.
            L mt điu, trước cuc Hi ngh, các thày đã thi nhau “bc thuc kê đơn” trên…báo Văn Ngh. Chng hn như “thày” Đỗ Văn Khang bt mch rng :
“văn học VN sau thời kỳ lấy phương pháp hiện thực Xã hội chủ nghĩa làm phương pháp sáng tác chính  thì đến nay vẫn chưa xác định được phương pháp sáng tác chủ yếu cho văn học đương đại…”  
và thày kê đơn rằng :
”phương pháp sáng tác văn học sáng giá nhất hiện nay là phương pháp …phản tỉnh”.
 Úi  cha, phản tỉnh cái gì ? Thày xui các nhà văn “phản tỉnh” các thứ do Đảng đã dày công giáo dục dậy dỗ các nhà văn VN chăng ? Thưa không, thày chỉ phán  mơ hồ rằng :
Văn chương phản tỉnh là văn chương của chiều sâu nhân văn- văn chương khám phá nghịch lý để soi sáng thuận lý- văn chương minh triết…”.
Mô Phật, thày kê đơn vậy thì đến chính thày cũng chẳng biết đằng mù nào mà bốc thuốc. Rồi các thày khác cũng đua nhau nhảy lên báo Văn Nghệ “bắt mạch kê đơn” cho nền  văn chương VN, ấy thế mà khi tới phó hội Diên Hồng trên đỉnh núi Tam Đảo, các thày lại quay sang “bốc thuốc” cho nhau chứ chẳng ngó ngàng gì tới con bệnh “thập tử  nhất sinh” đang nằm đó.
        Thày Vũ Quần Phương đã chuẩn bị sẵn một bài “bắt mạch, kê đơn” nhưng rồi thấy các thày kia cứ túm tụm nhau vào nhỏ to, chẳng ai chú ý đến bài soạn sẵn của thày nên thày đành xếp nó vào túi và quay sang phàn nàn về những chuyện bê bối ở Ban chấp hành Hội Nhà văn trong những chuyện “chẳng văn chương tí nào” như chia chác nhau giải thưởng, móc ngoặc kết nạp hội viên, hoặc thái độ trịch thượng không nên có của một vài nhà phê bình vốn là giáo sư đại học.
Thày Trần Mạnh Hảo vốn đang nổi tiếng về sự “bặm trợn” mà vẫn dồi dào tính Đảng, ca cẩm về  "một niềm vui, một nỗi buồn và một nửa niềm hy vọng" của cái nghề lang băm của thày.
Thày Nguyễn Duy Bắc phê các đồng nghiệp rằng :
thay vì tập trung phân tích đánh giá văn học từ đổi mới đến nay, hoạt động phê bình trên báo chí văn học hầu như lại tập trung phê bình sự phê bình …cho sách giáo khoa ngữ văn" . 
Thày Hoàng Minh Châu trách khéo hai thày Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ lăm le bỏ nghề bốc thuốc để chuyển sang nghề “làm thơ” với “làm nhạc” bỏ trống trận địa kiểm soát văn học.
Thày Phạm Xuân Nguyên bộc bạch 3 cái sợ của người hành nghề :sợ những lý luận quá cũ; sợ những thứ kê đơn bắt mạch chẳng có “ lý luận gì hết trơn”; sợ thứ lang y chỉ thăm bệnh bằng “chính trị” chứ không tuân thủ y thuật.
Bà lang trẻ Nguyễn thị Minh Thái thì chửi cả làng :
Các anh đang hành nghề một cách thiếu…triết học…” .
Ui da da…triết học Mác Lê bấy năm nay đã đầy đầu các thày rồi, giờ vẫn còn đòi …triết học nữa thì thử hỏi nhét nó vào đâu. Lại có thày la lối rằng đã xuất hiện tình trạng đá lộn sân “ làm thơ thì chỉ biết làm thơ thôi chớ, nhảy sang phê bình văn học làm  chi ?”. Chắc thày muốn móc máy hai nhà thơ Trần Mạnh Hảo và Trần Đăng Khoa cớ sao lại mò tới tranh ăn, tranh nói ở cái  Hội nghị chỉ giành cho các thày lang phê bình này.
         “ Nghịch lý “ là vậy, 200 thày tụ họp bắt mạch kê đơn cho văn học VN mà cấm thấy ngó ngàng tới con bệnh, chỉ thấy cấu chí, xỏ xiên, móc máy lẫn nhau chẳng cần góp phần cho “Hội nghị đã thành công tốt đẹp” như lời tổng kết của Tổng thư ký Hội nhà văn Hữu Thỉnh.

                              (còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét